Bước 1: Bạn mang cá đánh sạch vẩy, rửa sạch rồi cắt
khúc. Phần cá có thể kho cả con hoặc chỉ lấy phần thân cá kho, còn phần
đầu và đuôi dùng để nấu canh. Thịt ba chỉ cũng rửa sạch rồi thái miếng
mỏng, vừa ăn.
Cách kho cá ngon – cá lóc kho tộ
Bước 2: Cho 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng hạt nêm, khoảng 2 muống cafe nước hàng vào cá rồi ướp trong khoảng 15-30p cho cá ngấm gia vị.
Trịnh Xuân Thanh khi còn đang ở nước
ngoài. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Một trong những lý do quan trọng có thể
giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân
Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.
Theo các luật
sư đại diện cho ông Thanh, ngày 24/7/2017, đáng lẽ ông phải có mặt tại buổi
làm việc cùng các luật sư và nhân viên Văn
phòng Tị nạn và Di trú của Đức. Vì ông ta vắng mặt mà không thông báo cũng
như không ai liên lạc được với ông, các luật sư đã báo cáo vụ việc với cảnh sát
Berlin.
Hơn một tuần sau đó, chính phủ Đức thông báo với
truyền thông quốc tế về vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh tại
Berlin.
Theo quan điểm của chính phủ Đức, sở dĩ họ yêu
cầu Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh là vì họ đang tiến hành đúng thủ
tục pháp lý của một hồ sơ tị nạn chính trị.
Chính phủ Đức không ban cho ông Thanh một đặc
quyền nào, cũng không tỏ vẻ sẽ giúp ông Thanh khỏi bị dẫn độ. Ngược lại, họ xác
nhận là đã hướng dẫn phía Việt Nam các thủ tục pháp lý liên quan đến việc
dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.
Để hiểu rõ hơn khía cạnh pháp lý của vụ việc,
chúng ta có thể tìm hiểu sơ lược về quyền của một người xin tị nạn chính trị
trên thế giới nói chung và tại Đức nói riêng.
Quyền xin tị nạn chính trị cho dù đang bị
truy nã
Trước hết, chúng ta cần lưu ý, một người vẫn
có quyền xin tị nạn chính trị ở một nước khác khi đang bị chính quốc gia của
mình truy nã.
Vụ án chính trị nổi tiếng trong những năm gần đây
liên quan đến Edward Snowden,
cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security
Agency – NSA), là một ví dụ.
Năm 2013, Edward Snowden đã sao chép hàng loạt tài liệu mật của NSA và tiết
lộ cho báo chí tại Hong Kong. Anh lý giải động cơ của việc này là để cho công
chúng Mỹ biết rằng chính phủ Mỹ đang theo dõi và thu thập thông tin riêng tư
của công dân một cách tràn lan. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ quyết định khởi tố anh ta với
ba tội danh.
Trên đường chạy trốn, Snowden bay tới Nga thì hộ chiếu bị vô hiệu hoá, không
thể đi đâu tiếp và phải xin tị nạn chính trị ở Nga. Dù đứng trước rất nhiều áp
lực từ Mỹ, Nga vẫn cấp quy chế tị nạn chính trị cho Snowden.
Có thể nói rằng, cách mà chính phủ Nga dùng để xử
lý hồ sơ xin tị nạn của Edward Snowden không khác với những gì chính phủ Đức đã
và đang làm trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Đó là chưa kể, luật về tị nạn chính trị của Đức
còn có thêm một tầng bảo vệ dành cho những người đào tị.
Edward Snowden hiện vẫn đang tị nạn chính trị tại Nga.
Ảnh: Mirror.
Luật tị nạn chính trị (political asylum)
của Đức có gì đặc biệt?