nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Công việc cuối cùng của Sherlock Holmes



Công việc cuối cùng của Sherlock Holmes
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Công việc cuối cùng của Sherlock Holmes
Tôi vô cùng đau đớn khi viết lên những dòng cuối cùng của thiên phóng sự có liên quan đến những thiên tài hiếm có của người bạn vô cùng thân thiết đối với tôi, anh Sherlock Holmes.
Thú thật, tôi muốn im lặng, không muốn nhắc đến sự kiện đã để lại trong lòng tôi một nỗi cô đơn hoang vắng, trống trải, không biết lấy gì để bù đắp cho nỗi mất mát lớn lao này, mặc dù câu chuyện đã xảy ra đã hai năm rồi. Những lá thư cuối cùng của ngài đại tá James Moriarty, trong đó ông ta muốn bảo vệ danh dự cho người anh trai quá cố của mình, buộc lòng tôi phải cầm lấy bút mực. Tôi tự đặt cho mình trách nhiệm phải giới thiệu trước công chúng tất vả những sự kiện xảy ra theo đúng như trong thực tế. Chỉ một mình tôi là người có may mắn chứng kiến, biết được toàn bộ sự thật ấy điều này làm tôi thấy xúc động. Giờ đây không còn lý do gì để che giấu sự thật.

Tàu Gloria Scott



Tàu Gloria Scott
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Tàu Gloria Scott
Một buổi tối mùa đông, khi hai chúng tôi ngồi bên lò sưởi Sherlock Holmes nói :
- Đây là những tài liệu có liên quan đến vụ đắm tàu Gloria Scott, anh nên quan tâm tới nó. Trong số các tài liệu này có một lá thư đã làm cho ông quan tòa Peace Trevor đờ người ra vì kinh hãi.
Từ một ngăn kéo, anh moi ra một cái hộp nhỏ đã phai màu, sau khi tháo sợi dây cột ngoài, anh đưa cho tôi một lá thư ngắn, viết nguệch ngoạc :
“Dụng cụ trò chơi ở London đã đi từ từ quá xa.
Người quản lý Hudson kể đã nói nhận tất cả bẫy ruồi trốn đi và để giữ con gà mái còn mạng sống”. [1]
Khi đọc thư xong, tôi ngước mắt lên, bắt gặp Holmes cười rúc rích :
- Dường như anh hơi lúng túng đấy?
- Tôi chẳng hiểu vì sao một tin nhắn như vậy lại có thể làm cho người nhận đờ người ra vì kinh hoàng; trái lại, tôi thấy nó...
- Đúng thế! Ấy thế mà người nhận thư đã ngã vật xuống như vừa bị trúng một phát súng.
- Anh khơi dậy óc tò mò của tôi rồi đấy. Nhưng tại sao anh bảo rằng tôi nên quan tâm đến vụ này.
- Bởi vì nó là vụ đầu tiên của tôi.

Người phụ tá cho nhà môi giới chứng khoán



Người phụ tá cho nhà môi giới chứng khoán
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Người phụ tá cho nhà môi giới chứng khoán
TSau đám cưới ít lâu, tôi đã mở được phòng mạch của riêng mình tại khu Paddington. Phòng mạch này của Farquhar, một người quen cũ, nhượng lại phân nửa cho tôi. Suốt ba tháng sau ngày mở phòng mạch, tôi rất ít có thời gian rỗi để ghé thăm Holmes mặt dù phòng mạch của tôi cách phố Baker không xa. Bởi vậy vào một buổi sáng tháng 6, tôi rất ngạc nhiên khi nghe tiếng chuông gọi cửa. Tiếp theo đó là cái giọng lanh lảnh của anh bạn già.
- Watson thân mến! - Holmes reo lên khi bước vào phòng khách - Tôi vui mừng được gặp lại anh. Bà Watson đã hoàn toàn qua khỏi những xúc động nhỏ trong vụ “Dấu bộ tứ” chưa?

“Ngọn lửa bạc”



“Ngọn lửa bạc”
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

“Ngọn lửa bạc”
Holmes đi quanh quẩn trong phòng, cằm gục xuống ngực, cặp lông mày nhíu lại, hút thuốc liên miên. Người bán báo đưa đến đủ mọi tờ báo khác nhau, Holmes chỉ liếc qua, rồi ném chúng vào một xó. Anh đang suy tư về sự mất tích kỳ lạ của một con ngựa và cái chết của người huấn luyện nó.
- Anh Watson, chúng ta có vừa đủ thì giờ để kịp lên tàu ở Paddington, anh nhớ mang theo cặp ống nhòm.
Một giờ sau đó, tôi ngồi trong góc một toa tàu hạng nhất, còn Holmes thì miệt mài trong đống báo...
- Chúng ta đi mau đấy - Anh nói khi nhìn ra ngoài khung cửa sổ và xem đồng hồ - Hiện tàu đang chạy với vận tốc 43,5 dặm một giờ.
- Tôi đâu có thấy cột cây số nào...
- Tôi cũng thế. Nhưng ở tuyến đường này, các cột dây thép trồng cách nhau 60 yard. Tính ra thật đơn giản.

Bộ mặt vàng vọt



Bộ mặt vàng vọt
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Bộ mặt vàng vọt
Một lần vào đầu xuân, Holmes và tôi cùng đi dạo trong công viên. Những chiếc lá xuân đầu tiên nhú lên các cành cây du, những cái chồi dính dính của hàng cây dẻ đang cựa quậy thành mấy chiếc lá non đẹp. Chúng tôi đi suốt hai tiếng liền. Khi quay trở về thì đã gần năm giờ.
- Thưa ông - Chú bé giúp việc vừa mở cửa vừa nói - Có một vị khách đến... Ông ta hỏi ông.
- Khách đi rồi à? - Holmes hỏi.
- Vâng, thưa ông!
- Sao cháu không mời ông ta vào nhà ngồi chơi một lát?
- Dạ có, ông ấy có vào nhà.
- Ông ta đợi lâu không?
- Nửa tiếng. Khách rất sốt ruột. Suốt thời gian ở đây ông ta cứ đi đi lại lại khắp phòng. Cuối cùng, ông ấy

Bản Hiệp ước Hải quân



Bản Hiệp ước Hải quân
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Bản Hiệp ước Hải quân
Tháng 7, ngay sau đám cưới của tôi, là một tháng đáng ghi nhớ bởi 3 vụ phá án của Sherlock Holmes mà tôi có tham gia. Điều thú vị là những vụ án này có liên quan đến từng vấn đề trong xã hội theo một cách trình tự: gia đình, quốc gia và cuối cùng là quần chúng. Trong vụ án mà tôi sắp kể lại dưới đây, nó minh họa một cách rõ nét cho phương pháp phân tích và những mối liên hệ sâu xa của Holmes. Tôi vẫn còn giữ những ghi chép của ông Dubugue [1] của sở cảnh sát Paris và ngài Fritz von Waldbaum, chuyên viên nổi tiếng của Dantzig, cả hai đều mất khá nhiều công sức để tiếp cận vụ việc. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề còn trong vòng bảo mật. Bản ghi chép dưới đây của tôi sẽ trình bày một số yếu tố quan trọng, có thể sẽ dẫn đến những biến cố của quốc gia. Nó chỉ có thể được phép công khai về sau này, khi những yếu tố bảo mật không còn hiệu lực.
Lúc còn đi học tôi rất thân với Percy Phelps, cũng trạc tuổi tôi nhưng học trên tôi hai lớp. Là học sinh ưu tú giành được nhiều giải thưởng và một học bổng ở Cambridge; thuộc dòng dõi danh giá: ông cậu của anh là huân tước Holdhurst. Ở tại trường, cái quan hệ họ hàng ấy chẳng đem lại cho anh cái gì. Trái lại, chúng tôi còn thấy thích thú khi lôi anh ra sân chơi và đá vào mông anh vài cú. Nhưng lúc ra đời thì khác hẳn: ảnh hưởng của ông cậu đã đưa anh lên một địa vị tốt ở Bộ ngoại giao. Thế rồi tôi quên bẵng anh, cho tới khi nhận được lá thư dưới đây.

Những nghiệp chủ ở Reigate



Những nghiệp chủ ở Reigate
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Những nghiệp chủ ở Reigate
Ngày 14 tháng 4 năm 1887 tôi nhận được một bức điện gửi từ Lyon báo tin Holmes bị ngã bệnh, phải nằm liệt giường ở khách sạn Dulong. Trong vòng 24 giờ, tôi đã sang nước Pháp, tới tận bên giường anh và thấy bệnh không trầm trọng. Thể trạng anh cứng cáp như sắt thép nhưng cũng không chịu nổi trước một cuộc điều tra kéo dài hai tháng; trong thời gian đó, mỗi ngày anh phải làm việc trên mười lăm tiếng đồng hồ: anh còn xác nhận là có lúc anh không được nghỉ ngơi lấy một tiếng đồng hồ trong năm ngày liên tiếp. Ba ngày sau đó, chúng tôi quay về nhà ở đường Baker. Nhưng đại tá Hayter, người bạn thân mà tôi đã chăm sóc bên xứ Afghanistan, đã tậu được một ngôi nhà ở gần Reigate, trong hạt Surrey, và ông thường mời tôi và Holmes tới đó để đổi gió. Khi Holmes được biết đại tá là người độc thân thì anh liền đồng ý. Thế là, một tuần sau ngày trở về Luân Đôn, chúng tôi tới nhà đại tá Hayter.
Buổi tối hôm đến nơi, chúng tôi quây quần trong phòng trưng bày vũ khí. Holmes nằm dài trên ghế trường kỷ, trong lúc Hayter và tôi xem bộ sưu tập súng. Đại tá nói :

Kẻ dị dạng



Arthur Conan Doyle
 

Những hồi ức về Sherlock Holmes

Kẻ dị dạng
Một buổi tối, tôi ngủ gà ngủ gật trên một cuốn tiểu thuyết. Nhà tôi đã lên trên lầu. Tiếng then cài cánh cửa ra vào báo cho tôi biết là những người giúp việc đã lui về. Tôi còn chờ thêm chút nữa rồi mới đứng lên khỏi ghế. Đúng vào lúc đó, tiếng chuông vang lên.
Tôi nhìn đồng hồ: 11giờ 45. Muộn thế này thì chỉ có thể là khách, một ca bệnh sẽ làm tôi phải thức thâu đêm. Hơi cáu kỉnh, tôi ra phòng ngoài dể mở cửa: Sherlock Holmes
- “A Watson!” - Anh reo lên - “Tôi đến thăm quá muộn”.
- Có gì đâu. Vào đi chứ!
- Anh tỏ vẻ ngạc nhiên... Anh có thể cho tôi ngủ nhờ đêm nay không?
- Sẵn sàng. Anh ăn tối?
- Không, xin cảm ơn, tôi đã dùng rồi, ở ga Waterloo.
Tôi đưa cái túi đựng thuốc cho anh. Anh im lặng hút. Tôi biết rõ là chỉ có một vụ quan trọng mới có thể đưa anh tới dây vào một giờ muộn như vậy. Vậy là tôi kiên nhẫn chờ anh vào chuyện.
- Ngày mai anh tới Aldershot được không?
- Tôi nhờ một bác sĩ bạn thay tôi chăm sóc các bệnh nhân.
- Tốt lắm! Tôi muốn đáp chuyến tàu mười một giờ mười ở ga Waterloo.
- Rất thuận tiện cho tôi.
- Vậy thì, nếu anh chưa buồn ngủ, tôi xin tóm tắt những sự việc và những gì cần làm.
- Trước khi anh tới, tôi đã ngủ gà ngủ gật nhưng bây giờ thì hoàn toàn tỉnh táo.
- Đó là vụ ám sát đại tá Barclay thuộc sư đoàn Royal Mallows ở Aldershot. Sự việc xảy ra cách đây hai ngày.
“Royal Mallows là một trong những trung đoàn Ái Nhĩ Lan nổi tiếng trong quân đội Anh. Tối thứ hai vừa qua, trung đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của đại tác James Barclay, một lính già can đảm đã được lên lon nhờ vào lòng dũng cảm. Barclay lấy vợ khi ông còn là trung sĩ. Ông kết hôn với cô Nancy, con gái trung sĩ trưởng đội trong cùng đơn vị. Vợ chồng Barclay đã thích nghi mau chóng với địa vị mới của họ. Bà vợ sống ăn ý với các bà vợ sĩ quan cũng như chồng bà đối với các bạn đồng đội. Tôi xin nói thêm bà là một phụ nữ rất đẹp và cho mãi đến bây giờ, sau ba chục năm lập gia đình, sự xuất hiện của bà còn gây ấn tượng mạnh.
Thoạt nhìn, cặp vợ chồng này đã được hưởng một hạnh phúc hiền hòa. Tôi đã đến hỏi ông thiếu tá Murphy, thì ông này đoán chắc với tôi là ông chẳng bao giờ thấy có sự bất hòa trong gia đình đó. Tôi hỏi ông cặn kẽ hơn. Thiếu tá nói rằng sự gắn bó của ông Barclay đối với vợ thì lớn mạnh hơn là sự gắn bó của bà Barclay đối với chồng. Nếu phải xa vợ trong một ngày, ông rất buồn phiền; nhưng bà vợ thì không chứng tỏ một sự mãnh liệt đến thế. Dẫu sao, trong trung đoàn, họ vẫn được coi như là một cặp vợ chồng lý tưởng.
Dường như là đại tác Barclay có một tính khí khác thường. Bình thường, ông là một quân nhân già, vui tính, hăng hái. Nhưng đôi khi ông cũng hung bạo và thù hằn. Tuy vậy, bà vợ không bao giờ chịu đựng những tật xấu đó. Có một điều khác là: theo định kỳ, một tâm trạng gì đó như trầm uất lại giáng xuống ông. Viên thiếu tá mà tôi hỏi chuyện đã ghi nhận điều đó và họ đã lấy làm ngạc nhiên. Nó theo ông thiếu tá thì nụ cười biến mất trên mặt ông Barclay tựa hồ như có một bàn tay vô hình đã xua đuổi nó. Và các hiện tượng đó xảy ra trong những buồi họp mặt xã giao cũng như tại bàn ăn của sĩ quan ở đơn vị. Có khi trong nhiều ngày liên tục, ông như bị giày vò bởi sự ưu sầu đen tối nhất.
Sư đoàn Royal Mallows hạ trại tại Andershot từ vài năm qua. Các sĩ quan lập gia đình thì ngủ ngoài doanh trại. Ông đại tá đã chọn một biệt thự, cách trại Bắc chưa tới bốn trăm mét, nhưng mặt nhà phía Tây cách đường cái hai mươi lăm mét. Gia nhân gồm có bác xà ích và hai người hầu gái. Vợ chồng Barclay không con, rất ít khi tiếp khách trong nhà. Tóm lại, có năm người sống trong biệt thự đó.
Bà Barclay là một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Bà rất bận rộn với CLB Thánh Georges và hết lòng với việc lo cấp quần áo cho những người nghèo trong vùng. Tối hôm đó, một buổi họp được khai mạc vào lúc 8 giờ. Bà vội vàng ăn bữa tối để kịp đi họp. Khi rời khỏi nhà, bà báo cho chồng biết là bà sẽ không vắng mặt lâu. Theo lời chứng của người xà ích, bà đón một cô láng giềng còn trẻ Morrison, rồi cả hai cùng đi. Buổi họp kéo dài bốn mươi phút. Tới chín giờ mười lăm phút, bà cho ngừng xe để cô gái xuống trước cửa và về nhà cô.
Ngôi biệt thự của đại tá có một căn phòng được dùng làm phòng khách nhỏ, có cửa hướng ra ngoài đường. Từ bên ngoài, muốn vào phòng đó phải băng qua một bãi cỏ tròn, đường kính ba mươi mét. Nó được ngăn cách với con đường băng một bức tường thấp, phía trên có gắn lưới sắt, bà đại tá đã vào nhà qua ngả đó. Bà thắp đèn và gọi chuông rồi sai cô hầu phòng đem tới một tách trà: đó là điều trái ngược với những thói quen của bà. Ông đại tá ở lại trong phòng ăn; biết vợ mình đã về nhà, ông đi sang phòng khách nhỏ để gặp bà. Bác xà ích trông thấy ông đi ngang qua gian tiền sảnh rồi vào trong đó.
Mười phút sau khi được lệnh, cô hầu phòng đem trà lên cho bà chủ, cô ngạc nhiên nghe ông chủ và bà chủ cãi nhau kịch liệt. Cô gõ cửa, không có tiếng trả lời. Cô muốn mở cửa nhưng cánh cửa đã bị khóa từ bên trong. Cô hối hả chạy xuống bếp, báo động với bà bếp. Thế rồi hai người đàn bà cùng bác đánh xe vào trong gian tiền sảnh, gióng tai lên mà nghe cuộc cãi lộn. Cả ba người đều nhất trí rằng họ chỉ nghe thấy có hai giọng nói: giọng của ông đại tá và của bà vợ. Những câu của ông Barclay thì thô bạo, nói với giọng thất thanh, khiến người nghe không hiểu được. Còn những câu nói của bà Barclay thì lại còn ác liệt hơn nữa :
Ba người giúp việc nghe rõ ràng: “Anh là một thằng hèn!” Bà không ngớt lặp đi lặp lại câu đó. Và bà còn nói: “Biết làm sao bây giờ? Hãy trả lại cho tôi được tự do! Không bao giờ ta còn có thể thở chung một bầu không khí với mi! Đồ hèn!” Bất chợt người đàn ông hét lên một tiếng khủng khiếp rồi tiếp đó là tiếng đổ ngã, tiếng thét xé tai của bà chủ. Bác đánh xe lao mình vào cánh cửa, cố sức bật nó ra. Bên trong những tiếng thét nối tiếp nhau.
Người đánh xe không phá được cánh cửa và hai người tớ gái lại quá lo sợ nên chẳng giúp được gì. Một ý kiến chợt lóe lên trong trí bác. Bác bỏ ra ngoài, đi vòng ngôi nhà, ngang qua bãi cỏ trên đó có mở ra cánh cửa sổ sát đất. Cửa mở rộng, bác vào trong phòng khách nhỏ. Bà chủ đã ngưng kêu gào. Bà nằm im trên đi-văng; ông đại tá thì hai chân vắt ngang trên cái tay dựa của ghế bành, đầu gục xuống đất; ông chết trong một vũng máu.
Người đánh xe định mở cửa ra. Nhưng chìa khóa không có trong ổ khóa và cũng không thấy để ở đâu trong căn phòng. Vậy là bác lại nhảy qua cửa sổ sát đất, đi mời một cảnh sát và một y sĩ, rồi trở lại. Bà Barclay được chuyển sang phòng riêng của bà, vẫn còn hôn mê. Thi hài ông đại tá được đặt nằm dài trên ghế trường kỷ. Và người ta tiến hành cuộc điều tra.
Vết thương trên người nạn nhân là một vết đứt dài bảy centimét ở phía sau đầu, được gây ra bởi một loại hung khí có mũi nhọn.
Trên sàn nhà, gần bên xác chết, người ta tìm thấy một thứ như cây gậy ngắn bằng gỗ rắn, có một cái cán bằng xương: ông đại tá có một bộ sưu tập lớn những khí giới mà ông đã đem về từ nhiều quốc gia khác nhau, tại những nơi mà ông đã tham chiến. Cảnh sát cho rằng cây gậy đó là một trong những vũ khí sưu tập của ông. Nhưng các gia nhân thì nói là trước đó, họ chưa từng trông thấy nó. Cảnh sát không khám phá ra được điều gì khác. Và đây là việc quái lạ mà chưa ai có thể giải thích được: trên người bà Barclay, trên người nạn nhân, cũng như ở bất cứ chỗ nào trong phòng khách nhỏ, người ta không thể tìm thấy cái chìa khóa. Cần phải gọi một người thợ khóa từ Aldershot tới để mở cánh cửa ra.
Trường hợp tình hình bế tắc như vậy, thiếu tá Murphy mời tôi xuống Aldershot để phụ giúp cảnh sát.
Trước khi quan sát căn phòng, tôi thẩm vấn nhiều gia nhân, nhưng không thâu đạt được gì hơn là những điều mà tôi vừa trình bày với anh. Tuy nhiên, cô hầu phòng có cung cấp cho tôi một chi tiết đáng chú ý: số là khi nghe tiếng cãi cọ, cô ta xuống bếp và đi lên cùng với hai người đầy tớ khác. Nhưng cô nói rằng lúc đầu, khi chỉ có mình cô, những giọng nói của ông bà chủ bị nghẹt đến mức cô gần như chẳng thể nào hiểu được điều gì và rằng chính là do những ngữ điệu nhiều hơn là những tiếng nói mà cô hiểu ra rằng hai người đang cãi nhau.
Tôi dồn dập đặt nhiều câu hỏi. Sau chót cô nhớ rằng có hai lần cô đã nghe thấy bà chủ thốt lên cái tên “David”. Điểm đó có tầm quan trọng cao để soi sáng cho chúng ta về những nguyên cớ gây ra cãi vã.
Một điều gây ra cảm tưởng sâu đậm cho mọi người là: những nét nhăn nhỏ của ông đại tá. Theo lời chúng của họ, vẻ mặt ông có một nét biểu lộ sự khiếp sợ và sự kinh hoàng chưa từng thấy. Rõ ràng là ông biết mình sắp chết và rằng sự trông thấy cái chết đã làm cho ông kinh hoàng. Điều đó, phù hợp với lý thuyết của cảnh sát: ông đại tá hẳn đã thấy vợ mình chuẩn bị giết mình. Và cái việc cú đánh đã được giáng xuống từ đằng sau cũng không mâu thuẫn với lý thuyết đó, bởi vì ông đại tá rất có thể quay mình để né tránh cú đánh. Về phía bà Barclay, người ta không có một tin tức nào cả. Bà bị một cơn cấp phát sốt thuộc não và tạm thời bị mấy lý trí.
Cảnh sát đã cho biết là cô Morrison (người đã cùng đi với bà Barclay vào buổi tối hôm đó), quả quyết là cô không biết chút gì về nguyên cớ đã gây ra cơn tức giận của bạn mình.
Anh Watson, khi tập hợp những dữ kiện đó, tôi đã chú ý đến việc mất cái chìa khóa. Căn phòng đó đã được lục soát hết sức kỹ lưỡng mà chỉ uổng công. Do đó cái chìa khóa đã bị lấy. Nhưng cả ông đại tác lẫn bà vợ đều không lấy. Vậy thì một người thứ ba hẳn đã vào trong phòng và cái người thứ ba đó đã chỉ có thể vào được qua ngả cửa sổ sát đất.
Ngay tức khắc tôi đã tin rằng một cuộc quan sát kỹ căn phòng khách nhỏ và bãi cỏ có thể phát hiện ra một dấu vết nào đó của nhân vật bí mật kia. Tôi không bỏ sót một dấu vết nào. Và sau chót tôi đã tìm ra nhiều dấu vết.
Đã có một người ở trong căn phòng khách nhỏ. Người đó đã đi qua bãi cỏ từ ngoài đường vào. Tôi phát hiện 5 dấu chân rất rõ: một trên đường, ở nơi mà người đó đã leo lên đường, hai trên bãi cỏ, và hai trên ván sàn gần khuôn cửa sổ mà qua đó người lạ đã vào trong phòng. Chắc chắn là người đó đã chạy băng qua bãi cỏ, bởi vì dấu những ngón chân thì sâu hơn dấu những gót chân. Nhưng không phải người đó đã làm cho tôi ngạc nhiên đến bối rối. Chính là cái đi kèm với người đó.”
- Cái đi kèm?
Holmes rút từ túi áo ra mọt tờ giấy lụa lớn và mở ra một cách thận trọng trên đầu gối anh.
- Anh nghĩ sao về cái này?
Tờ giấy phủ đầy những tranh vẽ phỏng sao lại những dấu chân một con vật nhỏ. Có năm ngón chân, có móng dài. Mỗi dấu lớn bằng một cái muỗng dùng để ăn món tráng miệng.
- Đây là một con chó. - Tôi nói.
- Con chó làm sao leo lên được những tấm riđô? Tôi đã phát hiện ra những dấu vết này trên một tấm riđô.
- Thế thì một con khỉ?
- Không phải.
- Thế thì là cái gì?
- Đây không là con chó, không là con mèo, cũng chẳng là con khỉ, cũng chẳng là con vật nào mà ta biết. Tôi đã thử hình dung ra con vật đó theo các kích thước của dấu chân nó. Đây là bốn dấu chân ở một nơi mà con vật đứng bất động. Giữa chân trước và chân sau cách nhau vào khoảng 50cm. Anh hãy thêm vào đó chiều dài của cái cổ và của cái đầu thì anh sẽ có một con vật mà chiều dài thân mình chưa tới sau mươi phân, và nó có thể còn ngắn hơn thế nữa, hoặc dài hơn nếu nó có một cái đuôi. Nhưng khi con vật di chuyển, ta có chiều dài của bước chân nó. Dấu bước chân là mười centimét. Vậy là con vật này có cái thân mình dài với những chân rất ngắn. Tóm lại, đó là một thú leo được lên tấm riđô và là con thú ăn thịt.
- Làm sao mà anh suy diễn ra được điều đó?
- Bởi vì đã leo lên những tấm riđô. Ở khuôn cửa sổ có treo một lồng chim hoàng yến. Dường như mục tiêu của nó khi leo lên riđô là để bắt con chim.
- Thế thì con vật đó là gì?
- Đó là một loại chồn hạt dẻ, mõm nhọn, lớn hơn những con chồn mà tôi đã từng thấy.
- Nhưng nó dính dáng gì đến tội ác?
- Điều đó cũng lại tối tăm. Nhưng chúng ta biết là có một người đứng trên đường và rình mò cuộc cãi vã của hai vợ chồng, bởi vì những mành sáo còn chưa buông xuống và ngọn đèn còn được thắp sáng. Chúng ta cũng còn biết là người đó đã chạy băng ngang bãi cỏ, đã vào trong phòng khách nhỏ, có đem theo một con thú bí mật, và y đã đánh ông đại tá (nếu không, thì vừa lúc trông thấy y, ông đại tá đã té bật ngửa xuống thanh gác củi và bị tét đầu). Sau chót y bỏ đi với chiếc chìa khóa cửa.
- Những khám phá của anh làm cho nội vụ tối tăm hơn, thay vì làm cho nó được sáng tỏ!
- Anh có lý! Nhưng tôi đã làm cho anh thức quá khuya! Vậy ngày mai, trên đường đi Aldershot, tôi sẽ kể tiếp.
- Cảm ơn! Anh cứ kể tiếp.
- “Khi ra khỏi nhà vào hồi bảy giờ rưỡi, bà Barclay không giận hờn gì chồng; người đánh xe đã nghe bà nói chuyên với ông đại tá theo lối thân tình. Mặt khác, ngay sau khi về nhà, bà đã vào trong căn phòng và kêu người hầu pha trà; bất cứ người phụ nữ nào bị bồn chồn cũng đều làm như vậy, và ngay sau khi ông đại tá hiện ra là bùng nổ. Thế mà cô Morrison đã không rời khỏi bà trong suốt khoảng thời gian đó, cho nên mặc dù cô ta có chối cãi, nhưng chắc chắn cô có biết một cái gì đó.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi là có sự dan díu giữa cô Morrison và ông lính già, và cô này hẳn đã ít nhiều thổ lộ với người vợ. Điều đó giải thích rõ về cơn tức giận khi trở về nhà cũng như những lời chối bỏ của cô gái trong cuộc. Và điều đó cũng không mâu thuẫn lắm với những từ mà 3 người giúp việc nghe được. Nhưng lại có một người tên là David, lại có sự trìu mến của ông đại tá đối với vợ, và sau chót còn có sự lẻn vào của một người đàn ông khác. Thật khó mà chọn ra đường để tiến hành điều tra. Dù sao đi nữa, tôi không thiên về việc cô Morrison có ”tình ý“ với ông đại tá, nhưng tôi lại vững tin rằng chính cô ấy là người biết rõ sự bí mật vì sao bà Barclay thình lình thay đổi tính khí.
Vậy là tôi tìm tới nhà cô Morrison, giải thích rằng tôi tin chắc là cô biết rõ những sự việc, và tôi đã báo cho cô biết là bà Bát cơ sẽ bị đặt vào ghế của bị cáo về tội ám sát chồng, nếu nội vụ được làm sáng tỏ.
Morrison là một cô gái bé nhỏ, thanh khiết, có cặp mắt e lệ và mái tóc vàng hoe. Sau khi nghe chuyện, cô ngồi suy tư trong một lúc, rồi quay sang phía tôi và với dáng vè của người đã có một quyết định dứt khoát :
- Tôi đã hứa với bạn tôi rằng tôi sẽ không nói ra bất cứ điều gì. Nhưng nay bà ấy lâm trọng bệnh và đang trên bờ của sự tù tội, vậy thì tôi không thể làm thinh. Thưa ông, tối thứ hai đó chúng tôi từ Hội quán trở về. Lúc ấy vào khoảng chín giờ kém mười lăm. Khi băng ngang qua đường Hudson - một con đường rất lớn và rất yên tĩnh - tôi thấy một người đàn ông tiến lại phía chúng tôi: lưng rất còng và đeo một cái hộp chéo qua vai, đầu cúi thấp và bước đi với hai đầu gối co gấp lại. Ông ta ngước mắt lên đúng vào lúc chúng tôi bước vào trong cái vòng ánh sáng của ngọn đèn đường. Ngay tức khắc, ông ta đứng lại và kêu lên bằng một giọng khủng khiếp: “Lạy Chúa tôi, đây đúng là Nancy!” Bà Barclay bỗng tái mét. Bà hẳn đã sụp xuống nếu con quái vật đó không đỡ lấy bà. Tôi chực kêu cứu, nhưng bà lại dịu dàng nói với người đàn ông.
- Henry, em cứ tin rằng anh đã chết từ ba chục năm qua.
- Tôi đã từng bị chết! - Người kia trả lời.
Thật là kinh khủng khi nghe cái ngữ điệu trong tiếng nói của ông ta. Ông có một bộ mặt rám nắng, đáng lo ngại, với một ánh chói trong tia mắt. Tóc, râu má đã lấm tấm những sợi xám. Những nếp nhăn, những vết nhăn hằn trên mặt ông.
- Hãy đi tiếp một quãng, em gái! - Bà Barclay bảo tôi. - Chị muốn nói chuyện với ông đây. Không có gì phải lo sợ cả.
Bà nói với vẻ quả quyết, nhưng bà vẫn còn tái xanh.
Tôi đi trước một quãng để cho hai người tự do nói chuyện trong vài phút. Sau đó bà đi xuống phố. Cặp mắt bà long lanh. Tôi thấy người dàn ông khốn khổ đứng lại bên ngọn đèn đường và vung nắm đấm lên không khí, tựa hồ như ông ta bị điên vì tức giận. Bà không nói một lời nào cho tới khi chúng tôi về đến cửa nhà tôi. Lúc đó bà mới nắm lấy bàn tay tôi, yêu cầu tôi đừng nói gì với bất cứ ai về cuộc gặp gỡ này.
- Đó là một người quen cũ của chị, nay lại hiện ra.
Tôi hứa, bà ôm hôn tôi. Giờ đây vì lợi ích của bà, tất cả chuyện đó phải được biết đến.
Anh Watson, những lời khai của Morrison như là ánh sáng trong đêm. Tất cả những gì trước đây không lợi ích liên lạc với nhau thì nay lại ràng buộc nhau trong một trật tự bình thưòng. Tôi chỉ còn việc tìm gặp cái người dị dạng đó. Nếu anh ta còn ở Aldershot thì việc đó sẽ dễ dàng. Ban ngày tôi dò hỏi và buổi tối hôm đó, tôi đã biết địa chỉ. Đó là Henry Wood ở trọ trong cùng một đường phố và bà Barclay đã gặp ông tạ ông ta chỉ mới tới đó có năm ngày. Tôi đến gặp bà chủ nhà trọ và tự xưng là nhân viên mới đến thu những phiếu thuộc cảnh sát và bà ta đã bép xép :
- Cái ông Henry Wood là nhà ảo thuật và nghệ sĩ diễn rong. Ông ta đi diễn quanh các trại lính và các quán cà phê buổi chiều.
Trong cái hộp, có một con vật đã làm cho bà chủ nhà trọ phải nhiều phen sợ bở vía: đó là con thú mà ông đem ra trình diễn. Bà ấy còn cho biết đôi lúc ông nói một thứ tiếng lạ hoắc và hai đêm vừa qua ông ta cứ rên rỉ và khóc lóc ở trong phòng. Về tiền bạc, ông sòng phẳng, nhưng dẫu sao trong số tiền ứng trước thì ông đã trả cho bà một đồng florin giả.
Bà đưa cho tôi xem; đó là một đồng rupi Ấn Độ.
Giờ đây, sự thật hoàn toàn sáng tỏ rằng: hai người đàn bà chia tay nhau, người dị dạng đã đi theo họ trong khoảng cách xa, ông ta chứng kiến cảnh cãi cọ giữa hai vợ chồng, ông ta vội vã chạy vào trong phòng khách nhỏ và con thú mà ông ta mang theo đã trốn ra khỏi hộp. Nhưng ông ta là người duy nhất có thể cho chúng ta biết những gì đã xảy ra.”
- Và anh có ý định hỏi ông ta?
- Tất nhiên! Nhưng hỏi trước mặt một người chứng.
- Người chứng sẽ là tôi.
- Phải, điều đó làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng nếu ông ta từ chối, chúng ta buộc lòng đưa nọi vụ cho cảnh sát.
- Liệu ông ta còn ở đó không?
- Một trong những chú nhóc của tôi đã lảng vảng trước nhà trọ và nếu ông ta bỏ đi thì chú bé sẽ bám sát ông ta như một con đỉa. Ngày mai chúng ta sẽ gặp lại chú bé. Nhưng trong lúc chờ đợi, chính tôi là kẻ gây ra tội ác nếu tôi còn bắt anh thức lâu hơn nữa.

Chúng tôi tới nơi xảy ra tấm thảm trạng vào hồi giữa trưa rồi tới đường Hudson ngay lập tức.
- Đây là đường Hudson. A! Kìa, chú nhỏ tới báo cáo.
- Ông ta vẫn còn ở đó, thưa ông! - Một cậu bé vừa chạy tới vừa kêu lên với chúng tôi.
- Tốt! - Holmes nói khi vuốt ve má chú bé. - Lại đây, Watson. Chúng ta tới nơi rồi.
Holmes đưa vào tấm thiếp trên đó chỉ vài lời ngỏ ý muốn được gặp ông Hennry Wood về một việc quan trọng. Ngay sau đó chúng tôi được mời vào nhà. Mặc dù đang mùa nóng nực, ông ta vẫn thu mình bên ngọn lửa và căn phòng đúng là một cái lò.
Henry Wood hoàn toàn dị hình và co rúm trên một cái ghế đáp nhựa. Nhưng khuôn mặt ông hướng về chúng tôi, thuở trước hẳn là rất điển trai.  Ông nhìn chúng tôi với vẻ nghi hoặc. Không nói mà cũng chẳng đứng lên, ông chỉ cho chúng tôi hai cái ghế dựa.
- Ông từ bên Ấn Độ về, tôi nghĩ thế? - Holmes hỏi với một giọng nhã nhặn. - Tôi tới về cái vụ nho nhỏ mà ông đã biết: cái chết của đại tá Barclay.
- Vụ đó thì can hệ gì tới tôi?
- Tôi cũng mong muốn sự việc như thế. Bởi vì nếu nội vụ không được làm sáng tỏ thì bà Barclay - vốn là một người bạn cũ của ông - sẽ bị gán cho tội giết người.
Người đó giật nẩy mình, kêu lên :
- Tôi không biết ông là ai, cũng chẳng hiểu vì sao ông lại biết được điều đó.
- Người ta chỉ còn chờ đợi bà tỉnh lại để bắt giam bà.
- Lạy Chúa! Ông là cảnh sát hả?
- Không.
- Thế thì sao ông lại can thiệp vô?
- Tôi can thiệp là để cho công lý được thể hiện.
- Ông có thể tin nơi tôi, bà ấy vô tội.
- Thế thì chính ông là phạm tội.
- Không. Tôi không gây ra tội ác.
- Vậy, ai giết đại tá James Barclay?
- ”Chúa giết ông ta. Nhưng ông hãy nhớ lấy điều này: nếu như tôi có đập vỡ óc y ra thì cũng rất đáng với cái tội của y. Ông muốn tôi khai à? Được, tôi chẳng có gì phải hổ thẹn cả. Đây, hiện giờ trên lưng tôi có một cái bướu lạc đà và những xương sườn xiêu vẹo. Nhưng đã có một thời, hạ sĩ Henr Wood này là người đẹp trai nhất trong trung đoàn bộ binh 117. Thuở đó, chúng tôi ở bên Ấn Độ, tại vùng Bhurtee. Barclay là trung sĩ trong cùng một đại đội với tôi. Còn người đẹp của trung đoàn...
Đúng thế! Là Nancy Devoy; thân phụ cô là trung sĩ trưởng đội. Hai chàng trai cùng yêu cô và chỉ có một được cô yêu thương: Tôi. Tôi đã chiếm được trái tim cô, nhưng cha cô lại ưa Barclay hơn. Tôi là một người mạo hiểm, một tay phiêu lưu, còn Barclay là người có học và người ta đã dự đoán trước là anh sẽ thành sĩ quan. Nhưng Nancy lại tha thiết yêu tôi và tôi tin là tôi sẽ lấy được nàng. Than ôi, cuộc nổi loạn của tính bản địa Cipayes bùng nổ và khắp xứ ngập chìm trong máu lửa!
Toàn thể trung đoàn, thêm phân nửa đội pháp binh, một đại đội lính người Sikhs và nhiều người thường dân cùng đàn bà, trẻ con bị bao vây trong miền Bhurtee. Tới tuần thứ hai thì nước bắt đầu khan hiếm. Cần phải liên lạc với đoàn quân của tướng Neill đang ngược lên xứ đó. Đó là cơ may duy nhất. Tôi tự ý tình nguyện lẻn ra khỏi vòng vây và báo cho tướng Neill biết về tình trạng nguy ngập của chúng tôi. Đề nghị của tôi được chấp thuận. Tôi bàn bạc với trung sĩ Barclay, là người biết rõ thực địa hơn bất cứ ai. Ông ta đã vẽ cho tôi một bản đồ để ra khỏi vòng vây. Tới 10 giờ tối tôi lên đường. Có cả ngàn sinh mạng cần được cứu sống, nhưng thật tâm tôi chỉ nghĩ đến có một người: Nàng.
Con đường men theo một dòng nước cạn: tôi hy vọng là đi như thế sẽ thoát được sự canh chừng của bên địch. Nhưng trong lúc đang bò, tôi rơi vào tay sáu tên lính gác đang chờ đợi tôi. Trong hai giây, tôi bị choáng váng vì một cú đánh rồi bị trói. Cú đánh đó làm cho tôi đau đớn trong lòng người hơn là ở trên đầu, bởi vì tôi nghe quan Cipayes nói với nhau rằng chính Barclay đã cho một đầy tớ địa phương đến báo tin cho họ, nhờ vậy họ mới bắt được tôi.
Ngày hôm sau, vùng Bhurtee được quân của tướng Neill giải cứu, nhưng quân nổi loạn đem tôi theo chúng trong cuộc rút lui.
Tôi bị tra tấn. Tôi đào thoát. Tôi bị bắt lại và bị hành hạ thành người tàn phế. Một phần quân phiến loạn bỏ trốn qua Népal; tôi phải theo đoàn đó. Chúng tôi còn đi xa hơn, đi tới tận Darjeeling. Ở đó dân sơn cước giết quân phiến loạn và tôi trở thành nô lệ của họ.
Tôi lại bỏ trốn nữa. Nhưng thay vì đi về hướng Nam, tôi lại ngược lên hướng Bắc, đến xứ người Afghans. Tôi lang thang ở đó trong mười năm, rồi trở xuống Punjab là nơi tôi đã sống với dân địa phương, kiếm ăn bằng cách làm trò ảo thuật. Tôi làm sao dám trở về nước Anh. Thà cứ để cho Nancy và các bạn cũ cứ giữ mãi cái hồi ức về một gã Henry Wood đã chết với một cái lưng thẳng, hơn là thấy tôi trong một cái hình thể của một kẻ dị dạng gớm ghiếc như vậy. Họ tin chắc là tôi đã chết. Như thế lại càng hay! Tôi nghe nói Barclay đã cưới Nancy và đã được thăng cấp trong trung đoàn.
Nhưng khi về già, người ta tha thiết nhớ cố hương. Trong những năm dài, rồi những năm dài, tôi đã đeo đuổi theo hình ảnh bao đồng cỏ xanh và các hàng rào bên nước Anh. Sau cùng tôi muốn nhìn lại chúng một lần chót trước khi lìa đời”.
- Câu chuyên của ông thật là cảm động - Sherlock Holmes nói - Tôi đã biết có cuộc gặp mặt giữa ông và bà Barclay. Ông đã đi theo bà ấy về nhà, nhìn qua cánh cửa sổ, ông thấy họ cãi nhau, chắc hẳn là người vợ trách móc ông chồng về câu chuyện ngày xưa. Những tình cảm cá nhân của ông lúc đó đã thắng, ông lièn chạy băng qua bãi cỏ và vào trong phòng.
- Đúng. Thưa. Và khi thấy tôi, y té gục đầu xuống thanh gác củi. Nhưng y đã chết trước khi gục xuống: tôi trông thấy cái chết trên mặt y, cũng rõ ràng như tôi đọc sách này. Việc nhìn thấy tôi tựa như viên đạn súng lục bắn thẳng vào trái tim tội lỗi của y.
- Rồi sau đó?
- Nancy ngất đi. Tôi rút trong bàn tay nàng cái chìa khóa, định mở cửa đi tìm người cấp cứu. Nhưng tôi nảy ra cái ý định nên để nàng lại đó, còn mình thì bỏ trốn. Tôi nhét cái chìa khóa vào túi và đánh rơi cây gậy trong lúc đuổi theo Teddy đang lên lên tấm riđô. Khi tôi nhốt được nó vào trong cái hộp, tôi chạy đi với tốc độ nhanh nhất.
- Teddy là ai? - Holmes hỏi.
Henry cúi xuống và lôi ra một con vật bé nhỏ xinh đẹp màu đỏ lạt, mảnh mai và mềm mại, một cái mũi dài màu hồng và cặp mắt đỏ tuyệt đẹp.
- Một con chồn đen.
- Vâng, người ta gọi như thế, hoặc còn gọi nó là cầy ăn rắn. Tôi gọi nó là con bắt rắn. Tôi có nuôi một con rắn hổ đã bẻ hết răng nanh, và mỗi tối Teddy lại bắt rắn để mua vui cho những người trong xứ. Còn có chuyện gì ông muốn biết nữa không, thưa ông?
- Rất có thể là chúng tôi sẽ cần đến ông, nếu bà Barclay bị gặp khó khăn.
- Trong trường hợp đó, xin ông hãy tuyệt đối tin cậy nơi tôi!
- Giờ đây, ông đã vừa ý khi biết rằng trong ba mươi năm qua, lương tâm ông đại tá đã không ngừng cắn rứt về cái hành vi phản bội của mình. A, ông thiếu tá Murphy đang đi bên kia đường. Xin chào, ông Wood.
Chúng tôi đuổi kịp ông thiếu tá.
- A, Holmes - Thiếu tá reo lên - ông đã biết tin gì chưa.
- Chuyện gì vậy?
- Cuộc điều tra đã kết thúc. Y sĩ chứng nhận rằng nạn nhân chết vì chứng ngập máu. Tóm lại đây chỉ là một vụ thật tầm thường.
- Ồ, rất tầm thường! - Holmes cười và trả lời. - Mình đi thôi, anh Watson! người ta chẳng còn cần đến chúng ta nữa.

Trong lúc đi ra nhà ga, tôi nói với Holmes :
- Có một điều tôi vẫn chưa rõ: người chồng tên là James và người kia là Henry, tại sao bà ấy lại nói đến tên David?
- Đó là một từ ngữ dùng để oán trách.
- Để oán trách?
- Trong kinh Thánh, nhân vật David thỉnh thoảng lại sa đọa, hắn đã hành động y hệt như trung sĩ James Barclay vậy.
HẾT

Người thông ngôn Hy Lạp



Người thông ngôn Hy Lạp
Arthur Conan Doyle
 
Những hồi ức về Sherlock Holmes

Người thông ngôn Hy Lạp
Chưa bao giờ tôi thấy Holmes nhắc tới gia đình và quãng đời thơ ấu của anh. Tôi thì tôi coi anh như một người kỳ dị cá biệt. Lòng ghét cay ghét đắng đàn bà, sự ghê sợ có thêm những người bạn mới, sự khăng khăng không nhắc đến những người bạn thân là đặc tính của anh. Tôi đã tin rằng anh là trẻ mồ côi và là kẻ “vô gia đình”, nhưng ngày nọ tôi ngạc nhiên khi nghe anh nói về người anh của anh.
Một buổi chiều hè, sau lúc uống trà, câu chuyện có vẻ rời rạc. Từ những Câu lạc bộ chơi banh, chúng tôi chuyển tới tranh luận về sự lai giống cùng những khả năng di truyền. Cái khả năng quan sát và suy diễn mà anh có được là do anh được giáo dục có hệ thống.
Tổ tiên tôi là những người điền chủ nhỏ ở nông thôn, những người đã sống một cuộc sống phù hợp với giai cấp xã hội của họ. Tuy nhiên tôi lại chọn một lối sống hoàn toàn khác hẳn, có thể là do bà nội tôi là em gái Vernet, một họa sĩ người Pháp. Nghệ thuật trong dòng huyết thống có thể nảy nở thành những phong cách rất khác nhau.
- Nhưng làm thế nào mà anh biết được những đức tính đó là di truyền?
- Bởi vì anh Mycroft của tôi thừa hưởng những đức tính đó ở một mức độ cao hơn tôi nhiều.
- Nếu ở đây có một người nào đó có nhiều thiên tư hơn anh, thì tại sao người ta chưa biết đến anh ấy. Phải chăng anh khiêm tốn mà nói như vậy?
Holmes cười với tất cả chân tâm.
- Anh bạn thân mến! Đó là sự thật.
- Thế sao anh ấy lại không nổi danh.
- Anh ấy rất nổi tiếng tại Câu lạc bộ.
- Câu lạc bộ nào?
- Câu lạc bộ Diogenes.
- Tôi hoàn toàn không biết gì về hội quán đó.
Holmes rút đồng hồ trong túi ra :
- Câu lạc bộ Diogenes là hội quán kỳ lạ nhất ở Luân Đôn, và Mycroft luôn luôn đến đó trong khoảng từ 4 giờ 45 phút đến 7 giờ 40. Bây giờ là 6 giờ, ta đến đó chơi.
Năm phút sau, chúng tôi đã ra ngoài đường. Holmes nói :
- Anh ngạc nhiên khi thấy Mycroft có khả năng suy diễn giỏi hơn tôi nhưng không trở thành thám tử chứ gì? Tôi xin trả lời thắc mắc đó: Mycroft không thể làm thám tử được,...
- Nhưng anh đã nói là...
- ... anh ấy quan sát và suy diễn giỏi hơn tôi. Nếu nghệ thuật của nhà thám tử chỉ gồm có mỗi một việc ngồi nhà mà suy luận thì anh tôi sẽ là một cảnh sát giỏi nhất trên đời. Nhưng tiếc thay, anh ấy lại thiếu tham vọng và nghị lực. Anh chẳng buồn bỏ công kiểm tra những điều đã khám phá được. Tôi đã thẩm vấn anh một vài vụ và anh đã giúp tôi thành công.
- Như vậy, đó không phải là nghề của anh ấy hay sao?
- Không, đó chỉ là một thú tiêu khiển của anh ấy mà thôi. Nhờ có năng khiếu khác thường về những con số, anh được người ta mời vào việc kiểm tra tài khoản trong các bộ. Anh làm việc đều đặn như một cái đồng hồ: sáng đi tới Câu lạc bộ, chiều trở về nhà... Suốt năm, anh không làm bất cứ một việc nào khác và chẳng cần xuất hiện ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ Câu lạc bộ Diogenes, nằm ngay trước nhà của anh.
- Câu lạc bộ đó rất xa lạ với tôi.
- Đương nhiên. Ở Luân Đôn có nhiều người không thích giao du với ai cả. Câu lạc bộ Diogenes được lập ra để giành riêng cho những người ấy. Không một thành viên nào của Câu lạc bộ Diogenes chịu quan tâm tới bất kỳ một bạn đồng sự nào. Ngoại trừ trong phòng khách dành cho người lạ, còn thì không một ai được nói chuyện, dù với bất cứ lý do nào; vi phạm tới lần thứ ba, kẻ ba hoa đó có thể bị trục xuất. Anh tôi là một trong những người sáng lập ra Câu lạc bộ đó.
Vừa đi vừa nói, lát sau chúng tôi đã tới Pall Mall. Holmes dặn tôi giữ yên lặng, rồi đi trước, dẫn tôi vào trong tiền sảnh. Qua một tấm vách bằng kính, tôi thấy một phòng rộng mênh mông và bày biện đồ đạc sang trọng, bên trong có nhiều người, mỗi người ngồi ở một góc, đọc nhật báo, hoặc tạp chí. Holmes đưa tôi tới một phòng khách nhỏ hơn, để tôi ở đó một phút, rồi trở lại cùng với một người; có thể đó là anh của Holmes.
Mycroft lớn hơn và mạnh khỏe hơn Holmes nhiều, cặp mắt xám lợt, tia nhìn sắc sảo, sâu thẳm, tràn ngập một sự linh hoạt.
- Tôi sung sướng được gặp ông, thưa ông, - Mycroft nói với tôi trong lúc chìa ra một bàn tay rộng. - Tôi nghe thiên hạ nhắc tới Sherlock ở khắp nơi kể từ khi ông viết về chú ấy trên báo.
Quay sang phía Holmes, anh nói tiếp :
- À, tuần qua, anh có ý mong gặp chú về cái vụ Manor House. Chú bị khó khăn, phải thế không?
- Không. Em đã giải quyết xong vụ đó rồi. - Holmes cười, trả lời.
- Đúng là Adams.
- Phải, chính hắn.
- Anh đã tin chắc ngay từ đầu mà.
Hai anh em ngồi bên nhau trong chỗ khuôn cửa sổ nhô ra. Mycroft nói tiếp :
- Đây là một nơi lý tưởng cho kẻ nào muốn tìm hiểu nhân loại. Hãy nhìn những cái mẫu tuyệt đẹp kia mà coi! Hãy nhìn hai gã đang đi về hướng chúng ta.
- Người ghi điểm bi-da và người kia?
- Phải. Chú nghĩ sao về người kia?
Hai người kia dừng lại ngay trước khuôn cửa sổ, một trong hai người có vài vết phấn viết bảng trên túi áo gi-lê. Người kia rất nhỏ con, tóc nâu, đội cái nón hất về đằng sau và dưới cánh tay có cắp nhiều gói đồ.
- Một cựu quân nhân.
- Và mới vừa được giải ngũ - Mycroft nhận xét.
- Anh ta đã phục vụ bên Ấn Độ.
- Như một hạ sĩ quan.
- Trong pháo binh.
- Và góa vợ.
- Nhưng có một đứa con, chú nó.
- Nhiều đứa con.
- Coi nào. Điều đó hơi quá đáng chăng. - Tôi cười, nói xen vào.
- Một người có cái tư thế đó, cái dáng và quyền thế đó và cái da bị mặt trời nung đó, thì anh ta phải là “một quân nhân” có “cấp bậc hạ sĩ quan” và đã “từ Ấn Độ trở về”. - Holmes nói một hơi.
- Ông ta vừa mới được giải ngũ bởi vì hiện giờ ông ta vẫn còn “mang giày nhà binh”. - Mycroft giải thích.
- Ông ta không có một lối đi của kỵ binh, ấy thế mà ông ta lại đội mũ lệch sang một bên, bởi vì một bên vầng trán có màu sậm hơn bên kia; thân hình ông ta không phải là của một công binh. Vậy thì ông là “lính pháo binh” - Holmes nói tiếp.
- Ông ta đang có tang lớn: chúng ta có thể suy diễn ra là ông ta mất một ai đó rất gần gũi. Việc phải đi mua sắm chứng tỏ là “vợ ông đã chết”. Ông ta đi mua nhiều món linh tinh cho các con. Có một cái lúc lắc cho con nít chơi, vậy là một trong những đứa con ông ta còn rất nhỏ. Vợ ông ta hẳn đã từ trần từ khi sinh con. Việc ông ta kẹp dưới cánh tay một cuốn truyện tranh cho thấy là “ông ta còn có một đứa con khác”.
Tôi bắt đầu tin rằng Mycroft quả thật có nhiều thiên tư sắc bén hơn Holmes. Holmes liếc mắt nhìn tôi và mỉm cười. Mycroft nói :
- Này chú, người ta vừa đưa tới anh một vấn đề rất hợp với chú. Anh không có can đảm nghiên cứu nó tận tường, nhưng nếu chú muốn nghe.
- Em rất vui sướng!
Mycroft viết vài dòng chữ trên một tờ giấy, gọi chuông, rồi đưa lá thư cho một người hầu.
- Tôi mời ông Melas lại đây. Ông ấy ở tầng lầu bên trên lầu tôi, tôi chỉ biết sơ thôi. Đó là một nhà ngữ học người Hy Lạp, làm thông ngôn trong các tòa án và làm hướng dẫn cho những tay nhà giàu Đông Phương.
Một lát sau, một người thấp và béo lùn đến, ông ta có nước da màu ôliu và mái tóc đen. Ông nồng nhiệt siết tay Holmes.
- Cảnh sát chẳng bao giờ tin những lời khai của tôi - Ông nói bằng một giọng giễu cợt. - Họ cho rằng tôi phịa ra câu chuyện đó.
- Tôi vểnh tai lên mà nghe ông đây! - Holmes nói.
- “Chuyện xảy ra vào ngày hôm kia. Tôi biết rất nhiều thứ tiếng. Nhưng vì tôi là người Hy Lạp nên được yêu cầu dịch tiếng Hy Lạp nhiều hơn cả. Tôi thường bị gọi vào những lúc “ngoài giờ” vì du khách tới muộn. Buổi tối ngày thứ hai, ông Harold tới giật chuông nhà tôi và yêu cầu tôi đi theo ông trong một cỗ xe ngựa thuê đang đợi trước cửa.
- Một người Hy Lạp đã tới gặp tôi để bàn công việc làm ăn, - Ông ta bảo tôi - người ấy chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ông ta ngụ trong vùng Kensington.
Trong chiếc xe ngựa sang trọng, ông Harold ngồi trước mặt tôi. Xe đi ngang qua bùng binh Charing và đại lộ Shaftessbury, khi tới đường Oxford, tôi đánh liều đưa ra ý kiến nên cho xe đi theo con đường ngắn nhất để tới Kensington, nhưng tôi ngưng bặt trước thái độ bất thường của người khách.
Ông ta rút ra khỏi túi một cây dùi cui rất lớn và khua nó nhiều lần, tựa hồ như ông ta muốn thử sức nặng của nó. Rồi ông ta đặt nó xuống bên cạnh. Sau đó ông ta kéo kính ở hai bên xe lên: các kính đó được dán giấy kín đến mức tôi chẳng còn trông thấy gì còn ở bên ngoài.
- Rất tiếc phải che mắt ông bạn lại, thưa ông Melas! - Ông ta nói. - Chúng tôi không muốn cho ông biết nơi ông sẽ tới, để ông khỏi bị rắc rối về sau.
Tôi hoàn toàn choáng váng. Harold còn trẻ, cường tráng với những bờ vai rộng. Ngay cả khi anh ta không có vũ khí đi nữa, tôi cũng không thể nào địch nổi anh ta.
- Đây là một cách cư xử rất khác thường. - Tôi ấp úng nói.
- Tôi đã suồng sã đối với ông. - Anh ta trả lời tôi. - Nhưng tôi sẽ đền bù cho ông. Tuy nhiên, tôi phải báo trước, nếu ông tìm cách báo động hoặc làm bất cứ điều gì chống lại tôi thì ông sẽ hối hận đấy!
Anh ta nói bằng một giọng trầm tĩnh, nhưng rất ư đe dọa. Tôi lặng thinh, không ngừng tự hỏi vì sao hắn bắt cóc tôi. Nhưng rõ ràng mọi sự kháng cự đều vô ích.
Xe chạy gần hai tiếng đồng hồ và tôi không hề biết hướng xe đi. Thỉnh thoảng tiếng ầm ầm của bánh xe lăn cho tôi biết xe chạy trên mặt đường lát: nhiều lúc xe chạy êm ru, gợi ra mặt đường trải nhựa. Ánh sáng không lọt được qua cửa kính bị dán giấy và một tấm ri-đô màu xanh đã được kéo phủ tấm kính ở đằng trước. Chúng tôi rời Pall Mall vào hồi 7 giờ kém 15 và dừng lại vào lúc 9 giờ kém 10. Chàng trai hạ kính xe và tôi nhận ra một vòm cổng trên có một ngọn đèn lồng thắp sáng. Khi tôi xuống xe thì cổng đã mở ra.
Trong nhà có một có một cây đèn mà ngọn lửa quá nhỏ đến mức tôi chỉ vừa đủ phân biệt được một gian tiền sảnh thật lớn, có trang hoàng nhiều họa phẩm. Tôi cũng quan sát thấy người ra mở cửa là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, nhỏ bé gầy gò, đôi vai còng, mắt kiếng. Ông ta hỏi.
- Có phải ông Melas đấy không, Harold?
- Phải.
- Xin ông đừng giận chúng tôi, chúng tôi rất cần đến ông. Nếu ông xử sự đàng hoàng thì ông sẽ không có gì phải hối tiếc cả.
Ông ta nói một cách đứt khúc, với nhiều tiếng cười nhỏ cắt ngang mỗi câu nói. Tôi thú nhận là tôi sợ ông ta hơn là sợ người thanh niên.
- Ông muốn gì nơi tôi?
- Chúng tôi nhờ ông phiên dịch. Dịch chính xác và không được thêm bớt tí gì cả.
Ông ta lại phát ra tiếng cười nho nhỏ, rồi mở một cánh cửa ra và đưa tôi vào một căn phòng thật rộng rãi, tấm thảm rất dày, ghế bành bọc nhung, một cái lò sưởi cao màu trắng. Dưới ng ọn đèn có một cái ghế dựa: người lớn tuổi mời tôi ngồi xuống đó. Người trẻ tuổi đã ra khỏi phòng, nhưng rồi anh ta quay lại qua một ngả cửa khác, dẫn theo một nhân vật mặc một loại áo ngủ rộng và bước đi chậm chạp. Khi người đó tới trong vùng ánh sáng, tôi thấy ông ta cực kỳ tái mét, gương mặt hốc hác, đôi mắt lồi ra, mặt ông ta quấn chằng chịt nhiều lớp vải mỏng có phết hồ dán: ngay cả cái miệng cũng bị che kín bằng một vải rộng làm cho miệng ông bị nghẽn kín hoàn toàn.
- Cậu có cái bảng nhỏ đó không, Harold? - Người lớn tuổi kêu lên trong lúc người bị quấn vải buông rơi mình xuống một cái ghế dựa. - Đã cởi trói cho ông ấy chưa? Tốt. Đưa cho ông ấy cây viết chì. Chúng tôi sẽ đặt ra những câu hỏi, thưa ông Melas, và ông ấy sẽ viết ra các câu trả lời. Trước hết, xin ông hỏi xem ông ấy có sẵn sàng ký giấy không.
- Đôi mắt người lạ phóng ra những tia lửa. Không bao giờ ông ta chịu viết trên bảng đen.
- Không ký với bất cứ điều kiện nào hay sao? - Tôi dịch, sau khi bọn kia nêu ra câu hỏi.
- Tôi chỉ ký khi mà cô ấy làm lễ cưới trước mặt tôi, do một linh mục Hy Lạp mà tôi quen biết đứng chủ lễ.
Người nọ thốt ra nụ cười hiểm độc :
- Thế thì, anh biết cái gì chờ đợi anh chứ?
- Tôi chẳng sợ cái gì cả.
Đó là một mẩu những câu hỏi và câu trả lời trong cuộc nói chuyện kỳ lạ, phân nửa hỏi, phân nửa viết. Một cách đều đặn, tôi phải hỏi xem ông ta có chịu nhượng bộ và ký tên vào bản cam kết không. Cũng không kém đều đặn, tôi luôn luôn nhận được câu trả lời phẫn nộ. Nhưng ngay sau đó một ý nghĩ chợt đến với tôi. Tôi tự ý thêm những câu ngắn (do chính mình nghĩ ra) vào sau những câu hỏi: thoạt đầu thật vô hại, ngõ hầu để thử xem hai tay bạo ngược đó có biết chút ít tiếng Hy Lạp không. Khi thấy chúng không có phản ứng nào, tôi chơi bạo hơn. Cuộc đối thoại của chúng tôi lúc đó giống như thế này :
- Anh sẽ chẳng được lợi ích nếu cứ ngoan cố mãi. Ông là ai?
- Tôi cóc cần. Tôi là một người lạ ở Luân Đôn.
- Ông thí mạng đó. Ông đã ở đây từ bao lâu?
- Thây kệ. Ba tuần.
- Những của cải đó sẽ không bao giờ còn thuộc về ông nữa. Ông bị đau ra sao?
- Của cải sẽ không rơi vào tay bọn vô lại. Bọn chúng bỏ đói tôi.
- Ông sẽ được tự do, nếu như ông chịu ký. Nhà này là nhà nào?
- Tôi sẽ không bao giờ ký. Tôi không biết.
- Ông chẳng giúp ích được chút nào cho cô ấy đâu. Ông tên là gì?
- Cô ấy cứ việc đến đây nói cho tôi biết! Kratides.
- Ông sẽ gặp cô ấy nếu ông chịu ký. Ông từ đâu tới.
- Thế thì tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại cô ấy. Từ Athènes.
Thưa ông Holmes, chỉ cần thêm năm phút nữa là tôi có thể làm sáng tỏ câu chuyện, nhưng ngay lúc đó, cánh cửa lại mở ra và một người đàn bà bước vào. Cô ta cao, mảnh mai, tóc nâu và mặc một cái áo trắng rộng thùng thình. - “Harold”, cô ta kêu lên với một âm tiết tồi. “Em không thể ở nơi đó được nữa. Em cảm thấy quá cô đơn. Ồ, anh Paul đây mà!”.
Cô ấy nói câu sau chót bằng tiếng Hy Lạp. Cùng lúc, nạn nhân trong một nỗ lực mạnh mẽ, đã bứt lớp vải mỏng có phết hồ dán trên đôi môi ra và hét lên :
- Sophie! Em!
Ông lao vào trong vòng tay người phụ nữ. Hai người chỉ ôm nhau trong một thoáng, bởi vì người trẻ tuổi đã nắm lấy người đàn bà, đẩy ra khỏi phòng, trong lúc người già kia túm lấy người tù nhân và dẫn ra ngã cửa kia. Còn lại mình tôi. Tôi đứng lên, suy nghĩ xem tôi có thể nào tìm ra nơi đây là đâu. Nhưng thật may là tôi đã không động đậy. Vừa ngước mắt lên, tôi thấy người đứng tuổi đang quan sát tôi.
- Thế là đủ rồi, ông Melas! Chúng tôi đánh giá cao những phẩm chất của ông.
Tôi nghiêng mình.
- Đây là năm đồng. - Ông ta nói, khi tiến lại bên tôi. - Một món thù lao trọng hậu. Nhưng ông hãy nhớ đấy!
Ông ta nói thêm, tay vỗ nhẹ lên vai tôi và buông ra tiếng cười nho nhỏ.
- Nếu ông nói ra chuyện này với bất cứ ai... với bất cứ ai, ông nghe rõ chưa? Thì lúc đó Chúa cũng không cứu nổi ông. Xe đang chờ ông.
Tôi gần như bị ném ra căn phòng ngoài, rồi vào trong cỗ xe. Một lần nữa tôi lại thấy cây cối và thửa ruộng. Gã Harold ngồi trước mặt tôi. Sau một chuyến đi bất tận, chúng tôi dừng lại :
- Ông hãy xuống đây, thưa ông Melas. Tôi rất tiếc phải bỏ ông xuống cách nhà ông quá xa, nhưng tôi không được quyền chọn lựa.
Anh ta mở cánh cửa xe và tôi có vừa đủ thì giờ để nhảy xuống, bởi vì người đánh xe đã quất roi vào con ngựa và cỗ xe phóng đi thật nhanh. Tôi nhìn chung quanh, thấy mình đang ở trong một đồng cỏ, rải rác có những bụi kim tước. Đằng xa có một dãy nhà, rải rác đó đây những ánh sáng hắt ra ngoài khuôn cửa sổ trên những tầng lầu. Nhìn về phía bên kia, tôi thấy những tín hiệu đèn đỏ của đường sắt.
Cỗ xe đã vượt ngoài tầm mắt. Tôi đang phân vân không biết mình đang ở đâu thì chợt thấy một người tiến tới. Đó là một phu khuân vác ở nhà ga.
- Xin ông vui lòng cho tôi biết đây là đâu?
- Hạt Wandsworth.
- Làm sao đáp tàu đi Luân Đôn.
- Cách đây hai cây số. Nếu đi nhanh thì còn kịp chuyến chót.
Thưa ông Holmes, chuyến phiêu lưu của tôi kết thúc như vậy đó”.
Chúng tôi ngồi yên lặng hồi lâu. Sau cùng Holmes liếc sang Mycroft.
- Anh có thấy một hướng điều tra nào không?
Mycroft lấy tớ báo Daily News trên mặt bàn :
- “Một phần thưởng được tặng cho người nào biết chỗ ở của công dân Hy Lạp tên là Paul Kraides, từ Athènes tới; và là người không biết nói tiếng Anh. Một phần thưởng khác sẽ được đổi lấy bất cứ tin tức nào liên quan đến một phụ nữ Hy Lạp tên là Sophia. Trả lời về X2473. Tất cả các nhật báo đều đăng lời nhắn tin này. Cho tới nay chưa có hồi âm”.
- Thế còn đại diện của nước Hy Lạp?
- Tôi đã tới hỏi thăm. Người ta chẳng biết gì hết.
- Một bức điện gửi cho cảnh sát ở Athènes, thế nào?
- Sherlock có tất cả nghị lực của gia đình - Mycroft nói với tôi. - Vậy thì, hãy nhận lấy trách nhiệm và hãy báo cho anh biết tin, nếu chú thành công.
- Em sẽ báo tin cho anh biết cũng như sẽ báo cho ông Melas rõ. Trong khi chờ đợi, thưa ông Melas, ông hãy đề phòng cẩn thận.
Trên đường, Holmes dừng lại bưu cục và đánh đi nhiều bức điện tín.
- Anh Watson, chúng ta đã không lãng phí buổi tối nay.
Vấn đề này có vài dữ kiện không kém tầm thường.
- Anh giải quyết được chứ?
- Khi đã biết được phân nửa mà không khám phá ra nốt phần còn lại, thì còn bất hạnh nào hơn!
- Cô gái Hy Lạp đó đã bị chàng trai người Anh tên là Harold bắt cóc - Tôi nói.
- Bắt cóc từ đâu?
- Từ Athènes.
Sherlock lắc đầu nói :
- Người thanh niên đó không nói được một tiếng Hy Lạp, còn cô gái nói được tiếng Anh. Vậy là cô ta đã sống trong một thời gian ở nước Anh, nhưng còn hắn thì không sang Hy Lạp.
- Được. Thế thì chúng ta giả thiết rằng cô ấy lưu lại nước Anh và gã lưu manh dụ dỗ được cô ta. - Tôi nói.
- Rất có lý.
- Anh ruột cô ta tới nước Anh để can thiệp, nhưng ông rơi vào tay bọn chúng. Chúng giam giữ ông, dùng vũ lực buộc ông phải ký vào một văn kiện chuyển tài sản của cô gái cho chúng, bởi vì ông ta là người quản lý tài sản đó. Ông từ chối. Để có thể đạt tới sự thoả hiệp, chúng cần có một người thông ngôn và chúng đã chọn ông Melas, sau khi đã dùng một người khác từ trước đó. Cô gái không biết là anh cô đã tới đây và cô chỉ biết được sự kiện này nhờ sự tình cờ.
- Hoan hô, Watson. - Holmes kêu lên. - Anh đã gần đoán ra. Chúng ta nắm tất cả mọi quân bài, chỉ còn lo ngại chúng dùng bạo lực.
- Làm sao tìm ra sào huyệt chúng.
- Nếu cô gái tên là Sophie Kratides, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra cô. Bởi vì gã Harold đã làm quen với cô ít ra đã được vài tuần. Nếu họ ở cùng một nơi thì tin nhắn của Mycroft được hồi âm.
Chúng tôi về tới nhà Holmes lên cầu thang trước và cửa mở, anh rất ngạc nhiên khi thấy Mycroft đang ngồi trong ghế bành và bình thản hút thuốc.
- Vào đi, Sherlock. Hãy vào đi, ông Watson. - Mycroft nói, khi thấy chúng tôi. - Chú không ngờ là tôi chịu dấn thân vào vụ này, phải thế không Holmes? Vụ này làm tôi thích thú.
- Anh đến đây bằng gì?
- Xe ngựa.
- Có tin gì mới chăng?
- Anh đã nhận được hồi âm.
- A!
- Phải, thư trả lời tới anh vài phút, sau khi các chú ra về.
- Thư nói gì?
- Mycroft rút ra một tờ giấy.
- Nó đây này. Tôi xin đọc nhé. “Thưa ông, để trả lời cho tin nhắn của ông về ngày hôm nay, tôi cho ông biết rằng tôi hiểu rất rõ về người phụ nữ ấy. Nếu ông đến gặp tôi, tôi sẽ cho ông bi ết vài chi tiết liên quan tới câu chuyện đau buồn của cô ấy. Hiện nay cô đang ở tại biệt thự Les Myrtes tại Beckenham. Người bạn tận tâm của ông J.Davenport”. Ông ấy viết từ Brixton. Này Holmes, em có nghĩ rằng chúng ta nên đi tới không?
- Mạng sống của anh cô ta quan trọng hơn câu chuyện đau buồn của cô ta. Chúng ta cần tới ngay Scoland Yard để tìm thanh tra Gregson và cùng nhau đi tới Bekenham. Một cái chết đang được tính từng giờ!
- Chúng ta tới rủ ông Melas đi cùng. Biết đâu chúng ta chẳng cần tới một người thông ngôn. - Tôi gợi ý.
- Ý kiến tuyệt vời! - Holmes nói. - Hãy sai người đi tới một cỗ xe.
Holmes mở ngăn kéo và nhét khẩu súng lục vào túi.
- Phải. - Anh nói để trả lời cho tia nhìn của tôi. - Chúng ta phải đối phó với một băng nhóm đáng sợ.
Màn đêm buông xuống khi chúng tôi tới Pall Mall. Chúng tôi gọi chuông căn hộ của ông Melas.
- Bà vui lòng cho tôi biết ông Melas có ở nhà không? - Mycroft hỏi.
- Tôi không biết ông đi đâu. - Người đàn bà mở cửa cho chúng tôi trả lời. - Tôi chỉ biết là ông ấy đã ra đi cùng với một ông trong một cỗ xe.
- Ông kia có xưng tên không?
- Không, thưa ông.
- Có phải người đó là một thanh niên tóc nâu, vạm vỡ?
- Đó là một người nhỏ con, mang mắt kiếng, gày gò nhưng rất ngộ nghĩnh: ông ta cứ cười luôn trong khi nói.
- Đi thôi! - Holmes kêu lên với chúng tôi. - Chuyện nghiêm trọng lắm rồi!
Trong lúc chúng tôi cho xe chạy tới trụ sở của Scotland Yard, anh nói với chúng tôi :
- Bọn cướp đã bắt cóc Melas, rất có thể là chúng còn cần tới ông. Nhưng sau khi dùng ông xong rồi, chúng sẽ trừng phạt ông.
Tới Scoland Yard, phải mất một giờ, chúng tôi mới tiếp xúc được với thanh tra Gregson, rồi sau đó vội vã tới ngay biệt thự Les Myrtes: ngôi nhà lớn tối tăm, nằm trên một thửa đất cách xa đường. Sau khi cho xe ngựa về, chúng tôi đi trên lối vào nhà.
- Các cửa sổ đều không có ánh đèn và cái tổ đã trống trơn. - Holmes nói.
- Tại sao anh lại nói vậy?
- Cách đây gần một tiếng đồng hồ, một cỗ xe chở đầy hành lý đã đi ngang qua đây: nó từ trong nhà chạy ra.
Viên thanh tra cất tiếng cười vang :
- Ngọn đèn ở hàng rào đã chỉ cho tôi thấy những vết bánh xe, nhưng còn hành lý thì...
- Ông hãy quan sát những vết của cùng những bánh xe đó, trong chiều ngược lại: những vết đi ra cánh đồng thì hằn rõ hơn trong nền đất. Vậy là xe phải chịu đựng một trọng tải nặng hơn rất nhiều.
- Thế là ông đã đi xa hơn tôi. - Viên thanh tra nhún vai mà trả lời. - Cánh cửa này chẳng dễ gì mở được. Nhưng trước hết, chúng ta hãy thử gọi cửa xem sao?
Ông dùng búa gõ rất dữ dội, giật mạnh dây chuông, nhưng không có kết quả. Holmes lỉnh đi. Vài phút sau, anh trở lại, nói :
- Một cửa sổ đã mở.
- Thật may mà anh lại đứng về phía cảnh sát... - Viên thanh tra quan sát và khâm phục cái cách mà Holmes nạy then móc cửa sổ ra. - Chúng ta có thể vào nhà mà không cần được mời.
Chúng tôi lần lượt vào trong một gian phòng lớn, hiển nhiên là nơi ông Melas đã được đưa vào. Viên thanh tra thắp đèn. Trên bàn có hai cái ly, một chai rượu cô-nhắc đã cạn và vài món ăn dư.
- Cái gì vậy nhỉ? - Đột nhiên Holmes hỏi.
Chúng tôi giỏng tai lên nghe ngóng, đứng bất động. Từ một nơi nào đó trên lầu vọng xuống một tiếng rên rỉ nhỏ, nghẹn. Holmes vội leo lên, viên thanh tra và tôi bám theo bén gót, anh Mycroft cũng đuổi theo chúng tôi.
Lên tới thềm cầu thang lầu hai, chúng tôi thấy có ba cánh cửa: tiếng kêu xé ruột phát ra từ phía sau cánh cửa giữa. Cánh cửa bị đóng, nhưng chìa khóa lại cắm ở bên ngoài. Holmes mở cửa, lao vào, nhưng rồi anh quay ra ngay sau đó và giơ tay chặn lấy cuống họng.
- Khói quá! - Anh kêu lên. - Chúng ta chờ một chút.
Liếc vào bên trong, chúng tôi thấy ở giữa phòng có một ngọn lửa xanh, bốc lên từ một cái giá ba chân đồng. Ngọn lửa vẽ trên sàn nhà một vòng tròn nhỏ, nhợt nhạt; chúng tôi nhận ra hai bóng người co quắp dựa vào tường. Holmes leo lên bậc thang trên cao để hít thở không khí ít khói, đoạn trở vào phòng, mở một cửa sổ ra và liệng cái giá ba chân nóng rực xuống dưới vườn.
- Trong một phút nữa, chúng ta có thể vào được. - Anh hổn hển nói khi trở ra ngoài. - Làm sao có ngọn nến nhỉ. Không khí như vầy không thể đánh diêm quẹt được. Mycroft, anh hãy cầm lấy cây đèn lồng đứng ngay cửa, rọi sáng để chúng tôi khiêng họ ra ngoài. Nào! Chúng ta xông vào!
Chúng tôi nín thở, túm lấy những kẻ bất bạnh, lôi họ ra ngoài cầu thang. Cả hai đều bất tỉnh. Một trong hai người là viên thông ngôn Hy Lạp. Ông bị trói ở chân và ở tay, một con mắt sưng vù. Người kia cũng bị trói tương tự, cao và gầy trơ xương, mặt ông ta trông kỳ quái với những dải vải mỏng có phết hồ dán. Khi chúng tôi đặt ông ta xuống đất thì ông ta ngừng rên rỉ: ông đã chết, Melas thì còn sống.
Câu chuyện của Melas rất đơn giản: người khách đến kêu cửa, khi nhìn thấy cây dùi cui, ông đã khiếp sợ, đành để cho bị bắt cóc một lần thứ hai, bị đem về Beckenham và phải làm thông ngôn cho một cuộc đối thoại còn bi thảm hơn cuộc nói chuyện lần đầu: Sau chót, thấy rõ là không thể nào lay chuyển được còn mồi, chúng đưa ông về chỗ giam cũ. Sau khi nói với ông Melas rằng chúng đã đọc được tin nhắn trên các báo; chúng nện một cú dùi cui, và ông bị ngất đi... cho tới lúc chúng tôi đến cứu ông.
Chúng tôi khám phá ra được vụ này nhờ người viết thư ở Lower Brixton. Người này cho biết rằng thiếu phụ bất hạnh thuộc một gia đình Hy Lạp giàu có và cô sang nước Anh ở chơi nơi nhà bạn bè. Cô gặp Harold, gã này thuyết phục cô bỏ trốn theo y. Các bạn cô ngao ngán báo tin cho anh cô ở Athènes rồi sau đó họ không còn bậm tâm gì nữa. Nhưng khi vừa tới nước Anh, anh của cô rơi vào tay Harold và Wilson. Hai tên lưu manh đó giam giữ ông và ra sức ép buộc ông ký tên vào một văn kiện chịu từ bỏ tài sản của hai anh em ông. Chúng đã giam giữ ông và ngụy trang ông bằng những dải vải mỏng có phết hồ dán, ngỡ tưởng cô em gái không nhận ra người anh, trong trường hợp cô nhìn thấy ông. Tuy nhiên, cái trực giác của người đàn bà giúp cô nhận ra anh mình. Thế là đến phiên cô bị cầm giữ trong nhà người đánh xe ngựa và cô vợ y. Khi hai tên bất lương biết rằng bí mật của chúng bị phát giác và người bị chúng giam khăng khăng không chịu ký tên, thì chúng bỏ trốn cùng với cô gái. Nhưng trước khi bỏ đi, chúng ra tay trả thù con người đã cả gan thách thức chúng.
Vài tháng sau, một bản tin kỳ lạ đánh đi từ Budapest được đăng trên các báo. Tin cho hay hai người anh du hành cùng một thiếu phụ đã có một kết cuộc bi thảm. Cả hai người đàn ông đều bị đâm chết. Cảnh sát Hung-ga-ri cho rằng hai người đó đã gây lộn với nhau và đã giết nhau... Holmes thì cho rằng những nối thống khổ của hai anh em người Hy Lạp đã được trả thù.
HẾT
nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter