nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

Thế giới-Việt nam

Biển đông-hoàng sa-Trường sa
Tại sao Trung quốc rút dàn khoan
Đường lưỡi bò


Hồ Đức Việt
Anh Hồ Đức Việt là một chính khách Việt Nam. Anh từng là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn THCS HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Anh sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.
Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, anh có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".
Năm 1965, Anh Hồ ĐứcViệt được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Anh được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
Năm 1975, anh về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, anh được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ.
Đầu năm 1980, anh được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, anh được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.
Năm 1983, anh Hồ Đức Việt về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, đã trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, anh được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
Năm 1996, anh được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Năm 1998, anh được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, anh còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Năm 2002, anh là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tháng 4 năm 2006, anh tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, anh được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần ười.Đình Hoan). Từ tháng 8 năm 2006, anh được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12-19/01/2011), anh không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế nhiệm ông trong chức Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương là ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.
Anh Hồ Đức Việt là người luôn gần gũi với bạn bè từ lúc thiếu thời,khi học phổ thông,kể cả khi trở thành người lãnh đạo của đoàn,đảng.Rất quần chúng.Không quan cách.Tôn trọng bạn bè. Dễ gần. Riêng điều này đã làm anh trở thành người đặc biệt.Anh ra đi vĩnh hằng nhưng luôn để lại muôn vàn tình thương mến cho bạn bè,mọi người.
Xin dâng nén hương kính viếng hương hồn Anh Hồ Đức Việt an giấc ngàn thu





"Đường lưỡi bò"

BienDong.Net
Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ 'đường lưỡi bò'
Thứ sáu, 17 Tháng 5 2013 09:22
Email In PDF.

BienDong.Net: Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có lương tri, thức thời ở Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ yêu sách ngang ngược, vô lý của chính phủ họ về cái gọi là “đường chín đoạn”.

Mới đây nhất, ngày 30/4, một học giả Trung Quốc lấy bút danh là Lý Oa Đằng đăng trên Sina, diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc, bài viết “Cửu đoạn tuyến đích tồn phế” (Đường chín đoạn, giữ lại hay xóa bỏ). Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của bạn đọc và được đăng lại trên nhiều trang mạng cá nhân, trong đó có học giả Trung Quốc nổi tiếng Lý Lệnh Hoa.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Khi đăng lại bài này, ông Lý Lệnh Hoa bày tỏ trong lời giới thiệu: “Bài viết của ông Lý Oa Đằng rất đáng coi trọng. 'Đường chín đoạn' do nước ta đơn phương chủ trương chồng lên diện tích rất lớn vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) chủ trương theo tinh thần Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982, từ đó xuất hiện một loạt bất đồng và mâu thuẫn. Trong tình hình kinh tế toàn cầu đang không ngừng nhất thể hóa, nhà nước ta cần nghiêm túc xem xét kiến nghị của Lý tiên sinh, sớm bãi bỏ cái đường 'lịch sử truyền thống' này để mở đường cho việc giải quyết tận gốc vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”.

Sau đây bài viết của học giả Lý Oa Đằng:

Trong giới học thuật quốc tế, tiêu điểm của vấn đề Nam Hải (cách gọi của Trung Quốc, dưới đây vẫn để như tác giả dùng nhưng xin độc giả hiểu là Biển Đông) không phải là vấn đề chủ quyền của các hòn đảo ở đây, mà là vấn đề “đường chín đoạn”. Đó chính là điều cần phải xử lý đầu tiên cho việc giải quyết hòa bình vấn đề Nam Hải. Xem xét việc bãi bỏ “đường chín đoạn” vừa có tính lý luận, vừa có tính hiện thực; xin phân tích như sau:

Thứ nhất, lập ra “đường biên giới 9 đoạn" không có căn cứ gì

Các bên ở Nam Hải đều có căn cứ lý lẽ nhất định của họ về vấn đề quy thuộc các đảo, chỉ duy nhất “đường chín đoạn” của Trung Quốc là không có bất cứ căn cứ gì.

Từ tiền thân của nó, bắt đầu với việc Bạch Mi Sơ năm 1936 tự vẽ ra đường đứt đoạn trong “Trung Quốc kiến thiết tân đồ” đã thiếu căn cứ.

Không hề có bất cứ chứng cứ nào cho thấy các vị văn nhân đó có được căn cứ gì, đã điều tra gì khi vẽ ra cái đường ấy. Có thể khẳng định rằng: đó là một cái đường được vẽ ra một cách hết sức chủ quan.

“Đường chín đoạn” được chính thức vẽ vào bản đồ Trung Quốc là khi vẽ bản đồ Nam Hải lần thứ hai (lúc đó là "đường 11 đoạn"). Từ bấy đến nay, “đường chín đoạn” cũng không có bất cứ định nghĩa nào, chẳng ai biết rốt cục nó là cái gì, chính phủ Trung Quốc cũng chưa hề có sự giải thích chính thức. Có một giả thuyết: đó là kết quả của việc một quan chức phụ trách Vụ Nội chính hồi đó tên là Trịnh Tư Ước, tiện tay vẽ vào.

Thứ hai, “đường chín đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc và cũng thiếu tính pháp luật

Trung Quốc luôn nói về “đường chín đoạn”, nhưng Trung Quốc xưa nay chưa hề nói rõ “đường chín đoạn” rốt cục là cái gì. Điều nực cười là, “đường chín đoạn” đã vẽ trên bản đồ Trung Quốc hơn 60 năm mà các chuyên gia trong nước đến nay vẫn tranh cãi chưa ngưng nó là cái gì. Chính phủ Trung Quốc cũng chưa bày tỏ thái độ, cũng chẳng có lấy một văn bản nào tuyên bố hoặc định nghĩa về “đường chín đoạn”.

Theo nghiên cứu thì thấy “đường chín đoạn” liên tục được sửa đổi trên bản đồ Trung Quốc. Ngoài 2 đoạn bị loại bỏ trong Vịnh Bắc Bộ do đã phân định ranh giới với Việt Nam (nên mới từ “đường 11 đoạn” thời Dân quốc biến thành “đường chín đoạn” bây giờ), còn có rất nhiều những thay đổi nhỏ khác. Điều này cho thấy, “đường chín đoạn” căn bản không có địa vị pháp luật rõ ràng.

Xét về mặt pháp luật, “đường chín đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc. Do “Luật Lãnh hải và vùng phụ cận nước CHND Trung Hoa” ban hành năm 1992 quy định lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường cơ sở; “Tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải nước CHND Trung Hoa” năm 1996 đã quy định đường cơ sở lãnh hải cho quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), vì vậy vùng biển phía bên ngoài 12 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải đều không thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhưng những vùng biển đó lại nằm bên trong “đường chín đoạn”.

Điều này chứng minh “đường chín đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc! Khá nhiều chuyên gia về luật biển của Trung Quốc cho rằng “đường chín đoạn” không phải là đường lãnh hải hay đường thể hiện lãnh thổ Trung Quốc. Như vậy thì việc xóa bỏ “đường chín đoạn” không có bất cứ trở ngại nào về pháp luật, chỉ cần loại bỏ nó hoặc sửa đổi lại bản đồ là xong.

BDN (Theo Tiền Phong)
Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa, Việt Nam




Nước Việt nam-bài cuả Biển đông.net
Nước Việt Nam
Thứ hai, 15 Tháng 3 2010 05:06

Việt Nam (chính thể hiện tại: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh chấp với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippines.

Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền; có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km². Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C.

Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền, rừng tự nhiên và một số mỏ dầu, khí, quặng khoáng sản ngoài khơi. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.


Biển Đông và 'ván cờ' của các siêu cường

Sự cứng rắn của Trung Quốc đã cho Mỹ một cơ hội bằng vàng để gia tăng sự hiện diện của Washington tại Đông Nam Á. Nga cũng không thể đứng ngoài cuộc tại khu vực địa chính trị quan trọng này.



Trong giai đoạn hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm chiến lược quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – một tổ chức quốc gia khu vực rất đặc thù và gợi lên sự quan tâm đặc biệt. Vị trí địa chính trị ASEAN đang nằm trong tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của người hàng xóm gần nhất - Trung Quốc, cũng như chịu ảnh hưởng rất lớn của đối tác rất xa về địa lý - Hoa Kỳ. Các thành viên trong hiệp hội thể hiện sự độc lập và tự chủ trong phát triển đất nước những vẫn giữ cam kết "chủ nghĩa đa nguyên nội bộ" tôn trọng sự lựa chọn về ý thức hệ và xu hướng phát triên kinh tế của mỗi thành viên. Tuy nhiên, để có được sự hài hòa trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN thì tương lai vẫn còn rất xa.

ASEAN và chiến lược của Trung Quốc

Mối quan hệ đối ngoại chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN đang trở lên căng thẳng và nặng nề, chất chứa nhiều sự nghi ngờ và lo lắng là hậu quả của những đòi hỏi chủ quyền vùng nước và hơn 100 hòn đảo trên biển Đông của Trung Quốc đối với nhiều nước thuộc khu vực. Trong khi đó những vấn đề cơ bản của địa chính trị khu vực giữa Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á - quá trình hội nhập mạnh mẽ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc, khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, các dự án thương mại và đầu tư….dần dần lui vào bóng mây đen của sự căng thẳng gia tăng.

Cơ sở căn bản cho sự nóng lên tình hình trong khu vực, thật sự có nguyên nhân chính là Trung Quốc và các chính sách đối ngoại đề ra cho khu vực. Đối với phản ứng mạnh mẽ của các nước có tranh chấp với Trung Quốc, cũng hoàn toàn là phản ứng tự nhiên. Theo nhận định của các chuyên gia phương Tây, đây là phản ứng tự vệ của các nước trong khu vực Đông Nam Á chống lại sự gia tăng những đòi hỏi phi lý, không dựa trên luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

               
Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự hậu thuẫn cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý.

Cũng phải thẳng thắn nói rằng, phản ứng mạnh mẽ đối với những đòi hỏi của Trung Quốc không phải là tất cả các nước trong ASEAN, mà là các nước liên quan đến các vùng tranh chấp và đòi hỏi của đại lục. Dưới áp lực từ phía Trung Quốc và từ phía Mỹ, trong khối ASEAN cũng có sự phân cực chính trị. Một nhóm các nước quyết liệt phản đối những chính sách đối ngoại của Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Theo dự báo từ những phân tích của Hãng Stratfor, một công ty nghiên cứu, phân tích dự báo tính hình địa chính trị nổi tiếng của Mỹ thì trong năm 2013, Việt Nam và Philipines là những nước đấu tranh mạnh mẽ nhất với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đồng thời cũng bị thúc đẩy bởi áp lực kinh tế và sự hiện diện quân sự trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Đến thời điểm này, dự báo có lẽ đã được minh chứng cụ thể. Nhưng từ một quan điểm khác, vẫn có một số nước giữ thái độ ôn hòa trước chính sách của Trung Quốc, đó là Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar. Ngoài ra còn có Indonesia và Singapore, hai nước này cho đến nay vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng về tư duy chính trị thì ngả nhiều hơn về phía những nước phản đối chính sách đối ngoại Biển Đông của Bắc Kình. Cũng phải nói thêm rằng, trong dự báo của Hãng Stratfor về năm 2013, có sự chú ý đặc biệt đến Myanmar. Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá rằng ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc đối với Myanmar vào năm 2013 sẽ bị thay thế bằng ảnh hưởng của Mỹ, làm sâu sắc thêm cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng tại Myanmar giữa Mỹ và Trung Quốc, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống căng thẳng sắc tộc dọc biên giới Trung Quốc – Myanmar.

                



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter