nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Trường Sinh Học

 Bài chép  của Thái Văn Hà.
PHẦN II. THIỀN NHÂN ĐIỆN HAY CÒN GỌI LÀ TRƯỜNG SINH HỌC
Lịch sử môn học
Người sáng lập: DASIRA NARADA (24/10/1846-1924)
Người khai sáng môn học này là một tiến sĩ triết học người Srilanka. Ông sinh vào ngày 24 tháng 10 năm 1846 tại thành phố Colombo, trong một gia đình quyền chức. Thân phụ là người Tích Lan mang dòng máu Bombay tên Ajita Narada, là một viên chức ngoại giao tính tình nghiêm nghị. Thân mẫu là người Ceylon, là một phật tử thuần tánh, đầy đủ đức tính của người phụ nữ Á Châu. Được sự phối hợp của hai dòng máu đã mang lại cho Đức Sư Tổ Dasira Narada một sắc mạo trắng hồng và một tâm hồn thanh cao. Tuy là người con trai duy nhất, là niềm hy vọng của gia đình, cho dù thân phụ Ngài vẫn mong muốn Ngài theo đuổi học trình ngoại giao, công pháp quốc tế, nhưng không vì thế mà Ngài bỏ ý định tìm đường hướng thượng, vì thế Ngài ghi danh học môn Triết học Đông Phương tại đại học Nalanda. Năm 25 tuổi, Ngài đã đậu bằng tiến sĩ
Triết học Đông Phương. Chính môn học này đã giúp cho Ngài có một sự hiểu biết sâu sắc về kiếp người vô thường. Vốn sẵn tình thương và ý chí hướng thượng, cộng vào sự am hiểu về Triết học đã làm động lực thúc đẩy Ngài tìm đường giải thoát cho mình và cho nhân loại. Năm 42 tuổi, khi cha qua đời, Ngài được chính quyền Tích Lan mời tham gia quốc sự thay thế cha. Với sự tận tụy và năng nổ sâu sắc, Ngài đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho bộ ngoại giao Tích Lan. Thành tích đó đã mở một con đường tiến thân đầy danh vọng tươi sáng cho bản thân Ngài. Sau năm năm, đột nhiên Ngài từ chức, rời bỏ địa vị mà bao nhiêu người mong muốn. Trên thân một mảnh y bạc màu, trong tay một chiếc gậy thô sơ, Ngài đã lặng lẽ ra đi tìm đường tu luyện. Ngài đặt chân lên dãy Hy Mã Lạp Sơn để ẩn tu. Sau 18 năm tu tập, Ngài đã chứng đắc trí đạt thông, tự khai mở được những cánh cửa luân xa, tiếp nhận vũ trụ tuyến vào thân thể. Điều quan trọng là Ngài đã tư duy ra phương pháp đặc biệt để khai mở luân xa cho người khác, mà không cần họ phải trải qua nhiều năm công phu khổ luyện như Ngài. Ngài Dasira Narada chỉ có một học trò duy nhất, người học trò này trùng tên Narada, nhưng là người Ấn Độ, nhưng trước khi dùng chìa khóa, phương pháp của mình để khai mở Luân xa cho người học trò thì ông bắt người học trò của mình đi vào trong cái hang động mà cách đó 18 năm chính mình đã ngồi và tự tu luyện,và ông thầy đã cho người học trò ngồi đó để tự tu luyện. 18 năm sau, ngài quay trở lại tìm học trò của mình. Thấy người học trò của mình vẫn chưa tự khai mở được Luân xa thì ngài mới chủ động truyền thụ kinh nghiệm và tuyệt học lại cho người này và dặn rằng: hãy đem pháp môn này phổ biến cho mọi người rồi kể từ đó không ai còn biết tung tích ngài đâu nữa. 2.1. Truyền nhân thứ 1, duy nhất: NARADA MAHATHERA (14/7/1898 – 2/10/1983) Năm 18 tuổi, Tổ thứ 2 được đệ nhất Sư Tổ truyền dạy pháp môn NHÂN ĐIỆN để nối tiếp sứ mạng dạy cho hậu thế. Đệ nhị sư tổ có duyên với nước VN Ngài đã sang VN nhiều lần để hoằng pháp và có tặng cho chính phủ VN một cây Bồ Đề. Ngài viên tịch 1983, hưởng thọ 85 tuổi. Rồi vào năm 1972, do nhân duyên ông Narada người Ấn Độ (và sau này những người học trò đều coi vị đó là vị tổ thứ 2 của môn học ) xuất hiện tại Sài Gòn và đem phương pháp này ra truyền cho một số đệ tử, thực tế có 5 người Việt Nam, từ năm 1972 cho đến năm 1974 thì ông tổ đời thứ 2 mới truyền lại tất cả vốn luyến quý báu cho 5 người Việt Nam. Trong đó có 4 người là nam và 1 người là nữ. Người nổi tiếng nhất có thể xem là ông Lương Minh Đáng. 2.2. Một trong những truyền nhân đời thứ 2: HUỲNH CÔNG TRẠNG, LƯƠNG MINH ĐÁNG (1942-12/08/2007)… Năm 1972, Dr Lương Minh Đáng có nhân duyên được tổ đời thứ 2 truyền cho phương pháp và tuyệt học nhân điện. Ông là một khuôn mặt nổi tiếng và được nhiều người biết đến trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại – chuyên về khoa chữa trị bằng Nhân Điện. Theo ông Đáng từ năm 1989: “trong 13 năm qua, đã có trên 30 triệu người trên thế giới được Nhân điện chữa lành nhiều chứng bệnh và hiện nay có trên 2 triệu học viên Nhân điện khắp năm châu để phục vụ miễn phí cho bất kỳ ai cần đến”. Theo một số môn sinh của thầy Đáng cho rằng ông Đáng mang ý chí của các vị tổ đời trước, và là người có công lớn trong việc giới thiệu môn học này ra thế giới. Tuy nhiên, nhân điện của thầy Đáng đã có những sự thay đổi nhất định như một quy luật kế thừa, cách tân và đào thải. Ông Đáng có thu học phí và các cấp học trải từ sơ cấp – cao cấp đến 20 lớp và còn bổ túc thêm. Ông cũng có những bài giảng mà các môn sinh của ông cho là “ý chí thượng đế” cũng như việc phát triển mô hình Kim Tự Tháp năng lượng. Mặc dù phái Nhân Điện của ông ngày càng phát triển và có hàng chục ngàn môn sinh (đã được ông mở Luân Xa để học Nhân Điện) trên toàn thế giới, nhưng cá nhân ông cũng gặp nhiều trở ngại đối với các cơ quan y tế và chính quyền địa phương. Đặc biệt là việc thu học phí cao ở mỗi cấp học khiến cho người nghèo ít có cơ hội học tập, ứng dụng. 2.3. Truyền nhân thế hệ thứ 3: Trần Văn Mai, Nguyễn Xuân Điều … Cho đến thời điểm này (2014) Có thể nói, ở Việt Nam, môn Trường Sinh Học do chú Trần Văn Mai thành lập và phát triển ở Bình Dương có quy mô lan rộng và tầm ảnh hưởng tương đối lớn ở nước ta. Học trò chú Mai có rất nhiều, trong đó có cô Hồ Thị Thu người Bình Định khá nổi tiếng về khả năng chữa bệnh bằng năng lượng và khai mở luân xa cho bệnh nhân. Theo chú Mai, môn học TSH này được chia làm 7 cấp. Chú trọng chữa bệnh về thân ở các cấp 1, 2, 3 và chú trọng phát triển tâm linh ở các cấp sau. Còn chú Điều ở Hà Nội cũng sử dụng phương pháp này để trị bệnh cho bệnh nhân và cũng gây tiếng vang uy tín trong giới TSH và xã hội.
2.4. Truyền nhân thế hệ thứ 4: Học viên được nhận chìa khóa, trách nhiệm khai mở luân xa là môn sinh của thầy Đáng, thầy Mai, thầy Điều…
2.5. Truyền nhân thế hệ thứ 5: Là môn sinh của cả hai môn học: Nhánh Nhân điện – tiền bối Lương Minh Đáng và nhánh TSH của tiền bối Trần Văn Mai. Sau khi thâm nhập sâu vào môn học đã nắm bắt được những nền tảng xương sống, cốt tủy của môn học. Trực tiếp nhận chìa khóa, phương pháp khai mở luân xa từ nhánh nhân điện và nhận thông tin tâm thức của nhánh TSH. Đã rút ra những bài học và phương thức Thiền mang tính kế thừa và phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Vì lợi ích của đại chúng. Môn học mang tên TRƯỜNG SINH HỌC (thế hệ thứ 5). Sự phát triển này dựa trên 5 nền tảng khác biệt cơ bản mang tính dung hòa hai nhánh TSH trên: Điểm giống nhau là. Đều khai mở luân xa trị bệnh tập trung cho bệnh nhân, đặt tình thương trên ích kỷ, phụ bệnh theo nền tảng cơ bản. Không lạm dụng trị bệnh từ xa, không tuyên truyền quảng bá. Không bài xích bất kỳ một pháp môn thiền nào. Không tuyệt đối hóa thiền trị bệnh mà bỏ qua thành quả cực kỳ tiến bộ của Y học hạt nhân, y học cổ truyền. Trau dồi kiến thức y học hiện đại, nhận thức được căn bệnh nào cần phải có sự can thiệp kịp thời từ Tây y và nhận thức rõ căn bệnh nào có thể kiên trì điều trị bằng năng lượng sinh học. 1. Không thần bí hóa, cao siêu hóa môn học, truyền thụ một cách tùy duyên, tùy cơ địa của từng người. Bài học đầu tiên trong trị bệnh bằng TSH là chữ Nhẫn và Niềm tin. 2. Thời gian và cách thức thiền để thu năng lượng linh động, tùy vào nhu cầu mỗi người mà ngồi cho phù hợp. 3. Dùng luân xa 4-4’ và 6-6’ làm trạm phát năng lượng trị bệnh về tâm, dùng luân xa 5-5’, 7- 1 trị thương tổn về thân. 4. Cách đặt tay phụ bệnh áp dụng phương pháp TSH nhánh thầy Mai. Chỉ cung cấp một tài liệu duy nhất cho các cấp học. Việc tham khảo thêm là do tự tâm. 5. Từ cấp học thứ 5, có những yêu cầu tâm lý, nhân cách cao hơn từ phía người học, không rập khuôn, cứng nhắc. (Có thể nói phương pháp này 6/10 theo tinh thần TSH nhánh chú Mai. 2/10 theo trường sinh học nhân điện nhánh thầy Đáng. 2/10 theo tinh thần Nho – Phật – Lão).
2.6. So Sánh Bởi là thế hệ sinh sau, chúng tôi chỉ có cơ hội tiếp cận và học môn học này từ những học trò của các vị nói trên. Trên tinh thần khách quan. Tôi nhận thấy những vấn đề sau đối với nhánh TSH- Nhân điện của ông Lương Minh Đáng và chú Trần Văn Mai. Ưu điểm: Cả hai nhánh đều là sự kế thừa tinh thần của tổ sư Dasira Narada chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, năng lượng tình thương bằng cách khai mở các luân xa để trị bệnh, phụ bệnh và khai sáng tâm linh cho đại chúng. Cả hai nhánh đều coi tổ sư Dasira là người khai sáng. Nhưng bên Nhân điện của ông Đáng thì chỉ cho học viên ngồi thiền từ 5 phút đến tối đa là 30 phút. Nghĩa là hạn chế thời gian thiền để làm việc khác có ích hơn (theo ý là trong thời buổi hiện đại phải có những thay đổi phù hợp). Bên cạnh đó, nhân điện nhánh này có ưu điểm là nhân rộng ở hải ngoại, và được quốc tế hóa. Ngược lại, nhánh TSH của thầy Mai, thầy Điều lại khuyến khích ngồi nhiều hơn, tốt nhất là 60 phút trong một lần ngồi, nếu có điều kiện thì ngồi 3 lần một ngày: sáng – trưa – tối và mang tính chất nội địa, chưa nhân rộng được ra thế giới.
Khuyết điểm: - Nhánh thầy Đáng, tốn học phí cao, người nghèo không có nhân duyên. Học viên tiếp thu với tinh thần “thượng đế” tất có mặt lợi và hại. - Nhánh thầy Mai, thầy Điều có tiếng vang lớn trong nước, miễn phí, đóng vai trò đắc lực và nhân đạo cho tất cả mọi người có nhân duyên theo học và duy trì. Lưu ý: Phàm việc gì trong xã hội đều có quy luật riêng, vật cùng tắc phản, có những bài học thuận duyên và nghịch duyên khiến cho môn học này còn thăng trầm khi tìm cho mình một vị trí xứng đáng để được toàn xã hội và chính quyền công nhận. Đắc Lắc có thể xem là một vùng đất lành cho môn học này. Tuy thế, cần phải khẳng định đây không phải là tôn giáo, đây là một môn học dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, không lôi kéo tín đồ, nó hoàn toàn phi chính trị và xa lạ với pháp luân công do Lí Hồng Chí khởi xướng ở Trung Quốc. Có thể nói. Từ năm 1989 thì môn học này bắt đầu được phổ biến rộng rãi ra khắp thế giới. Cũng vào năm này, Viện Nghiên Cứu Năng Lực Vũ Trụ Quốc Tế đầu tiên ra đời và đây cũng là nền móng cho môn học Trường Sinh Học Nhân Điện hoạt động mạnh. Đến nay có rất nhiều quốc gia đã có trung tâm nghiên cứu năng lượng quốc tế và hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới. Đầu năm 1990 thì môn học này thực sự trở lại Việt Nam và được phổ biến rộng rãi cho tới ngày nay. Đến thời điểm năm 2014 đã có hàng trăm ngàn người theo học với những kết quả trị bệnh tương đối khả quan. Tiêu biểu là sự kiện thành lập Hội Tâm Năng Dưỡng Sinh tỉnh Đắc Lắc. Theo Quyết định số 2358/Qđ-UBND ngày 21/10/2005 của UBND. Trụ sở: Số 48/12 Nguyễn Công Trứ, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Cuối năm 2013, tại Cẩm Khê, Phú Thọ đã khánh thành một trường lực TSH lớn nhất cả nước. Là điểm tu học cho rất nhiều học viên nhân điện khắp mọi nơi. Thế hệ học viên được trao chìa khóa khai mở luân xa theo nhánh của thầy Trần Văn Mai tương đối nhiều và uy tín cao. PHẦN III. PHƯƠNG THỨC TẬP THIỀN TSH 3.1. Không gian Thiền a. Vị trí: Chọn nơi yên tĩnh, không ai làm phiền hoặc không làm phiền ai (ngồi trệt chứ không ngồi lên giường, tránh ngồi trong phòng riêng của hai vợ chồng, nếu không còn chồng hoặc vợ thì được). b. Tư thế: Có 3 dạng tư thế gồm: đứng, nằm, ngồi, đi. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất là nên ngồi. Khóa chân tay theo tư thế kiết già, bán già, xếp bằng hoặc duỗi thẳng hai chân sao cho thoải mái nhất. Khi luân xa được mở 100% thì có thể đi thiền, đứng thiền, mở mắt thiền. Đối với người khỏe mạnh thì không nên ngồi quá nhiều. Đối với người bệnh nặng thì ngồi càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên không được bỏ tập 1 ngày (nếu không ngồi được thì tập luân xa trong 3-5 phút). - Ngồi Ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh lại, chân phải đặt lên chân trái (kiết tường) hoặc trái đặt lên phải (hàng phục yêu ma). Lòng bàn chân hướng lên trời, hoặc không bị bít kín bởi vật cản như mặt đất, vách tường. Trường hợp các cụ già không khoanh chân được thì duỗi chân hoặc ngồi tư thế thoải mái nhất, hai tay đặt lên hai đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trời. - Nằm Nằm nghiêng, hai tay ngửa lên trên, hít mũi thở miệng 3 lần rồi thu năng lượng, nhớ xoa tay kết thúc. - Đứng Tựa vai vào tường, buông thõng hai tay, mở mắt sau đó hít mũi thở miệng ba lần rồi nhắm mắt lại thu năng lượng. 3.2. Chuẩn bị “Tâm sạch” để thiền Khi thiền nên để tâm yên ổn. Tấm lòng rộng mở, tình thương nhiều thì năng lượng trị bệnh rất tốt. Nếu sống ích kỷ, ngạo mạn hay vụ lợi thì sẽ không có kết quả cao. Ai bệnh nhẹ thì ngồi 2 lần một ngày, không có bệnh thì ngồi để giữ luân xa. Ai bệnh nặng hơn thì số lần ngồi nhiều hơn, thời gian cho mỗi lần ngồi cũng nên đầu tư nhiều hơn. Những ai mới tập nên điều chỉnh thời gian từ từ cho phù hợp sức chịu đựng. Không nôn nóng, vội vã mà “chữa lợn lành thành lợn què”. Không ngồi thiền để mong cầu thần thông, khai mở luân xa 1 hay con mắt thứ 3. Năng lượng vũ trụ chỉ có thể thu được một cách hiệu quả khi hành giả có tâm thanh tĩnh, không bị động tâm. Nhưng năng lượng để phụ bệnh cho người khác thì lại kén chọn những người có tâm quảng đại bác ái, từ bi thương người và muôn loài chúng sinh. Bởi vậy chúng ta muốn bệnh tật hoàn toàn tiêu tán phải ghi nhớ một điều rằng, bản thân phải biết làm điều thiện, không tham lam ích kỷ cá nhân, không nóng giận với người với việc. Khi phụ bệnh cho người khác phải yêu thương người khác hơn bản thân mình thì bệnh mới mau khỏi. Về việc tạo thiện nghiệp, thì nên bố thí cho kẻ nghèo khó đói rách, tính khí phải điềm đạm hòa nhã…Bản thân luôn tâm niệm mình là một thánh hiền. Từ đó lời ăn tiếng nói và hành động sẽ dần thay đổi giống như thánh hiền. Lúc này các Đại huyệt (luân xa) sẽ hoạt động tích cực để cho năng lượng tràn ngập cơ thể, bệnh tật và các nghiệp chướng sẽ được hóa giải, ta sẽ cảm nhận một cuộc sống trọn vẹn an vui. Cần nhớ (1) Khi ngồi thiền mà tâm động : Thì nín thở ngay lúc đó. Ví dụ, đang ngồi thiền đứa cháu chạy đến gọi thì nín thở (vẫn nhắm mắt) xua tay ra hiệu cho cháu đừng làm phiền, có mèo chó đến bên cạnh thì kệ nó, nếu có ruồi nhặng bấu vào thì cũng mặc kệ (nên tạo khâu chuẩn bị cho chu đáo như ngồi trong màn hoặc bôi thuốc xua muỗi…). (2) Khiêng cữ: - Uống rượu trước khi ngồi thiền hoặc phụ bệnh cho người khác. - Thiền trong phòng 2 vợ chồng và để cấp thấp phụ cho mình. - Ngạo mạn bắt người khác gọi là thầy - Đặt vấn đề (vật chất và tinh thần) để kiếm lợi từ bệnh nhân - Không được ích kỷ, tình thương phải luôn luôn lớn. Không phân biệt kẻ này người khác. Tuy nhiên phải biết công lực của mình đến đâu có thể dứt nghiệp cho kẻ khác hay không. Cẩn trọng kẻo hại chính mình. 3.2. Phương thức thu năng lượng Khi chuẩn bị xong khâu thứ nhất, thả lỏng cơ thể. - Mở mắt rồi hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng 3 lần (hít sâu, chậm, nhẹ nhàng). Nhắm mắt, hơi mỉm cười, thả lỏng lúc nhập thiền. Bắt đầu thiền cho đến khi nào muốn xả thì mở mắt ra. - Hít bằng mũi, thở bằng miệng 3 lần. Xoa hai tay vào nhau để kết thúc môn học. Nếu ai không giữ được tâm yên lặng thì đọc thầm câu “ Tôi đang nhận khí đây ” và cảm tưởng rằng sấm sét và tia chớp của ánh sáng từ trên trời đang truyền vào Luân xa 7, Luân xa 5. Lúc này sẽ cảm nhận được năng lượng của vũ trụ đang truyền vào cơ thể khiến cơ thể xoay chuyển, thấy nóng, giật ở đầu ngón tay và toàn thân. Tùy vào cơ địa mà có người thấy nóng, người thấy lạnh, người thì thấy mát, người khác lại thấy như có kiến bò,… Nên buông lỏng cơ thể một cách tự nhiên. Lưu ý: Khi thấy cơ thể xoay chuyển nhẹ thì cứ để tự nhiên không kìm hãm lại. Nhưng cũng không nên dùng ý chí để quay theo vòng quay của năng lượng. Vì như vậy cơ thể sẽ tạo rung động mạnh hơn sinh tâm hướng ngoại, sinh nhiễu sóng. 3.3. Cảm giác khi thu năng lượng Cơ thể như nóng lên, như có muỗi chích toàn thân, hoặc ngàn kim đâm, như có một luồng khí chạy rần rật trong cơ thể... Mỗi người có một phản ứng riêng. Trong khi ngồi thiền nếu thấy xuất hiện nhiều hiện tượng, sự việc trong đời sống hiện lên khó tập trung như: việc làm thường nhật, hào quang, Tiên Phật hay Ma Qủy xuất hiện thì mặc kệ. Lắng nghe các luân xa, tập trung thu năng lượng. 3.4. Thời gian Thiền Chúng ta phải ngồi thiền như vậy với thời gian ít nhất là 30 phút cho mỗi lần tập. Đối với thiền phụ bệnh cho người khác thì nên ngồi nhiều hơn để tích thêm năng lượng. Đặc biệt ở cấp độ mới khai mở luân xa, nên ngồi thiền đều đặn trong một khung thời gian nhất định trong ngày và liên tục theo tuần. 3.5. Xả thiền – Kết thúc buổi tập Sau khi thu năng lượng xong thực hiện 3 điều: - Mở mắt, sau đó hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng 3 lần (sâu và chậm). - Đưa hai lòng bàn tay ốp vào nhau xoa đi xoa lại 3 vòng trở lên để cân bằng năng lượng. - Xoa bóp bằng năng lượng chỗ đau mỏi, bệnh tật ngoài luân xa. 3.6. Xả trược Trong quá trình thiền trị bệnh hoặc trong cuộc sống hiện đại thường phải tiếp xúc với những nguồn năng lượng và bức xạ có hại. Nếu chưa có lớp áo năng lượng mạnh thì chúng ta sẽ dễ bị nhiễm trược. Không chỉ thế khi mở lớp, khai mở luân xa, phụ bệnh cho nhiều người chúng ta dễ bị nghiệp bệnh của họ ảnh hưởng. Cũng dẫn đến trược. Cũng có khi ta mắc phải 6 điều kiêng trong môn học thì năng lượng của chúng ta không được tốt nữa. Do đó cần xám hối và xả trược. 3.7. Khi phụ bệnh có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn Nguyên do là căn bệnh và nghiệp này được nhận diện và chúng ta được cơ thể thông báo sớm hơn trước đây để chúng ta tìm cách đối phó. Hành giả cứ yên tâm thiền tốt và tăng thời gian cho những lần thiền sau đó. 3.8. Bài học khiêm tốn - Đối với bản thân: thì phải tin lời của Tiền bối, Minh sư nếu như không tìm thấy điều nghi ngờ để phủ định nhân cách của họ. Tin tưởng vào bản thân mình, tin tưởng vào Tổ sư Dasira Narada. Vĩnh viễn không đọa vào đường ác. - Đối với người khác: Đừng bao giờ cho rằng mình học được môn học này mà nghĩ mình cao cấp hơn người không học. Đừng quan tâm đế các cấp học. Phải tự thắp sáng cho mình vì nếu chỉ chờ người khác thắp sáng thì như “đèn ra trước gió”. - Đối với bệnh nhân của mình: phải nhớ bài học về chiếc công tắc điện. Khi phụ bệnh cho người khác thì ta đóng vai một chiếc công tắc trung gian – kết nối năng lượng sinh học từ vũ trụ đến cơ thể mình rồi truyền cho bệnh nhân. Do đó không ngạo mạn, ví như một bác sĩ giỏi cũng chẳng có khả năng chữa bệnh mà chỉ có thuốc mà Bác sĩ kê đơn mới chữa được bệnh. Chỉ nên phụ cho người cầu mình giúp, tin mình có thể giúp. Phụ bệnh cho người già, trẻ em dưới 12 tuổi nếu thấy cần thiết. Cấp cứu thì tùy duyên. Những trường hợp biết là không cứu được, nếu được nhờ cậy thì nói với bệnh nhân và người nhà rằng: Tôi cầu những điều tốt lành và nhiệm màu sẽ đến với anh: (tên của nạn nhân). Sau đó đặt tay vào luân xa 7 rồi khuyên họ hướng thượng mà tu học

 Sống khỏe
Trường Sinh Học
Đạt ma dịch cân kinh
Bài Thuốc Quý Hơn Vàng 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter