nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Ứng dụng của các quy luật cảm giác trong cuộc sống?

Ứng dụng của các quy luật cảm giác trong cuộc sống?-(bạn Choàn -http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20130913173622AAoxpZT hỏi)
"Cảm giác của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài"
Có các loại cảm giác: Cảm giác nhìn (thị giác-mắt),Cảm giác nghe(thính giác-tai),cảm giác ngửi(khứu giác-mũi), cảm giác vị nếm(vị giác-lưỡi), cảm giác sờ mó(da,tay..xúc giác) -Cảm giác bên trong : đói, buồn nôn....Mỗi loại cảm giác đều có quy luật riêng của nó và chúng có liên quan với nhau.Việc ứng dụng nó trong
cuộc sống vô cùng quan trọng và cần thiết. Xin dẫn câu nói nổi tiếng cỉa Karl Marx::" Chỉ có thông qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của bản chất con người thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần,thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai thích âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức.Nói tóm lại cảm giác của con người-tính nhân loại của cảm giác chỉ nẩy sinh nhờ có sự tồn tại của đối tượng tương ứng,thông qua bản tính đã nhân loại hóa"Karl Marx bản thảo KTTH 1844 XBST 1962 trang 187.

  CÁC QUI LUẬT CỦA CẢM GIÁC (trong sách Tâm lý học-phần đại cương dùng cho các trương ĐH-CĐ)
1. Qui luật ngưỡng cảm giác
2. Qui luật thích ứng của cảm giác
3. Qui luật tác động qua lại giữa các cảm giác
I.CÁC QUI LUẬT
1.Qui luật ngưỡng cảm giác  là cái giới hạn –lim-mà  cường độ kích thích (tối thiểu hoặc tối đa của hiện thực  khách quan bên ngoài hoặc bên trong con người) vẫn còn đủ để gây ra cảm giác cho con người. ví như: Tai người nghe được trong khoảng 16hz-20000hz, nếu nằm ngoài khoảng đó thì nghe không rõ hoặc không nghe.
 Qui luật ngưỡng của cảm giác Ngưỡng sai biệt: mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Kết luận: Người nào càng có ngưỡng sai biệt thính giác càng cao thì càng có khả năng cảm thụ âm nhạc Người nào càng có ngưỡng sai biệt về thị giác càng cao thì càng có khả năng hội họa. Mức độ truyền âm thanh trong chất rắn tốt hơn không khí. Ănghen nói: “Con đại bàng nhìn xa hơn người nhiều, nhưng mắt người phân biệt được nhiều sự vật hơn mắt đại bàng”.
2.Qui luật thích ứng của cảm giác
Các loại thích ứng Cảm giác mất hoàn toàn khi kích thích kéo dài và cường độ không thay đổi tăng tính nhạy cảm của cảm giác khi kích thích yếu giảm tính nhạy cảm của cảm giác khi kích thích mạnh, mất cảm giác hoàn toàn khi kích thích kéo dài và cường độ không thay đổi .Tóm lại - sự thích ứng cảm giác là khác nhau, có cảm giác thích ứng nhanh, có cảm giác thích ứng chậm. - Có ở tất cả các loại cảm giác, có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất ,thói quen nghề nghiệp.
3. Qui luật tác động qua lại của cảm giác-Sự tương phản của cảm giác
 Là sự thay đổi cường độ của cảm giác  hay chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của hai nhóm kích thích có đặc điểm tương phản tác động đồng thời hoặc nối tiếp vào một cơ quan cảm giác.
. Qui luật tác động qua lại của Sự tương phản của cảm giác.Cảm giác  có hai loại tương phản. Các cảm giác luôn tác động tới nhau, làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau. - Trong quá trình hình thành và biểu hiện cảm giác, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một cảm giác này có thể làm tăng hoặc giảm của một cảm giác khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. - Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là làm thay đổi độ nhạy cảm của một cảm giác này dưới một tác động của một cảm giác khác .Ví dụ: Tay vừa nhúng vào nước thật lạnh, liền bưng bát canh nóng thì thấy nóng hơn. Vừa ăn chè xong ,sau đó ăn mía ,lại bảo mía không ngọt.Vừa ở ngoài nhìn ánh sáng chói ,liền bước vào phòng thì thấy phòng tối hơn bình thường, một lúc sau mới dần dần nhìn rõ đồ vật trong phòng.Để, cất,đặt những đồ vật có màu giống với màu nơi để thì khó tìm(vật màu trắng đặt trên bàn có mặt bàn màu trắng chẳng hạn…)
Người có ngưỡng sai biệt về thính giác cao.thì có khả năng cảm thụ âm nhạc , tiếp nhận âm thanh… tốt.. Ứng dụng của các quy luật vào trong Người có ngưỡng sai biệt về thị giác cao thì có khả năng hội họa . tiếp nhận màu sắc,phân biệt màu sắc tốt.
ỨNG DỤNG CỦA CÁC QUY LUẬT CẢM GIÁC VÀO TRONG ĐỜI SỐNG  
 Ứng dụng của các quy luật cảm giác vào trong đời sống .Sự thích ứng nghề nghiệp của người lao động .
 Các qui luật của cảm giác ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh: Trình bày món ăn hấp dẫn, (màu sắc, mùi vị). trang trí nội thất  đẹp mắt (màu sắc,ánh sáng), Ở người khuyết tật, mất đi một hay hai cảm giác nào đó thì giác quan khác sẽ mạnh mẽ hơn để bù trừ .

(còn nữa)
http://nhathongnguyen.blogspot.com/2013/09/ung-dung-cua-cac-quy-luat-cam-giac.html
bạn Choàn hỏi

3 nhận xét:

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter