nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

6-Kinh doanh

AI LẤY MIẾNG PHO MÁT CỦA TÔI

Spen johnon =Pho Mat là ý nghĩa của cuộc sống chúng ta ,là sự khát khao một sự nghiệp vững chắc,một niềm vui khi bản hợp đồng được ký,một sức khỏe cường tráng,một tình bạn cao đẹp,một tình yêu như ta hằng mong chờ,sự thành đạt ,sung túc ,thảnh thơi. =Miếng pho mát càng quan trọng bao nhiêu,thì người ta càng muốn giữ chặt nó bấy nhiêu. = Nếu bạn không chịu thay đổi thì bạn có thể bị đào thải.Nếu bạn không chịu đi tìm thì không bao giờ bạn có được miếng Pho Mát Mới. = Bạn sẽ làm gì nếu không cảm thấy sợ những điều sắp xẩy ra đến với mình. = Phải thường xuyên quan sát kho Pho Mát của mình để biết khi nào nó không còn dùng được nữa. = Đi theo những con đường mới sẽ giúp bạn tìm được những miếng Pho Mát Mới. = Khi vượt lên nỗi tự ti ,sợ hãi của chính mình, bạn sẽ cảm thấy không bị trói buộc nữa. Việc tưởng tượng ra mình đang thưởng thức những miếng Pho Mát Mới,ngay cả khi chưa tìm ra nó,sẽ dẫn đường đưa ta tới nó nhanh hơn. = Càng nhanh chóng bỏ kho Pho Mát cũ,thì người ta càng sớm tìm thấy miếng Pho Mát Mới. = Đi tìm những miếng Pho Mát Mới đang ẩn nấp đâu đó trong mê cung thật ra lại thú vị hơn so với chỉ ngồi yên và chờ đợi trong tình trạng không có Pho Mát. = Cứ bám vào những suy nghĩ cũ kỹ sẽ không thể nào dẫn chúng ta tới kho Pho Mát Mới. = Khi người ta nhận thấy rằng họ có thể tìm ra và thưởng thức những miếng Pho Mát Mới,người ta sẽ thay đổi hành động của mình. = Lưu ý tới những thay đổi nhỏ sẽ giúp bạn thích ứng tốt hơn với những thay đổi lớn hơn. = Hãy di chuyển miếng Pho Mát của mình,và tận hưởng nó.


http://nhathongnguyen.blogspot.com/2013/05/blog-post_20.html

Ai lấy miếng pho mát của tôi? - chương I 
- Kho pho mát ngày ấy...



Đã lâu lắm rồi, ở 1 vùng đất xa xôi nọ, có 4 nhân vật bé nhỏ sinh sống bằng cách tìm những miếng Pho Mát tại 1 nơi gọi là Mê Cung.
Hai trong số đó, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn, là loài chuột, còn Chậm Chạp và Ù Lì là những người tí hon - một sinh vật cũng nhỏ như chuột nhưng có hình dạng và cách suy nghĩ giống như con người bây giờ vậy. Công việc hàng ngày của họ là đi vào Mê Cung rộng lớn để tìm những miếng Pho Mát. Với họ, Pho Mát không chỉ là nguồn thức ăn nuôi sống bản thân mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc.
Hai chú chuột Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn chỉ có bộ não đơn giản của loài gặm nhấm nhưng lại có bản năng rất nhanh nhạy và chính xác. Như các con chuột khác, chúng đặc biệt rất thích những miếng Pho Mát cứng, khó gặm và thường tập trung đi tìm kiếm loại Pho Mát này.
Trong khi đó, Chậm Chạp và Ù Lì, thường sử dụng trí thông minh vốn có của loài người, lòng đầy niềm tin và tình cảm, lại thích đi tìm 1 loại Pho Mát đặc biệt mà họ tin là sẽ đem lại cho mình sự thành đạt và hạnh phúc.
Tuy có những khác biệt như thế, nhưng bọn họ đều có 1 điểm chung: mỗi sớm tinh mơ, tất cả đều thức dậy, mặc quần áo thể thao, xỏ giày vào, ra khỏi nhà và chạy đến Mê Cung để tìm kiếm miếng Pho Mát yêu thích của mình.
Mê Cung giống như 1 trận đồ khổng lồ với vô số những lối đi và các căn phòng, ngõ ngách. Có nơi chứa đầy những miếng Pho Mát thơm ngon. Nhưng cũng có nhiều góc trống rỗng, tối tăm và những con đường cụt chẳng dẫn tới đâu. Đó là 1 nơi rất dễ bị lạc lối. Tuy vậy, ẩn chứa trong Mê Cung là những bí mật cho cuộc sống tốt đẹp dành cho những ai mạnh dạn tìm ra lối đi của riêng mình.
Các chú chuột, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn, thường sử dụng cách thử thật đơn giản: Có - hay - không, để tìm kiếm những miếng Pho Mát. Đầu tiên chúng chạy vào 1 mê lộ, nếu không tìm thấy gì ở trong đó thì chúng quay trở ra và chạy vào 1 lối khác. chúng ghi nhớ những khu vực nào không có Pho Mát và ngay lập tức rẽ sang 1 con đường mới.
Đánh Hơi thường dùng chiễc mũi cực kì thính của mình để nhắm đến hướng nào có miếng Pho Mát, còn Nhanh Nhẹn lại thích cắm đầu chạy thật nhanh. Có lúc chúng bị lạc đường và va đầu vào tường. Nhưng không sao cả, chẳng bao lâu sau chúng tìm được lối đi của mình.
Như các chú chuột, hai người tí hon - Ù Lì và Chậm Chạp, cũng dùng khả năng tư duy của mình và biết rút kinh nghiệm từ các sai lầm họ đã trải qua. Tuy nhiên, họ hầu như chỉ dựa vào bộ não và cảm xúc phức tạp của mình để nghĩ ra toàn chuyện rắc rối trong khi đi tìm Pho Mát. Cũng có khi họ tìm được Pho Mát nhưng cũng có lúc niềm tin và cảm xúc con người đã lấn át và chi phối họ, khiến họ nhìn nhận sự việc thiếu khách quan. Chính điều đó làm cho cuộc sống trong Mê Cung trở nên phức tạp và càng thêm thách thức.
Nhưng dẫu sao, 1 ngày nọ, Đánh Hơi, Nhanh Nhẹn, Chậm Chạp và Ù Lì, bằng cách riêng của mình, đều tìm thấy điều mà họ tìm kiếm. Ai cũng tìm được loại Pho Mát mình yêu thích tại Kho Pho Mát P nằm ở cuối mê lộ.
Kể từ đó trở đi, cứ mỗi sáng các chú chuột và 2 người tí hon mặc đồ thể thao vào và chạy 1 mạch về hướng Kho Pho Mát P. Chỉ trong vài ngày, cả 4 đều đã có thể tìm cho mình 1 con đường riêng để đi đến Kho Pho Mát P nhanh nhất.
Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn ngày ngày vẫn dậy sớm chạy vào Mê Cung, theo 1 lộ trình quen thuộc. Đến nơi, 2 chú cởi giày ra, cột lại với nhau rối đeo lên cổ để có thể nhanh chóng mang vào khi cần thiết. Xong xuôi đâu đó, bọn chúng bắt dầu đánh chén món Pho Mát 1 cách ngon lành.
Thoạt đầu Chậm Chạp và Ù Lì cũng chạy vào Mê Cung để thưởng thức những miếng Pho Mát tươi mới, thơm phức đang đợi họ trong kho. Nhưng sau 1 thời gian, những con người tí hon này bắt đầu thay đổi.
Mỗi ngày Chậm Chạp và Ù Lì lại dậy muộn hơn 1 chút, mặc quần áo chậm hơn 1 chút, và thong thả đi bộ đến Kho Pho Mát P. Có gì mà phải vội cơ chứ ! Giờ đây họ đã biết những miếng Pho Mát đang ở đâu và con đường nào sẽ dẫn đến đó rồi mà. Cuộc sống thật bình an!
Họ cũng chẳng bận tâm gì đến chuyện những miếng Pho Mát từ đâu ra hay ai đã để nó ở đó. Họ cứ đinh ninh rằng những miếng Pho Mát đã và sẽ mãi còn ở đó - không cần phải suy nghĩ gì thêm.
Ngay khi Chậm Chạp và Ù Lì đến Kho Pho Mát p vào mỗi sáng như thế, họ cứ rề rà như đang ở nhà mình vậy. Cả 2 treo quần áo lên, cởi giầy ra, bắt đầu thưởng thức Pho Mát. Tâm trạng họ lúc này thậy dễ chịu và đã tìm thấy những miếng Pho Mát ngon lành.
- Tuyệt thật, - Ù Lì nói - ở đây có đủ Pho Mát cho chúng ta ăn suốt cả đời ấy chứ. Chẳng phải lo nghĩ gì! Sướng thật.
Những người tí hon cảm thấy vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện. Cuộc sống của họ giờ đây thật an toàn.
Chẳng bao lâu sau, cả Chậm Chạp và Ù Lì đềunghĩ rằng những miếng Pho Mát họ tìm thấy ở Kho Pho Mát P là Pho Mát của riêng họ. Cái kho rộng lớn đến nỗi họ quyết định dời hẳn nhà về gần đó và bắt đầu 1 cuộc sống mới.
Để làm cho không khí ở Kho Pho Mát này trở nên ấm cúng và thân thuộc như chính nhà của họ hơn, Chậm Chạp và Ù Lì trang trí lên những bức tường xung quanh Kho Pho Mát các câu châm ngôn, thậm chí họ còn vữ cả những bức tranh về những miếng Pho Mát để có thể chiêm ngưỡng những bức tranh hấp dẫn đó. Một trong số đó là câu: "Pho Mát là hạnh phúc, là ý nghĩa của cuộc sống chúng ta!"

Spencer Johnson, M.D


http://nhathongnguyen.blogspot.com/2013/09/ai-lay-mieng-pho-mat-cua-toi-chuong-ii.html

Ai lấy miếng pho mát của tôi? 
- chương II
207 lượt xem

Thỉnh thoảng Chậm Chạp và Ù Lì còn mời bạn bè đến chơi và khoe khoang những miếng Pho Mát ngon lành và thơm phức của mình ở kho Pho Mát P, tự hào nói: "Kho Pho Mát này thật tuyệt, có phải không các bạn?" Có lúc họ rộng lượng chia cho bạn bè vài miếng, nhưng có lúc thì không.
"Chúng ta xứng đáng được có những miếng Pho Mát này", Ù Lì tự công nhận. "Chúng ta đã phải vất vả chạy đi tìm khắp nơi, phải chăm chỉ lắm mới tìm thấy chúng mà." Nói xong, chú ta bốc 1 miếng Pho Mát thật to và bỏ vào miệng nhai ngon lành, mắt nhắm lại thưởng thức.
Sau đó, như mọi khi Ù Lì nằm xuống đánh 1 giấc ngon lành.
Và cứ mỗi tối, những người tí hon lại ì ạch trở về tổ ấm của mình với cái bụng căng đầy toàn những Pho Mát, để rồi ngày hôm sau họ lại ung dung đi tới chỗ cũ để tiếp tục thưởng thức, hưởng thụ.
Rồi thì lòng tự tin của Chậm Chạp và Ù Lì nhanh chóng biến thành tính tự mãn. họ hài lòng và yên trí với những gì mình có và chẳng thèm để tâm tới bất cứ điều gì đang xảy ra.
Trong khi đó, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn vẫn tuân theo những thói quen ban đầu của mình. Chúng chạy đến kho từ sáng sớm rồi liên tục đánh hơi, sục sạo khắp nơi, chạy quanh tất cả các miếng Pho Mát ở Kho Pho Mát P để xem có điều gì khác đi so với ngày hôm qua không. Sau khi yên tâm là không có gì xảy ra,chúng mới ngồi xuống và bắt đầu gặm những miếng Pho Mát.
Mọi chuyện cứ diễn ra cho đến 1 ngày...
Như thường lệ sáng hôm ấy, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn chạy tới Kho Pho Mát P và bỗng phát hiện thấy không còn 1 chút Pho Mát nào trong kho nữa.
Hai chú chuột hơi bất ngờ nhưng không hề lúng túng, bởi vì mỗi ngày trôi qua, chúng đã nhận thấy nguồn Pho Mát đang dần dần vơi đi. Và chúng đã sớm có linh cảm rằng cái ngày này, không sớm thì muộn, thế nào rồi cũng sẽ đến. Nhưng không ngờ điều đó lại xảy ra quá sớm!
Và chúng đã chuẩm bị tinh thần cho điều không thể tránh khỏi này, và với bản năng của mình, chúng biết sẽ phải làm gì.
Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn nhìn vào kho Pho Mát trống trơn rồi nhìn nhau, nhanh chóng tháo đôi giày thể thao vẫn đeo sẵn trên cổ xuống, mang vào chân, cột dây lại sẵn sàng.
Các chú chuột không quen phân tích quá sâu vào 1 vấn đề. Đối với chúng thì vấn đề đó cũng chẳng có gì là ghê gớm và cách giải quyết thì thật đơn giản. Kho Pho Mát P giờ đây đã thay đổi. Và thế là chúng quyết định phải nhanh chóng tìm cách thích ứng với điều đó.
Cả 2 nhìn ra ngoài mê lộ. Đánh Hơi hếch mũi lên, khịt mũi ngửi ngửi và cố gắng đuổi theo Nhanh Nhẹn đang nhanh chóng chạy vào Mê Cung. Chúnh nhanh chóng tìm thấy cảm hứng để đi tìm Kho Pho Mát Mới.
Vài giờ sau, cũng như mọi ngày, Chậm Chạp và Ù Lì lục đục đi đến Kho Pho Mát P quen thuộc. Họ đã không hề để ý rằng những miếng Pho Mát đang vơi đi từng ngày và vẫn cứ đinh ninh rằng kho Pho Mát sẽ không bao giờ hết.
Cả 2 đều chưa chuẩn bị gì cho những điều sắp hiện ra trước mắt mình.
- Cái gì thế này! Sao không còn miếng Pho Mát nào hết vậy? - Ù Lì gào lên hốt hoảng. Và anh chàng cứ tiếp tục la hét - Không còn 1 chút Pho Mát nào cho chúng ta nữa hay sao? Tại sao lại có thể như thế được?
Anh chàng làm như thể cứ la thật to lên sẽ khiến ai động lòng mang trả lại kho Pho Mát về chỗ cũ.
- Không còn 1 chút Pho Mát nào sao? Không còn 1 chút Pho Mát nào sao? Những miếng Pho Mát của tôi đâu rồi? - Cậu ta kêu gào thật thảm thiết - Ai đã lấy Pho Mát của tôi?
Cuối cùng cậu ta chống 2 tay lên hông, mặt đỏ phừng phừng, rối rít lên:
- Thế này thì còn gì để nói chứ? Đúng là trời không có mắt!
Chậm Chạp chỉ biết lắc đầu không tin nổi những gì đang xảy ra trước mắt mình. Cậu ta cũng vậy, cũng chắc mẩm rằng những miếng Pho Mát sẽ còn mãi mãi ở Kho Pho Mát P. cậu ta đứng ngây ra như trời trồng vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Trong khi đó, Ù Lì vẫn lớn tiếng la lối, nhưng Chậm Chạp lại không muốn nghe. Cậu ta lấy 2 tay bịt lỗ tai lại vì không muốn chấp nhận cái thực tế quá phũ phàng này, nên không muốn cảm nhận hay muốn nghe gì hết.
Phản ứng của 2 con người tí hon này thật dễ hiểu bởi lẽ họ kiếm được kho Pho Mát này đâu có dễ dàng gì; và đối với họ, miếng Pho Mát đâu chỉ là để đáp ứng nhu cầu nuôi sống bản thân hàng ngày, nó còn là hạnh phúc cuộc sống, là sự an nhàn thanh thản trong lòng...Tại sao trước nay vẫn có mà nay lại không?
Kiếm được những miếng Pho Mát ưa thích là điều mà Ù Lì và Chậm Chạp nghĩ rằng mình cần có để được hạnh phúc. Tuỳ theo sở thích của mình, mỗi người trong bọn họ nhìn nhận những miếng Pho Mát với 1 ý nghĩa riêng trong cuộc sống của mình.
Với 1 số người, tìm thấy những miếng pho mát đồng nghĩa với chuyện có vật chất, của cải trong tay. Đối với những người khác thì đó là 1 tình yêu đẹp, sức khoẻ tốt hay 1 đời sống tinh thần phong phú, dễ chịu, phù hợp với mình.
Chậm chạp nghĩ rằng những miếng Pho Mát đó có ý nghĩa của 1 cuộc sống an toàn, có 1 gia đình thân yêu, được sống trong 1 ngôi nhà nhỏ ấm cúng, dễ chịu ở Đại Lộ Pho Mát Anh.
Còn với Ù Lì thì có được kho Pho Mát đó là có được miếng Pho Mát Vĩ Đại nhất, cũng đồng nghĩa với viếc làm chủ 1 ngôi nhà rộng lớn ở Ngọn Đồi Pho Mát Pháp.
Bởi những miếng Pho Mát có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với họ như thế nên cả 2 đã phải mất rất nhiều thì giờ để nhìn nhận thực tế.Những gì mà bộ não phức tạp của họ mách bảo lúc này là tìm kiếm quanh Kho Pho Mát P trống rổng để xem dã thật sự mất hẳn những miếng Pho Mát hay chưa.
Trong lúc Đánh Hơi va Nhanh Nhẹn đã lên đường đi tìm Kho Pho Mát mới thì Chậm Chạm va Ù Lì vẫn còn tiếp tục châm chạp va ù lì
Họ vân tiếp tục than vãn va nguyền rủa những bất công bổng đâu ập xuống. Ù Lì bắt đầu chán nản va thất vọng. Bao nhiêu dự định cho tương lai của cậu đã đặt cả vào Kho Pho Mát này. Thế mà.......
Hai chàng tí hon không thể nào tin nồi. Làm sao chuyện nà lại có thể xảy ra được chứ? Không ai báo trước với họ một lời nào. Không thể được. sao cuộc sống lại bất công đến thế! Họ có đáng phải bị đối xử như vậy không? Mọi chuyện không thể và không đáng xảy ra như thế này!
Đêm hôm đó, Chậm Chạp và Ù Lì trở về nhà với cái bụng đói meo cùng nổi thất vọng tràn trề. Trước khi ra về, Chậm Chạp viết lên tường:
 "Miếng Pho Mát càng quan trọng bao nhiêu thì người ta càng muốn gữi chặt nó bấy nhiêu"
Spencer Johnson, M.D.
Ai lấy miếng pho mát của tôi? 
- chương III
Ngày hôm sau Chậm chạp và Ù lì rời nhà và quyết định trở lại kho Pho mát P,lòng vẫn hy vọng một phép màu nào đó sẽ mang kho Pho mat trở về với họ.
Nhưng không hề có phép màu nào xảy ra cả- những miếng Pho mát không còn nữa .Hai chàng tí hon chỉ biết đứng đó,bất động như những pho tượng.
Chậm chạp vẫn bịt chặt tai và nhắm nghiền mắt lại.Cậu ta không muốn nghe và thấy bất kỳ điêuf gì cả.Cậu không muốn tin rằng nguồn Pho mát vẫn nuôi cậu bấy lâu nay đã dần vơi đi từng ngày mà cậu không hề hay biết.Cậu vẫn tin rằng chúng đã bất ngờ biến mấ t.
CònÙ lì cứ huyên thuyên phân tích trở đi trở lại mãi vấn đề,và rốt cuộc thì bộ não rắc rối của cậu vẫn gắn chặt với một niềm tin tuyêt đối là”Tại sao người ta lại đối xử với tôi như thế này?”. Cậu thắc mắc “Thật ra là đang có chuyện gì xẩy ra vậy chứ”.
Cuối cùng Chậm chạp cũng dám chịu mở mắt ra ,hé mắt nhìn quanh một lượt rồi hỏi:
-À mà này,Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn đi đau rồi nhỉ? Cậu có nghĩ rằng h ọ đã biết điều gì mà chúng ta không biêts không?
Ù Lì bĩu môi:
-Bọn chúng thì biết được cái gì hơn chúng ta cơ chứ? Chúng chỉ là mấy con chuột nhắt ngu ngốc mà thôi.Chuyện xẩy ra bao nhiêu thì chúng chỉ biết bấy nhiêu thôi. Chúng là những người tí hon. Chúng ta phải khôn ngoan hơn chúng chứ. Chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề và giải quyết mọi chuyện được mà.(còn nữa)


Chương     II    III    IV        VI    VII    VIII    IX      X     XI      XII




10 sai lầm lớn nhất của nhân viên mới

(Dân trí) - Ngày đầu tiên tới làm việc ở một công ty mới thường khiến bạn có cảm giác hưng phấn xen lẫn một chút lo lắng. Chỉ vài tuần sau, bạn bắt đầu ổn định và cảm thấy thoải mái hơn, nhưng đó lại chính là lúc bạn dễ dàng mắc sai lầm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đến lúc này, bạn có thể trở nên bất cẩn hơn và phạm phải những sai lầm không chỉ có khả năng làm phật lòng các đồng nghiệp và sếp, mà thậm chí khiến bạn trở thành một kẻ thích làm phiền, nói năng vô căn cứ, hoặc vô giá trị… trong mắt người khác.

Để tránh những kết cục không mong muốn này, hãy tránh mắc phải 10 sai lầm dưới đây khi bạn là một nhân viên mới:

1. Nói “tôi biết” quá nhiều

Nhà tuyển dụng chọn bạn vì họ tin rằng bạn đủ khả năng để làm công việc đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các đồng nghiệp muốn nghe bạn nói câu “tôi biết” suốt ngày, hoặc tệ hơn là bạn đảo mắt kiêu kỳ và nói “tôi biết” khi họ cố gắng đưa ra cho bạn một lời khuyên hữu ích. Mỗi khi nhận được lời khuyên, hãy nói câu “cảm ơn”. Nếu bạn đã nhận được lời khuyên đó từ trước và cảm thấy không muốn nghe thêm nữa, hãy nói đại loại như: “Cảm ơn anh/chị. Anh A và chị B đã đề cập tới vấn đề này và tôi thấy đây đúng là một vấn đề quan trọng”.

2. Buôn chuyện

Có những câu chuyện phiếm tưởng như vô hại, chẳng hạn “Cậu có biết ‘sao’ A mặc gì hôm đó không? Thật là kinh khủng!” Tuy nhiên, nếu tham gia vào những câu chuyện như thế, đồng nghiệp có thể nhìn nhận bạn như một người thích “buôn chuyện”. Mặc dù “buôn chuyện” đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống công sở, việc bạn tham gia ngay từ những ngày đầu có thể trở thành vũ khí để người khác chống lại bạn.

Khi sếp hỏi một đồng nghiệp về việc bạn làm việc thế nào, chắc chắn bạn muốn đồng nghiệp đó nói bạn tập trung vào công việc, thay vì những chủ đề bàn tán về người này người khác trong giờ giải lao.

3. Không biết gì về cấp trên

Nhiều người cho rằng, việc tìm hiểu về cấp trên là nhằm mục đích “nịnh bợ”. Tuy nhiên, việc bạn thể hiện sự tôn trọng đối với lãnh đạo và đồng nghiệp giỏi là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn đã tìm hiểu và đánh giá cao những thành tích mà họ đã đạt được. Nói cách khác, khi gặp cấp trên hay những nhân vật xuất sắc trong công ty, đừng chỉ nói mỗi câu “xin chào” mà không nhấn mạnh đại loại như “tôi biết là anh/chị đã dẫn đầu một dự án lớn vào năm ngoái. Tôi rất muốn được làm việc cùng và học hỏi từ anh/chị”.

4. Dành nhiều thời gian công sở cho công nghệ

Ngày nay, dân công sở phụ thuộc ngày càng nhiều vào điện thoại thông minh và Facebook trong thời gian làm việc. Đến một lúc nào đó, bạn cũng như vậy ở công ty mới. Nhưng trong những tháng đầu tiên đi làm, bạn thậm chí không nên gửi tin nhắn trên điện thoại trong giờ làm việc hay kiểm tra Facebook. Nếu làm vậy, bạn sẽ không nhận được đánh giá tích cực từ cấp trên và đồng nghiệp, chẳng hạn bạn sẽ bị coi là kém chín chắn và lười nhác. Hãy giải thích để người thân và bạn bè hiểu rằng, bạn sẵn sàng liên lạc với họ ngoài giờ làm việc.

5. Phong cách thời trang gây “nhức mắt”

Bạn được tuyển vào công ty với mái tóc đen, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên xuất hiện sau 3 tuần làm việc đầu tiên với mái tóc vàng chóe. Bạn cũng cần tránh có hình xăm ở những nơi dễ nhận thấy, trang sức rườm rà, hay những trang phục khiến người khác cảm thấy sự thay đổi bất ngờ. Sếp mới sẽ cảm thấy không vui khi bạn có phong cách thời trang “khó hiểu”, không phù hợp với văn hóa công ty. Họ muốn dành thời gian để đào tạo, huấn luyện bạn cho công việc mới, thay vì nói với bạn rằng, kiểu tóc của bạn khiến khách hàng “chết khiếp”.

6. Không chịu ghi chép

Nhiều người tin là mình có trí nhớ “siêu phàm”, có thể ghi nhớ mọi chi tiết, và có thể bạn là một người như thế. Tuy nhiên, kiểu gì bạn cũng có lúc đãng trí, và nếu không chịu ghi chép, bạn có thể khiến đồng nghiệp và sếp phải bực mình. Khi bạn hỏi một đồng nghiệp hay sếp rằng: “Trong cuộc họp hôm nay anh/chị đã nói gì ấy nhỉ? Tôi không nhớ”, có nghĩa là bạn đã “vẽ” thêm việc cho người đó. Thậm chí, bạn còn bị “gắn mác” là một thính giả tồi.

7. Đi muộn, về sớm

Mỗi sáng, bạn nên đến sớm hơn giờ làm việc 10-15 phút để đủ thời gian dùng một tách cà phê và nghỉ ngơi đôi chút trước khi bắt tay vào công việc. Bạn sẽ hiện lên với một hình ảnh vô tổ chức nếu “đâm bổ” vào bàn làm việc đúng giờ, hoặc tệ hơn là muộn. Cuối ngày, bạn không nên ra về ngay khi đồng hồ báo hết giờ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để sắp xếp bàn làm việc cho ngày mai và đảm bảo rằng mình không để lại một khối lượng công việc lớn trong ngày chưa được hoàn thành.

8. Từ chối các cuộc vui với đồng nghiệp
Là nhân viên mới, bạn không nên bỏ qua các cuộc tụ tập vui vẻ hay ăn trưa cùng với các đồng nghiệp. Nếu làm vậy, bạn sẽ bị họ đánh giá là không có tinh thần đồng đội. Lưu ý, bạn có thể lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ một vài thông tin về đời sống cá nhân của họ trong những dịp như vậy, nhưng tránh kể quá nhiều về mình. Nếu không, bạn sẽ sớm trở thành một chủ đề cho các cuộc “buôn chuyện” ở công sở.

9. Nói quá nhiều về các thành công trong quá khứ

Không có gì là sai nếu bạn muốn xây dựng hình ảnh mình là một cá nhân tài năng, nhưng bạn sẽ bước đi trên một ranh giới mong manh nếu bạn là nhân viên mới. Khoe khoang  quá nhiều về những thành tích bạn đã đạt được trước kia có thể khiến đồng nghiệp và sếp cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí cho rằng, bạn là “thùng rỗng kêu to”, “nổ như lựu đạn”, “chém gió phần phật”... Tốt hơn hết, chỉ kể về những thành tích đó khi bạn đã thiết lập được một vị trí vững chãi và quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác.

10. Không chịu giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười

Chuyện này tưởng như nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một nhân viên mới ngay từ ngày đầu tiên. Đừng quên nhìn vào mắt người đối diện khi trò chuyện, mỉm cười và nói câu “xin chào” để tạo điểm nhấn thân thiện. Những chi tiết nhỏ này sẽ đem đến hiệu quả lớn cho bạn, tạo cho bạn một hình ảnh dễ hòa đồng, chuyên nghiệp và trưởng thành.

Phương Anh
Theo The Fast Track


5 triết lý kinh doanh của Henry Ford
Những triết lý kinh doanh đúng đắn luôn là một sự hướng dẫn cho các quyết định lựa chọn quan trọng trong sự nghiệp mỗi người.
Là một nhân vật nổi bật của thế kỷ 20, Henry Ford phối hợp hai nét tính cách chính thường thấy ở một người cực kỳ thành công. Một tầm nhìn độc đáo, có ảnh hưởng sâu rộng và tiềm năng thay đổi thế giới qua chiếc xe bốn bánh chạy bằng xăng. Tiếp đến là việc quan tâm tới từng chi tiết đến mức ám ảnh khiến người khác cũng phải phát điên lên thể hiện qua niềm đam mê chế tạo một sản phẩm vươn tới  sự hoàn hảo.
Henry Ford đã thay đổi thề giới nhưng lại ít được biết đến trong 40 năm đầu cuộc đời ông. Một thời gian đủ dài  cho việc phát triển các kỹ năng cả về con người và máy móc để đặt nền móng xây dựng một công ty ô tô Ford khổng lồ.
Sau đây là 5 triết lý trong kinh doanh làm nên thành công của Henry Ford:
1. Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình
Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế taọ máy thì chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình. Điều này khiến Ford phải đứng trước sự lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay niềm say mê ô tô của mình.
Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc, nhưng thực ra “tôi chẳng có sự lựa chọn nào hết bởi tôi biết rằng chính ô tô sẽ mang lại thành công cho tôi” Ford nói. Không có gì đảm bảo suy nghĩ ấy sẽ đúng và rất nhiều người không nghĩ ông thành công, bao gồm cả người cha của Ford. Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry Ford đã làm được.
2. Không để ai khác quyết định kinh doanh
Vào năm 40 tuổi, Ford lập ra công ty Ford Motor Company. Công ty huy động được số vốn là 100.000 USD, và Ford sở hữu 1/4 cổ phần của công ty. Trong năm đầu tiên, công ty đã sản xuất hơn 1.700 chiếc xe và có tiếng tốt nhờ tính đáng tin cậy. Sang năm thứ hai, do áp lực từ các cộng sự, Ford nâng giá bán. Công ty bán được ít xe hơn. Ông nhận ra cần phải có quyền sỡ hữu để toàn quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán hàng để tăng cổ phần của mình lên 50% và sau đó lên 100%. Từ đó về sau, chính thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để người khác thay mình ra các quyết định kinh doanh của Henry Ford.
3. Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán số lượng ít với giá cao
Yếu tố quan trọng trong sự thành công của công ty Ford Motor Company chính là giá thành thấp với chất lượng cao. Henry Ford rất ghét ý tưởng làm cho chiếc xe trở thành dắt đỏ. Thay vào đó, chiến lược của ông là định giá dựa trên chi phí sản xuất. Có nghĩa là, nếu các nhà máy của ông có thể hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thì người tiêu dùng, khách hàng sẽ được lợi.
Cũng giống Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford phát hiện ra rằng ông có thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn là bán số lượng ít với giá cao. “Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” Ford nói như thế.
4. Trả lương cao và công bằng với nhân viên
Kiếm được trung bình với giá 6 USD mỗi ngày (so với giá cả thị trường lúc bấy giờ thì 6 USD được xem là hấp dẫn) công nhân của Ford ít phải lo lắng hơn. Henry Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động và giúp đỡ con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về vật chất.
Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và xem họ có muốn làm việc không. Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Không nói được tiếng bản địa hay có tiền án phạm tội không phải là một vấn đề. Đặc biệt, công ty không tuyển các “chuyên gia” bởi vì họ thường biết cái gì không thể làm được. Ford thích “những người điên dám xông vào” để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn.
5. Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận"
Trong thời kỳ đầu của công nghiệp xe hơi, các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng kiếm tiền hơn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra. Ford chú trọng vào việc tập trung, sự quan tâm vào từng chi tiết của sản phẩm để có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ. Ông quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.
Đinh Lộc
Theo Trí Thức Trẻ

 



 photo bantay2_zps4e502d2c.png   1
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   2
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   3
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   4
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   5
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   6
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   7
 photo bantay2_zps4e502d2c.png   Menu 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter