ĐẠT
MA DỊCH CÂN KINH
Năm 917 (sau Công nguyên) Đạt Ma
Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và
truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn - Hà Nam - Trung Quốc. Xây dựng chùa Thiếu
Lâm. Có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo nay đem một tín
ngưỡng mới đi tuyên truyền, có khi trái với tín ngưỡng cũ nhân dân đỡ xảy ra
xung đột nên cho đệ tử Chùa Thiếu Lâm vừa học lý thuyết Phật giáo, vừa phải
luyện võ để tự vệ (một phái võ Thiếu Lâm vẫn tồn tại đến ngày nay).
Nhiều người xin nhập môn, nhưng thể lực kém
không luyện võ được. Tổ sư truyền dạy một phương pháp luyện tập tên gọi là "Đạt
Ma Dịch Cân Kinh" để chuyển biến thể lực của các đệ tử từ yếu thành
khỏe.
Cách tập đơn giản, nhưng hiệu lực lớn, vì
tiêu trừ được bệnh. Yếu thì không chứng nọ cũng tật kia, khỏe là đã hết bệnh.
Ngày nay, người ta nghiên cứu lại phương
pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi. Và bây giờ người ta lại áp dụng lý thuyết
"khí huyết" của Đông y để chứng minh.
Tình trạng sức khỏe của con người liên quan
chặt chẽ với "khí huyết" của họ. Về "huyết" thì rất rõ ràng
và dễ hiểu vì ta nhìn thấy được.
Nhưng trong Đông y: cái gọi là
"huyết" thì chúng ta không thể tách rời và hạn chế từng mặt. Nếu như
máu loãng hay đặc, hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào... để mà nghiên
cứu. Họ dùng cách nhìn toàn diện của quá trình sinh lý và quá rình tuần hoàn
của huyết mà xem xét.
Lý luận Đông y có triết lý vững vàng. Nó mang tính chất khái
quát rất cao, khi nó nêu vấn đề "khí huyết" thì tất nhiên không cô
lập, như lấy một giọt máu không sức sống hoặc một bầu máu tách rời cơ thể, mà
là cần phân tích đến trạng thái vận động, quá trình sinh lý và các mối quan hệ
khác.
Vì "khí" cũng vậy, hào khí (là
khí của người hào hiệp) không hề lay động khi đã quyết định, người xem tướng
giỏi là người ranh xem khí. Sắc là do thiên vị "khí" (prana) có trong
khí trời, vị không rải ra khắp cơ thể được nên mới sinh bệnh.
Cho nên các "khí" của Đông y
không bác bỏ cái khí trong không khí mà nó mang lại một nội dung có tính khái
quát rộng lớn hơn.