nhathongnguyen

Không có gì xa lạ đối với con người

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50 ( 17-19 )







Chuyến tàu 16 giờ 50 ( 17-19 )















ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50 (  17-19 )






ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50 (  17-19 )



Agatha Christie
Chương mười bảy
Tác giả: Agatha Christie
Bác sĩ Quimper vừa kết thúc buổi đi khám bệnh nhân tại các gia đình xong, về đến nhà thì người giúp việc báo có Chánh thanh tra Craddock đến. Vẻ rất mỏi mệt, ông ta ra đón khách. Sau khi mời khách ngồi, viên bác sĩ gieo mình xuống ghế nệm.
- Tôi mệt bã cả người, - ông ta thở dài nói. - Tôi vừa khám cho một phụ nữ, nhưng bà ta gọi quá muộn, bây giờ mới mổ thì đã quá muộn. Mỗi lần gặp phải trường hợp như thế tôi muốn phát điên. Con người ta ở đời thường vừa dũng cảm vừa hèn nhát. Bà bệnh nhân vừa rồi đau, nhưng cố im lặng chịu đựng, chỉ vì bà ta sợ, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Trái lại có rất nhiều người mới chỉ khó chịu một chút đã chạy đến tìm tôi, cho rằng họ bị ung thư! Xin lỗi ông thanh tra đã bắt ông nghe những chuyện không đâu. Tại tôi cần giải toả thần kinh mà. Nào, bây giờ xin ông cho biết, tôi giúp gì được cho ông đây, thưa ông thanh tra?
- Trước hết tôi phải cảm ơn bác sĩ đã khuyên tiểu thư Emma Crackenthorpe cho tôi xem lá thư ký tên bà chị dâu đã góa chồng của tiểu thư, vợ góa ông Edmund.
- Chỉ có chuyện đó thôi ạ? Nếu vậy xin nói ngay, việc đến gặp ông thanh tra chỉ là ý muốn của cô ấy. Emma rất băn khoăn chuyện đó và đã định báo cho ông biết, nhưng ngập ngừng mãi chưa quyết. Chủ yếu do mấy anh em trai của cô ấy can.
- Tại sao họ lại can?
Viên bác sĩ nhún vai:
- Có thể họ cho rằng người phụ nữ viết lá thư ấy chính là Martine thật.
- Còn ông, ông có cho người viết lá thư đó là của Martine thật không?
- Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng có thể là một phụ nữ tình cờ biết được câu chuyện về người vợ góa của ông con trai cả trong gia đình, thế là định lợi dụng. Nhưng bà ta đã lầm lớn, bởi Emma đâu có dễ dàng tiếp một bà chị dâu chưa hề gặp mặt mà không cảnh giác.
- Tôi cũng tin như thế. Nhưng hôm nay tôi đến gặp bác sĩ để hỏi chuyện khác. Tôi nghe nói, mới gần đây thôi, vào dịp lễ Noel, cụ Luther Crackenthorpe bị ốm rất nặng…
- Đúng thế, - viên bác sĩ nói.
Vẻ mặt ông ta đanh lại.
Chánh thanh tra Craddock do dự một lát rồi mới nói:
- Vấn đề tế nhị, nhất là khi hỏi chuyện vị bác sĩ gia đình. Cụ Luther Crackenthorpe luôn miệng khoe cụ rất khoẻ, còn bảo đến khi các con của cụ đã chết hết, cụ vẫn còn sống. Cụ luôn nói về ông, thưa bác sĩ… Xin lỗi bác sĩ…
Quimper mỉm cười:
- Xin ông thanh tra đừng ngại! Tôi đã quen với kiểu ăn nói và suy nghĩ của bệnh nhân!
- Cụ bảo rằng ông nghi có kẻ bỏ thuốc độc cho cụ.
- Làm gì có chuyện đó! Một bác sĩ đâu lại dám hồ đồ phát biểu như vậy khi chưa có xét nghiệm đích xác?
- Tôi muốn ông nói thật với tôi, quả lúc nào đó ông thoáng có ý nghĩ cụ bị đầu độc không?
- Cụ Crackenthorpe đã quen với chế độ ăn đạm bạc. Nhưng vì ngày lễ, cô Emma làm quá nhiều món cầu kỳ khiến cụ bị viêm ruột. Chỉ vậy thôi. Có điều viêm ruột lần đó hơi nặng một cách không bình thường.
Thanh tra Craddock vẫn gặng hỏi:
- Bác sĩ thấy có triệu chứng gì khiến ông nghĩ đến cụ bị đầu độc không?
Bác sĩ nhìn mắt viên thanh tra một lát rồi mới đáp:
- Thật ra tôi thoáng có ý nghĩ đó. Bây giờ ông thanh tra thoả mãn chứ?
- Cụ thể bác sĩ thấy hiện tượng thế nào?
- Mỗi bệnh nhân bị viêm ruột có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp này tôi thấy hơi khác, không có vẻ là một ca viêm ruột bình thường, như thế có hiện tượng ngộ độc arsenic. Tuy nhiên đấy mới là phỏng đoán, chưa có gì bảo đảm. Và thầy thuốc rất có thể lầm.
- Kết luận cuối cùng của bác sĩ là thế nào?
- Tôi thấy nghi ngờ của tôi là sai, vì cụ Crackenthorpe cho biết, kiểu đau này của cụ không phải lần đầu và cụ thấy thường bị đau như thế mỗi khi ăn một bữa quá nhiều chất bổ.
- Bữa ăn thịnh soạn là do có khách về thăm.
- Đúng thế, một bữa thết đãi khách khứa.
Bác sĩ Quimper nói thêm:
- Tôi đã nghi ngờ sai. Thậm chí tôi cẩn thận, đã viết thư hỏi ý kiến ông bác sĩ cũ của cụ…
- Và ông bác sĩ kia trả lời ra sao?
- Bác sĩ Morris mắng cho tôi một chập, bảo rằng tôi điên. Đấy là hiện tượng bình thường của cụ Crackenthorpe, mỗi khi ăn một bữa quá thịnh soạn. Tóm lại, không làm gì có chuyện đầu độc.
Viên Chánh thanh tra tỏ vẻ băn khoăn:
- Tôi xin nói thẳng với bác sĩ, có những người muốn cụ Luther Crackenthorpe chết để sớm được hưởng phần tài sản thừa kế. Bởi nếu cứ để yên, cụ rất có thể sống đến chín mươi tuổi, thậm chí hơn nữa!
- Dễ thế lắm, vì cụ rất giữ gìn và tim của cụ còn rất tốt .
- Trong khi đó các con cụ đang rất cần tiền…
- Tôi hiểu, nhưng xin ông loại cô Emma ra. Vì hiện tượng viêm ruột kia thường chỉ xảy ra khi nhà có khách. Còn khi chỉ có cô Emma thì không thấy cụ có hiện tượng gì đặc biệt hết.
“Chà, ông ta tránh cho cô ta”, viên thanh tra thầm nghĩ.
Thấy Craddock không nói gì, bác sĩ Quimper chăm chú quan sát ông.
Craddock nói tiếp:
- Tất nhiên tôi không rành về chuyên môn, nhưng như thế rất có thể kẻ nào đã cho arsenic vào thức ăn cho cụ, may mà cụ có sức đề kháng tốt nên qua khỏi được.
- Thông thường muốn đầu độc để khỏi để lộ, kẻ giết người dùng mỗi lần một liều arsenic nhỏ, để nạn nhân quỵ dần. Nhưng cụ Crackenthorpe không có hiện tượng viêm ruột mãn tính. Riêng lần này liều chất độc lớn hơn, may mà cụ qua khỏi. Có thể có hai nguyên nhân, một là sức cưỡng lại của cơ thể cụ rất tốt, có thể do thủ phạm dùng liều tuy lớn hơn những lần trước, nhưng vẫn còn nhỏ. Nhưng sao y không dùng một liều lớn hơn?
Thấy viên thanh tra không trả lời, bác sĩ Quimper nói thêm:
- Xin ông thanh tra nhớ cho rằng giả thiết vừa rồi có nghĩa phải có kẻ âm mưu giết cụ. Nhưng điểm tất cả những người con của cụ, không có ai có khả năng như thế. Cho nên tôi nghĩ, có thể kết luận tôi đã tưởng tượng, thật ra không có chuyện đầu độc.
- Vấn đề lạ đấy, - Chánh thanh tra Craddock kết luận. - Cuối cùng đâm thành không có nghĩa gì hết.
- Ông thanh tra!
Tiếng gọi làm Craddock giật mình, lúc ông đang chuẩn bị giật dây chuông ở cổng dinh cơ Rutherford Hall. Quay đầu lại, ông thấy Alexander cùng đứa bạn Stoddard West đi trong bóng râm ra.
Cậu con trai của Bryan East nói khẽ:
- Cháu nghe thấy tiếng ôtô của ông! Chúng cháu có chuyện muốn nói với ông.
- Vậy hai cậu đi theo tôi vào nhà!
Viên Chánh thanh tra định giật dây chuông thì Alexander níu vạt áo ông, ngăn lại:
- Chúng cháu tìm được một vật chứng! - cậu ta hổn hển nói.
“Chỉ tại cái cô Lucy với những mảnh giấy chết tiệt của cô ta! Craddock thầm nghĩ, nhưng ông cố nén lại.
- Tốt lắm, - ông đáp, - Vào nhà với tôi rồi kể tôi nghe.
- Không! - cậu bé nói. - Vào nhà thế nào cũng có người cản trở. Xin ông đi với chúng cháu vào nhà thắng ngựa. Để cháu dẫn ông đi.
Viên Chánh thanh tra miễn cưỡng đi theo hai cậu ra khu chuồng ngựa. Stoddard mở một cánh cửa rất nặng, lần mò trong bóng tối: cậu ta bấm một ngọn đèn pin đã yếu. Xưa kia đây là một nơi sạch sẽ xứng đáng với thời Nữ hoàng Victoria thì nay chỉ còn là một cái kho chưa những thứ bỏ đi thảm hại đủ loại.
- Chúng cháu rất hay vào đây, - Alexander nói. - Chỗ này tuyệt đối an toàn.
Đôi mắt hiếu kỳ sau cặp kính cận của Stoddard ánh lên, cậu ta reo to:
- Đúng là một tài liệu quan trọng, chúng cháu mới phát hiện ra chiều nay!
- Chắc chắn ông phải phục chúng cháu lắm!
Không thứ gì có thể lọt được mắt chúng cháu. Chúng cháu lục hết các thùng rác, các hốc cây nhé!…
- Chúng cháu moi được tài liệu này trong đống giấy lộn bác trông vườn thu lại, định cho vào lò đun nước để đốt…
- Trong đống giấy lộn ở lò đun nước? - Craddock ngạc nhiên.
Viên Chánh thanh tra ngạc nhiên là phải, vì Lucy nói đã bỏ mảnh giấy cô viết vào chuồng lợn kia mà.
Alexander ra lệnh cho bạn:
- Tháo găng tay ra!
Stoddard thận trọng tháo găng, lấy ra một mảnh giấy cuộn lại cẩn thận, rồi mở ra.
Đó là một chiếc phong bì đã bị vò nhàu. Cậu bé đưa viên thanh tra
Craddock cầm lấy đọc địa chỉ ghi ngoài: Gửi bà Martine Crackenthorpe, số nhà 126 phố Elvers, London N.10. Bên trong không có gì.
Alexander đã liến thoắng:
- Nghĩa là bác ấy đã đến đây. Là cháu nói đến bác người Pháp, vợ bác Edmund đã chết ấy. Mọi người đang đau đầu về bác ấy. Như vậy tức là bác ấy đã đến đây và đánh rơi chiếc phong bì này ngoài vườn, khiến bác trông vườn nhặt được định đốt cùng với số giấy lộn khác.
Stoddard bổ sung:
- Như vậy tức là tử thi trong cỗ quan tài cổ kia chính là của bà ấy rồi!
- Cũng có thể là như thế, - viên Chánh thanh tra nói, có lẽ cốt để hai đứa trẻ khỏi thất vọng.
Nhưng quả thật, chiếc phong bì này cũng làm ông suy nghĩ.
- Vậy là chúng cháu đã lập được một chiến công lớn, trước khi rời khỏi dinh cơ Rutherford Hall.
- Các cháu sắp đi đâu à? - Craddock hỏi, làm ra bộ chưa biết.
Alexander nói:
- Đúng thế! Mai chúng cháu đến nhà bạn Stoddard thăm cha mẹ bạn ấy ít ngày rồi tựu trường… Nhà bạn ấy vĩ đại lắm nhé! Xây từ thời Nữ hoàng Anne kia đấy.
- Không phải đâu! - Stoddard cãi.
- Thì mẹ cậu nói với mình mà lại.
- Mẹ mình là người gốc Pháp, không biết gì về kiến trúc Anh đâu.
Trong lúc đó, Chánh thanh tra Craddock vẫn trầm ngâm ngắm chiếc phong bì. Không thể của Lucy viết, vì có cả dấu bưu điện kia mà. Nhưng sao chỉ có phong bì, còn thư bên trong đâu? Nhưng chợt nhớ ra hai đứa trẻ đang chờ ý kiến của mình, viên thanh tra bỏ chiếc phong bì vào túi, nói:
- Các cháu đã giúp cảnh sát được một việc cực kỳ quan trọng đấy!



Bác sĩ Quimper vừa kết thúc buổi đi khám bệnh nhân tại các gia đình xong, về đến nhà thì người giúp việc báo có Chánh thanh tra Craddock đến. Vẻ rất mỏi mệt, ông ta ra đón khách. Sau khi mời khách ngồi, viên bác sĩ gieo mình xuống ghế nệm.

- Tôi mệt bã cả người, - ông ta thở dài nói. - Tôi vừa khám cho một phụ nữ, nhưng bà ta gọi quá muộn, bây giờ mới mổ thì đã quá muộn. Mỗi lần gặp phải trường hợp như thế tôi muốn phát điên. Con người ta ở đời thường vừa dũng cảm vừa hèn nhát. Bà bệnh nhân vừa rồi đau, nhưng cố im lặng chịu đựng, chỉ vì bà ta sợ, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Trái lại có rất nhiều người mới chỉ khó chịu một chút đã chạy đến tìm tôi, cho rằng họ bị ung thư! Xin lỗi ông thanh tra đã bắt ông nghe những chuyện không đâu. Tại tôi cần giải toả thần kinh mà. Nào, bây giờ xin ông cho biết, tôi giúp gì được cho ông đây, thưa ông thanh tra?

- Trước hết tôi phải cảm ơn bác sĩ đã khuyên tiểu thư Emma Crackenthorpe cho tôi xem lá thư ký tên bà chị dâu đã góa chồng của tiểu thư, vợ góa ông Edmund.

- Chỉ có chuyện đó thôi ạ? Nếu vậy xin nói ngay, việc đến gặp ông thanh tra chỉ là ý muốn của cô ấy. Emma rất băn khoăn chuyện đó và đã định báo cho ông biết, nhưng ngập ngừng mãi chưa quyết. Chủ yếu do mấy anh em trai của cô ấy can.

- Tại sao họ lại can?

Viên bác sĩ nhún vai:

- Có thể họ cho rằng người phụ nữ viết lá thư ấy chính là Martine thật.

- Còn ông, ông có cho người viết lá thư đó là của Martine thật không?

- Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng có thể là một phụ nữ tình cờ biết được câu chuyện về người vợ góa của ông con trai cả trong gia đình, thế là định lợi dụng. Nhưng bà ta đã lầm lớn, bởi Emma đâu có dễ dàng tiếp một bà chị dâu chưa hề gặp mặt mà không cảnh giác.

- Tôi cũng tin như thế. Nhưng hôm nay tôi đến gặp bác sĩ để hỏi chuyện khác. Tôi nghe nói, mới gần đây thôi, vào dịp lễ Noel, cụ Luther Crackenthorpe bị ốm rất nặng…

- Đúng thế, - viên bác sĩ nói.

Vẻ mặt ông ta đanh lại.

Chánh thanh tra Craddock do dự một lát rồi mới nói:

- Vấn đề tế nhị, nhất là khi hỏi chuyện vị bác sĩ gia đình. Cụ Luther Crackenthorpe luôn miệng khoe cụ rất khoẻ, còn bảo đến khi các con của cụ đã chết hết, cụ vẫn còn sống. Cụ luôn nói về ông, thưa bác sĩ… Xin lỗi bác sĩ…

Quimper mỉm cười:

- Xin ông thanh tra đừng ngại! Tôi đã quen với kiểu ăn nói và suy nghĩ của bệnh nhân!

- Cụ bảo rằng ông nghi có kẻ bỏ thuốc độc cho cụ.

- Làm gì có chuyện đó! Một bác sĩ đâu lại dám hồ đồ phát biểu như vậy khi chưa có xét nghiệm đích xác?

- Tôi muốn ông nói thật với tôi, quả lúc nào đó ông thoáng có ý nghĩ cụ bị đầu độc không?

- Cụ Crackenthorpe đã quen với chế độ ăn đạm bạc. Nhưng vì ngày lễ, cô Emma làm quá nhiều món cầu kỳ khiến cụ bị viêm ruột. Chỉ vậy thôi. Có điều viêm ruột lần đó hơi nặng một cách không bình thường.

Thanh tra Craddock vẫn gặng hỏi:

- Bác sĩ thấy có triệu chứng gì khiến ông nghĩ đến cụ bị đầu độc không?

Bác sĩ nhìn mắt viên thanh tra một lát rồi mới đáp:

- Thật ra tôi thoáng có ý nghĩ đó. Bây giờ ông thanh tra thoả mãn chứ?

- Cụ thể bác sĩ thấy hiện tượng thế nào?

- Mỗi bệnh nhân bị viêm ruột có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp này tôi thấy hơi khác, không có vẻ là một ca viêm ruột bình thường, như thế có hiện tượng ngộ độc arsenic. Tuy nhiên đấy mới là phỏng đoán, chưa có gì bảo đảm. Và thầy thuốc rất có thể lầm.

- Kết luận cuối cùng của bác sĩ là thế nào?

- Tôi thấy nghi ngờ của tôi là sai, vì cụ Crackenthorpe cho biết, kiểu đau này của cụ không phải lần đầu và cụ thấy thường bị đau như thế mỗi khi ăn một bữa quá nhiều chất bổ.

- Bữa ăn thịnh soạn là do có khách về thăm.

- Đúng thế, một bữa thết đãi khách khứa.

Bác sĩ Quimper nói thêm:

- Tôi đã nghi ngờ sai. Thậm chí tôi cẩn thận, đã viết thư hỏi ý kiến ông bác sĩ cũ của cụ…

- Và ông bác sĩ kia trả lời ra sao?

- Bác sĩ Morris mắng cho tôi một chập, bảo rằng tôi điên. Đấy là hiện tượng bình thường của cụ Crackenthorpe, mỗi khi ăn một bữa quá thịnh soạn. Tóm lại, không làm gì có chuyện đầu độc.

Viên Chánh thanh tra tỏ vẻ băn khoăn:

- Tôi xin nói thẳng với bác sĩ, có những người muốn cụ Luther Crackenthorpe chết để sớm được hưởng phần tài sản thừa kế. Bởi nếu cứ để yên, cụ rất có thể sống đến chín mươi tuổi, thậm chí hơn nữa!

- Dễ thế lắm, vì cụ rất giữ gìn và tim của cụ còn rất tốt .

- Trong khi đó các con cụ đang rất cần tiền…

- Tôi hiểu, nhưng xin ông loại cô Emma ra. Vì hiện tượng viêm ruột kia thường chỉ xảy ra khi nhà có khách. Còn khi chỉ có cô Emma thì không thấy cụ có hiện tượng gì đặc biệt hết.

“Chà, ông ta tránh cho cô ta”, viên thanh tra thầm nghĩ.

Thấy Craddock không nói gì, bác sĩ Quimper chăm chú quan sát ông.

Craddock nói tiếp:

- Tất nhiên tôi không rành về chuyên môn, nhưng như thế rất có thể kẻ nào đã cho arsenic vào thức ăn cho cụ, may mà cụ có sức đề kháng tốt nên qua khỏi được.

- Thông thường muốn đầu độc để khỏi để lộ, kẻ giết người dùng mỗi lần một liều arsenic nhỏ, để nạn nhân quỵ dần. Nhưng cụ Crackenthorpe không có hiện tượng viêm ruột mãn tính. Riêng lần này liều chất độc lớn hơn, may mà cụ qua khỏi. Có thể có hai nguyên nhân, một là sức cưỡng lại của cơ thể cụ rất tốt, có thể do thủ phạm dùng liều tuy lớn hơn những lần trước, nhưng vẫn còn nhỏ. Nhưng sao y không dùng một liều lớn hơn?

Thấy viên thanh tra không trả lời, bác sĩ Quimper nói thêm:

- Xin ông thanh tra nhớ cho rằng giả thiết vừa rồi có nghĩa phải có kẻ âm mưu giết cụ. Nhưng điểm tất cả những người con của cụ, không có ai có khả năng như thế. Cho nên tôi nghĩ, có thể kết luận tôi đã tưởng tượng, thật ra không có chuyện đầu độc.

- Vấn đề lạ đấy, - Chánh thanh tra Craddock kết luận. - Cuối cùng đâm thành không có nghĩa gì hết.

- Ông thanh tra!

Tiếng gọi làm Craddock giật mình, lúc ông đang chuẩn bị giật dây chuông ở cổng dinh cơ Rutherford Hall. Quay đầu lại, ông thấy Alexander cùng đứa bạn Stoddard West đi trong bóng râm ra.

Cậu con trai của Bryan East nói khẽ:

- Cháu nghe thấy tiếng ôtô của ông! Chúng cháu có chuyện muốn nói với ông.

- Vậy hai cậu đi theo tôi vào nhà!

Viên Chánh thanh tra định giật dây chuông thì Alexander níu vạt áo ông, ngăn lại:

- Chúng cháu tìm được một vật chứng! - cậu ta hổn hển nói.

“Chỉ tại cái cô Lucy với những mảnh giấy chết tiệt của cô ta! Craddock thầm nghĩ, nhưng ông cố nén lại.

- Tốt lắm, - ông đáp, - Vào nhà với tôi rồi kể tôi nghe.

- Không! - cậu bé nói. - Vào nhà thế nào cũng có người cản trở. Xin ông đi với chúng cháu vào nhà thắng ngựa. Để cháu dẫn ông đi.

Viên Chánh thanh tra miễn cưỡng đi theo hai cậu ra khu chuồng ngựa. Stoddard mở một cánh cửa rất nặng, lần mò trong bóng tối: cậu ta bấm một ngọn đèn pin đã yếu. Xưa kia đây là một nơi sạch sẽ xứng đáng với thời Nữ hoàng Victoria thì nay chỉ còn là một cái kho chưa những thứ bỏ đi thảm hại đủ loại.

- Chúng cháu rất hay vào đây, - Alexander nói. - Chỗ này tuyệt đối an toàn.

Đôi mắt hiếu kỳ sau cặp kính cận của Stoddard ánh lên, cậu ta reo to:

- Đúng là một tài liệu quan trọng, chúng cháu mới phát hiện ra chiều nay!

- Chắc chắn ông phải phục chúng cháu lắm!

Không thứ gì có thể lọt được mắt chúng cháu. Chúng cháu lục hết các thùng rác, các hốc cây nhé!…

- Chúng cháu moi được tài liệu này trong đống giấy lộn bác trông vườn thu lại, định cho vào lò đun nước để đốt…

- Trong đống giấy lộn ở lò đun nước? - Craddock ngạc nhiên.

Viên Chánh thanh tra ngạc nhiên là phải, vì Lucy nói đã bỏ mảnh giấy cô viết vào chuồng lợn kia mà.

Alexander ra lệnh cho bạn:

- Tháo găng tay ra!

Stoddard thận trọng tháo găng, lấy ra một mảnh giấy cuộn lại cẩn thận, rồi mở ra.

Đó là một chiếc phong bì đã bị vò nhàu. Cậu bé đưa viên thanh tra

Craddock cầm lấy đọc địa chỉ ghi ngoài: Gửi bà Martine Crackenthorpe, số nhà 126 phố Elvers, London N.10. Bên trong không có gì.

Alexander đã liến thoắng:

- Nghĩa là bác ấy đã đến đây. Là cháu nói đến bác người Pháp, vợ bác Edmund đã chết ấy. Mọi người đang đau đầu về bác ấy. Như vậy tức là bác ấy đã đến đây và đánh rơi chiếc phong bì này ngoài vườn, khiến bác trông vườn nhặt được định đốt cùng với số giấy lộn khác.

Stoddard bổ sung:

- Như vậy tức là tử thi trong cỗ quan tài cổ kia chính là của bà ấy rồi!

- Cũng có thể là như thế, - viên Chánh thanh tra nói, có lẽ cốt để hai đứa trẻ khỏi thất vọng.

Nhưng quả thật, chiếc phong bì này cũng làm ông suy nghĩ.

- Vậy là chúng cháu đã lập được một chiến công lớn, trước khi rời khỏi dinh cơ Rutherford Hall.

- Các cháu sắp đi đâu à? - Craddock hỏi, làm ra bộ chưa biết.

Alexander nói:

- Đúng thế! Mai chúng cháu đến nhà bạn Stoddard thăm cha mẹ bạn ấy ít ngày rồi tựu trường… Nhà bạn ấy vĩ đại lắm nhé! Xây từ thời Nữ hoàng Anne kia đấy.

- Không phải đâu! - Stoddard cãi.

- Thì mẹ cậu nói với mình mà lại.

- Mẹ mình là người gốc Pháp, không biết gì về kiến trúc Anh đâu.

Trong lúc đó, Chánh thanh tra Craddock vẫn trầm ngâm ngắm chiếc phong bì. Không thể của Lucy viết, vì có cả dấu bưu điện kia mà. Nhưng sao chỉ có phong bì, còn thư bên trong đâu? Nhưng chợt nhớ ra hai đứa trẻ đang chờ ý kiến của mình, viên thanh tra bỏ chiếc phong bì vào túi, nói:

- Các cháu đã giúp cảnh sát được một việc cực kỳ quan trọng đấy!


ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50
Agatha Christie
Chương mười tám
Tác giả: Agatha Christie
Lúc Craddock cùng hai đứa trẻ bước vào bếp, ông thấy Lucy đang làm một chiếc bánh ga-tô rất lớn. Bryan Eastley đứng tựa lưng vào một cái tủ, dáng điệu như một con chó trung thành, chăm chú theo dõi các động tác của cô gái.
Bryan Eastley hỏi viên Chánh thanh tra:
- Ông định điều tra trong bếp chăng?
- Không đâu, tôi tìm ông Cedric.
- Ông cần gặp Cedric à? Anh ấy vừa ở đây xong. Để tôi tìm anh ấy cho.
- Cảm ơn, - Lucy nói. - Nếu tay ông không dính đầy bột, tôi không phải phiền ông, thưa ông Bryan.
- Cô làm món gì đấy, cô Lucy?
- Ga-tô nhân mứt đào.
- Tuyệt! – Alexander reo lên. - Sắp đến giờ ăn tối chưa cô? Cháu đói kinh khủng!
- Còn hai khoanh bánh trong chạn ấy, cậu ăn tạm đi
Hai đứa trẻ lao đi.
- Đúng là trẻ ranh! – Lucy kêu lên, trong khi hai đứa trẻ đã cầm bánh trong tay, chạy ra ngoài hành lang.
- Xin có lời khen cô, - Chánh thanh tra Craddock nói.
- Về chuyện gì vậy, ông thanh tra? - Lucy ngạc nhiên.
Viên Chánh thanh tra lấy ra một ống giấy nhỏ.
- Cô dàn cảnh khá lắm! - Ông ta nói
Lucy ngạc nhiên:
- Dàn cảnh nàovậy?
- Cái này đây!
Craddock lấy trong ống ra chiếc phong bì được cuộn lại và nhét trong đó. Lucy ngơ ngác nhìn rồi đưa mắt ý hỏi viên Chánh thanh tra. Khi thấy thái độ cô như vậy, Craddock cảm thấy hoa mắt lên.
- Vậy ra cái cuộn giấy này không phải do cô đặt trong đống giấy vụn ở lò đun nước để lừa bọn trẻ à? Cô trả lời tôi ngay đi!
-Lò đun nước à? Không! Nếu vậy thì…
Viên Chánh thanh tra đã vội nhét cuộn giấy vào túi, vì thấy Bryan đi vào.
Bryan nói:
- Em vợ tôi đang đợi ông trong phòng khách.
Cedric có vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy viên Chánh thanh tra.
- Tôi thấy ông vất vả quá đấy! - Cedric vui vẻ nói. - Tiến bộ được nhiều không?
- Tôi cảm thấy có nhíc lên được chút ít, thưa ông Cedric Crackenthorpe!
- Đã biết được tử thi là của ai chưa?
- Hiện này thì chưa, nhưng đã có những dấu hiệu…
- Thế là tốt rồi!
- Qua những dấu hiệu đó, tôi thấy phải tìm hiểu thêm một số vấn đề, cụ thể là cần thẩm vấn thêm các thành viên của gia đình ta. Tôi muốn hỏi ông trước.
- Rất tốt, bởi tôi định một hoặc hai hôm nữa sẽ quay về Ibiza.
- Tôi muốn biết ông ở đâu và làm gì hôm 20/12?
- Tôi ở Ibiza, buổi sáng vẽ, buổi trưa ngủ cho đến 5 giờ, rồi lại vẽ đôi chút. Buổi tối, ngồi ăn hoặc với ông thị trưởng hoặc một mình trong quán Piazza…
- Ông nói rằng ông rời Ibiza hôm 21 và đến Anh ngay hôm đó…
- Đúng thế!… Kìa Emma!
Emma đang đi ngoài hành lang, nghe thấy bèn rẽ vào.
- Cô Emma, có phải tôi đến đây vào thứ bảy trước lễ Noel và đi thẳng từ sân bay về đây không?
- Vâng, hôm ấy là thứ bảy… Anh đến lúc buổi trưa… - Cô quay sang viên Chánh thanh tra. - Ông muốn biết ngày 20, mỗi người chúng tôi làm gì phải không? Ngày 20, anh Cedric tôi chưa về. Còn tôi thì vào thành phố Crackenthorpe mua sắm vài thứ. Đến giờ 17 giờ tôi ghé vào quán dùng trà rồi ra ga đón anh Bryan từ London tới.
- Hai ông Harold và Alfred sau đó mới về phải không?
- Alfred tối sẩm mới đến nơi. Còn anh Harold thì đúng hôm Noel mới về… Nhưng tôi có thể biết tại sao ông cần cuộc hỏi thêm này được không?
Craddock lấy trong túi ra chiếc phong bì.
- Tiểu thư nhận ra thứ này không?
Emma kinh ngạc:
- Lạy chúa! Chính phong bì tay tôi viết và gửi đi cùng với lá thư bên trong cho người phụ nữ xưng tên là Martine. Nhưng sao lại rơi vào tay ông?
- Nó được tìm thấy ở đây, nhưng không có lá thư bên trong.
- Ngay trong tòa nhà này?
- Không, mà ở một chỗ bên ngoài nhà.
- Có nghĩa chị Martine đã đến đây! Nếu vậy… tử thi trong cỗ quan tài cổ chính là chị ấy rồi!
- Có khả năng như thế, - Craddock nói rất khẽ.
Khả năng đó được chứng minh thêm, khi về đến cục điều tra Craddock thấy trên bàn giấy bức điện của Chánh thanh tra Dessin đánh từ Paris:
Một trong những diễn viên múa của Đoàn ballet Maritski nhận được bưu thiếp của Ann Stravinska. Có lẽ chuyện về chuyến du ngoạn trên du thuyền kia là đúng, Ann Stravinska báo tin chị ta đang nghỉ ở đảo Jamaique và nói rằng chị ta đang rất hạnh phúc.



Lúc Craddock cùng hai đứa trẻ bước vào bếp, ông thấy Lucy đang làm một chiếc bánh ga-tô rất lớn. Bryan Eastley đứng tựa lưng vào một cái tủ, dáng điệu như một con chó trung thành, chăm chú theo dõi các động tác của cô gái.

Bryan Eastley hỏi viên Chánh thanh tra:

- Ông định điều tra trong bếp chăng?

- Không đâu, tôi tìm ông Cedric.

- Ông cần gặp Cedric à? Anh ấy vừa ở đây xong. Để tôi tìm anh ấy cho.

- Cảm ơn, - Lucy nói. - Nếu tay ông không dính đầy bột, tôi không phải phiền ông, thưa ông Bryan.

- Cô làm món gì đấy, cô Lucy?

- Ga-tô nhân mứt đào.

- Tuyệt! – Alexander reo lên. - Sắp đến giờ ăn tối chưa cô? Cháu đói kinh khủng!

- Còn hai khoanh bánh trong chạn ấy, cậu ăn tạm đi

Hai đứa trẻ lao đi.

- Đúng là trẻ ranh! – Lucy kêu lên, trong khi hai đứa trẻ đã cầm bánh trong tay, chạy ra ngoài hành lang.

- Xin có lời khen cô, - Chánh thanh tra Craddock nói.

- Về chuyện gì vậy, ông thanh tra? - Lucy ngạc nhiên.

Viên Chánh thanh tra lấy ra một ống giấy nhỏ.

- Cô dàn cảnh khá lắm! - Ông ta nói

Lucy ngạc nhiên:

- Dàn cảnh nàovậy?

- Cái này đây!

Craddock lấy trong ống ra chiếc phong bì được cuộn lại và nhét trong đó. Lucy ngơ ngác nhìn rồi đưa mắt ý hỏi viên Chánh thanh tra. Khi thấy thái độ cô như vậy, Craddock cảm thấy hoa mắt lên.

- Vậy ra cái cuộn giấy này không phải do cô đặt trong đống giấy vụn ở lò đun nước để lừa bọn trẻ à? Cô trả lời tôi ngay đi!

-Lò đun nước à? Không! Nếu vậy thì…

Viên Chánh thanh tra đã vội nhét cuộn giấy vào túi, vì thấy Bryan đi vào.

Bryan nói:

- Em vợ tôi đang đợi ông trong phòng khách.

Cedric có vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy viên Chánh thanh tra.

- Tôi thấy ông vất vả quá đấy! - Cedric vui vẻ nói. - Tiến bộ được nhiều không?

- Tôi cảm thấy có nhíc lên được chút ít, thưa ông Cedric Crackenthorpe!

- Đã biết được tử thi là của ai chưa?

- Hiện này thì chưa, nhưng đã có những dấu hiệu…

- Thế là tốt rồi!

- Qua những dấu hiệu đó, tôi thấy phải tìm hiểu thêm một số vấn đề, cụ thể là cần thẩm vấn thêm các thành viên của gia đình ta. Tôi muốn hỏi ông trước.

- Rất tốt, bởi tôi định một hoặc hai hôm nữa sẽ quay về Ibiza.

- Tôi muốn biết ông ở đâu và làm gì hôm 20/12?

- Tôi ở Ibiza, buổi sáng vẽ, buổi trưa ngủ cho đến 5 giờ, rồi lại vẽ đôi chút. Buổi tối, ngồi ăn hoặc với ông thị trưởng hoặc một mình trong quán Piazza…

- Ông nói rằng ông rời Ibiza hôm 21 và đến Anh ngay hôm đó…

- Đúng thế!… Kìa Emma!

Emma đang đi ngoài hành lang, nghe thấy bèn rẽ vào.

- Cô Emma, có phải tôi đến đây vào thứ bảy trước lễ Noel và đi thẳng từ sân bay về đây không?

- Vâng, hôm ấy là thứ bảy… Anh đến lúc buổi trưa… - Cô quay sang viên Chánh thanh tra. - Ông muốn biết ngày 20, mỗi người chúng tôi làm gì phải không? Ngày 20, anh Cedric tôi chưa về. Còn tôi thì vào thành phố Crackenthorpe mua sắm vài thứ. Đến giờ 17 giờ tôi ghé vào quán dùng trà rồi ra ga đón anh Bryan từ London tới.

- Hai ông Harold và Alfred sau đó mới về phải không?

- Alfred tối sẩm mới đến nơi. Còn anh Harold thì đúng hôm Noel mới về… Nhưng tôi có thể biết tại sao ông cần cuộc hỏi thêm này được không?

Craddock lấy trong túi ra chiếc phong bì.

- Tiểu thư nhận ra thứ này không?

Emma kinh ngạc:

- Lạy chúa! Chính phong bì tay tôi viết và gửi đi cùng với lá thư bên trong cho người phụ nữ xưng tên là Martine. Nhưng sao lại rơi vào tay ông?

- Nó được tìm thấy ở đây, nhưng không có lá thư bên trong.

- Ngay trong tòa nhà này?

- Không, mà ở một chỗ bên ngoài nhà.

- Có nghĩa chị Martine đã đến đây! Nếu vậy… tử thi trong cỗ quan tài cổ chính là chị ấy rồi!

- Có khả năng như thế, - Craddock nói rất khẽ.

Khả năng đó được chứng minh thêm, khi về đến cục điều tra Craddock thấy trên bàn giấy bức điện của Chánh thanh tra Dessin đánh từ Paris:

Một trong những diễn viên múa của Đoàn ballet Maritski nhận được bưu thiếp của Ann Stravinska. Có lẽ chuyện về chuyến du ngoạn trên du thuyền kia là đúng, Ann Stravinska báo tin chị ta đang nghỉ ở đảo Jamaique và nói rằng chị ta đang rất hạnh phúc.

ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50

Agatha Christie
Chương mười chín
Tác giả: Agatha Christie
Trung sĩ Witherall báo cáo Craddock về kết quả kiểm tra những điều Harold khai về sử dụng thời gian trong ngày 20.
Người hầu phòng của Harold khẳng định ông ta về nhà lúc 18h45 để thay quần áo, nhưng không biết lúc dự tiệc xong chủ anh ta về vào mấy giờ.
- Còn đây là kết quả thẩm tra về Alfred Crackenthorpe! - viên trung sĩ nói.
Bản báo cáo cho biết Alfred sống một mình, đi về rất thất thường. Hàng xóm anh ta không ai chú ý, phần vì họ không quan tâm, phần vì ban ngày họ đều đi làm vắng. Tuy nhiên Trung sĩ Witherall trỏ vào hai đoạn cuối trong bản báo cáo:
Trong khi điều tra về vụ mất cắp một chiếc xe tải, thám tử Leakie đến quán Belles Briques, nơi la cà của những người làm nghề vận chuyển, trên con đường từ Waddington đến thành phố Brackhampton. Viên thám tử nhìn thấy Alfred Crackenthorpe ngồi cùng bàn với hai thành phần khả nghi. Lúc đó là 21h30, đêm 20/12. Vài phút sau, Alfred lên một chiếc xe buýt chạy về phía thành phố Brackhampton.
Cần nói thêm rằng cũng vào ngày đó, tại ga xe lửa thành phố Brackhampton, trước lúc chuyến tàu 23h55 rời ga về hướng London, một nhân viên đường sắt có kiểm tra vé của Alfred Crackenthorpe.
Chánh thanh tra Craddock đặt bản báo cáo xuống bàn, lẩm bẩm:
- Alfred… Chẳng lẽ lại là anh ta?
Viên trung sĩ hùa theo:
- Rõ ràng y có mặt tại nơi xảy ra vụ án.
Craddock thầm nghĩ. Rất có thể Alfred đã đáp chuyến tàu 16h33 từ London đi Brackhampton, gây án mạng, rồi đáp xe buýt đến quán Belles Briques, ngồi đây cho đến 20h30. Sau đó anh ta mới đến Rutherford Hall, đem thi thể nạn nhân đến đó, giấu trong cỗ quan tài cổ ở ngôi nhà bảo tàng, rồi ra ga Brackhampton lên chuyến tàu cuối cùng trong ngày về London.
Nghe tiếng tranh luận sôi nổi trong phòng đọc sách vọng ra đến bếp, Lucy bèn rót một bình đầy rượu pha, đi về phía đó để nghe cho rõ.
Trong phòng đọc sách, mấy anh em đang xúm vào mắng Emma về tội đưa lá thư và bức điện của Martine cho cảnh sát, khiến bây giờ tất cả bọn họ bị cảnh sát nghi ngờ.
Đúng lúc đó, một tiếng động nhẹ khiến cô ngoái đầu nhìn: bác sĩ Quimper vừa trong phòng cụ Crackenthorpe đi ra. Viên bác sĩ nhìn bình rượu trong tay cô gái:
- Cô định tiếp họ bằng thứ này à?
Lucy hất đầu về phía phòng đọc sách, nói nhỏ:
- Đang cãi lộn nhau dữ dội!
- Đổ vấy tội lên đầu nhau đấy mà.
- Họ thi nhau đổ hết lên đầu cô Emma!
- Sao lại Emma? - viên bác sĩ lộ vẻ bực tức.
Rồi không nói thêm một lời, ông ta giằng lấy bình rượu, bước vào phòng đọc sách.
- Chào các vị!
Harold là người đầu tiên lên tiếng:
- Bác sĩ đến đúng lúc! Tôi xin hỏi, tại sao ông dính vào việc gia đình chúng tôi? Khuyên cô em tôi báo với cục điều tra về chuyện Martine?
- Tiểu thư Emma hỏi ý kiến tôi và tôi chỉ nói rằng tiểu thư thấy nên làm thế nào thì cứ làm như thế, không phải đắn đo gì hết và đừng nghe ai khuyên này khuyên nọ.
Harold hét lên:
- Sao ông dám nói thế với cô em tôi?
Đứng ngoài hành lang, Lucy chưa kịp nghe thấy gì thêm thì có tiếng người sau lưng:
- Chà! Cô đấy ư?
Lucy giật mình ngoái đầu lại, thấy cụ Crackenthorpe đang đứng trong phòng giấy nhỏ nhìn ra về phía cô.
Cụ già hỏi:
- Tối nay cô định cho ăn thứ gì đấy? Không cần suy tính cho mất công. Tôi thích món nấu cà-ri. Cô nấu món ấy rất khéo, vậy mà lâu nay không thấy cô làm.
- Mấy ông trẻ không thích món ấy.
- Bọn chúng sắp đi khỏi đây rồi. Đỡ ầm ĩ! Vậy tối nay cô cứ nấu món ấy và nấu cho thật ngon vào.
- Vâng, thưa cụ chủ!
- Cô hãy nghe tôi, cô chịu khó chiều tôi, tôi sẽ… lo mọi thứ cho cô!
Quay về bếp, Lucy đang chuẩn bị các thứ phụ gia để nấu bữa tối thì thấy tiếng cửa phòng ăn mở. Lucy nhìn ra cửa sổ thấy bác sĩ Quimper vẻ mặt giận dữ, đi nhanh ra xe ôtô của ông ta.
Lát sau, Lucy nhặt nấm, chốc chốc lại thở dài. Từ khi hai đứa trẻ đi khỏi đây, cô thấy ngôi nhà buồn tẻ hẳn đi. Nhất là ông con rể Bryan Eastley cũng đi, cô thấy thiếu vắng thế nào ấy.
Mãi gần 3h sáng, bác sĩ Quimper mới về đến nhà, ông ta cho ôtô vào nhà để xe, đóng cửa rồi lên phòng, mệt rã rời. Nhìn đồng hồ đã 3h5, ông đã sắp lên giường thì có tiếng chuông điện thoại.
- Bác sĩ Quimper phải không?
- Vâng, tôi đây!
- Tôi là Lucy Eyelessbarrow gọi từ Rutherford Hall. Mời ông đến đây ngay! Hầu như tất cả mọi người đều bị đau bụng nặng.
- Triệu chứng thế nào?
Lucy kể các biểu hiện.
- Tôi đến ngay bây giờ, - viên bác sĩ nói. - Trong khi chờ đợi…
Bác sĩ căn dặn vài thứ phải tiến hành ngay. Rồi mặc quần áo, ông lấy vali thuốc, chạy xuống nhà.
Ba tiếng đồng hồ sau, bác sĩ và Lucy, cả hai đã phờ phạc, ngồi nghỉ trong bếp, nhấm nháp mỗi người một tách cà phê.
- May đấy, lúc này xem chừng họ đã dễ chịu ít nhiều. Nhưng tại sao lại xảy ra như thế được nhỉ? Thức ăn bị ngộ độc! Ai nấu ăn tối nay?
- Tôi, - Lucy trả lời không chút ngập ngừng.
- Cô cho họ ăn những món gì?
- Xúp nấm, gà nấu cà-ri và món tráng miệng.
- Xúp cô dùng nấm hộp phải không?
- Không. Tôi dùng nấm không đóng hộp.
- Vậy mà tất cả đều bảo tại nấm!
- Không phải đâu. Tôi ăn hai đĩa xúp nấm ấy mà có sao đâu?
- Ta kiểm tra tiếp. Sau món xúp nấm đến món gà nấu cà-ri. Cô có ăn món ấy không?
- Không! Đó là món mà người nấu không bao giờ muốn ăn, bởi trong lúc nấu đã phải ngửi mùi gia vị quá mạnh rồi.
- Có còn sót lại chút nào không?
- Còn trong nồi cả hai món, mỗi món một ít.
- Cô lấy mỗi thứ một ít bỏ vào một lọ nhỏ để tôi đem về xét nghiệm. Nhưng tôi phải vào xem các bệnh nhân đã. Lúc nào chị y tá đến thay chân tôi mới về được.
Lucy ngập ngừng rồi hỏi:
- Họ ngộ độc là do thức ăn hay do cái gì? Bác sĩ nghĩ sao?
- Trong những trường hợp như thế này, người thày thuốc không thể hồ đồ được. Tôi phải đem xét nghiệm chỗ thức ăn còn lại đã. Mà sau khi tôi đi, cô chú ý chăm sóc bệnh nhân nhé, chú ý những ai bị ngộ độc nặng nhất, đặc biệt là cô Emma…
Giọng viên bác sĩ chuyển sang thương cảm:
- Cô biết không, Emma chưa hề được sống thật sự! Trong khi cô ấy đáng được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn. Cho nên nếu cô ấy làm sao thì tội nghiệp quá. Mong cô hãy quan tâm đặc biệt đến Emma.
- Tôi xin hứa với ông!
- Người thứ hai là ông cụ, vì cụ là bệnh nhân của tôi. Tôi rất không muốn chỉ vì một sơ suất nào đó mà cụ làm sao, bởi tôi cảm thấy hình như người ta đang muốn loại bỏ cụ.
Nói đến đây, bác sĩ Quimper giật mình, ngoái đầu nhìn xem có ai nghe thấy không.
- Tôi lỡ lời. Đôi khi tôi vô ý như thế đấy, nói ra những điều lẽ ra không nên nói.
Thanh tra Bacon sửng sốt
- Arsenic?
- Đúng thế, - bác sĩ Quimper đáp. - Tôi đã tiến hành xét nghiệm chỗ thức ăn thừa của món gà nấu cà-ri. Nhưng phải để bác sĩ pháp y kiểm tra lại một lần nữa mới thật chính xác.
- Nghĩa là có kẻ âm mưu đầu độc?
- Chắc thế.
- Và tất cả đều bị nhiễm độc, trừ cô Lucy.
- Đúng thế.
- Lạ nhỉ! Nhưng cô ấy có lý do gì để đầu độc ai đâu? Thế nếu kẻ đầu độc là một người trong số bệnh nhân thì sao? Y cũng giả vờ đau bụng như mọi người để đánh lạc hướng.
- Tuy nhiên có một điều lạ là hung thủ dùng liều chất độc quá ít, chưa đủ làm chết người.
Đột nhiên chuông điện thoại trong phòng giấy của viên thanh tra vang lên. Bacon vội nhấc máy:
- Thanh tra Bacon nghe đây… Sao? Có, bác sĩ Quimper đang ở đây!
Viên bác sĩ đỡ lấy máy:
- Bác sĩ Quimper đây… Tôi hiểu… Hãy coi sóc kỹ những người khác… Tôi đến ngay bây giờ!
- Chuyện gì thế? - thanh tra Bacon hỏi.
- Alfred chết!



Trung sĩ Witherall báo cáo Craddock về kết quả kiểm tra những điều Harold khai về sử dụng thời gian trong ngày 20.

Người hầu phòng của Harold khẳng định ông ta về nhà lúc 18h45 để thay quần áo, nhưng không biết lúc dự tiệc xong chủ anh ta về vào mấy giờ.

- Còn đây là kết quả thẩm tra về Alfred Crackenthorpe! - viên trung sĩ nói.

Bản báo cáo cho biết Alfred sống một mình, đi về rất thất thường. Hàng xóm anh ta không ai chú ý, phần vì họ không quan tâm, phần vì ban ngày họ đều đi làm vắng. Tuy nhiên Trung sĩ Witherall trỏ vào hai đoạn cuối trong bản báo cáo:

Trong khi điều tra về vụ mất cắp một chiếc xe tải, thám tử Leakie đến quán Belles Briques, nơi la cà của những người làm nghề vận chuyển, trên con đường từ Waddington đến thành phố Brackhampton. Viên thám tử nhìn thấy Alfred Crackenthorpe ngồi cùng bàn với hai thành phần khả nghi. Lúc đó là 21h30, đêm 20/12. Vài phút sau, Alfred lên một chiếc xe buýt chạy về phía thành phố Brackhampton.

Cần nói thêm rằng cũng vào ngày đó, tại ga xe lửa thành phố Brackhampton, trước lúc chuyến tàu 23h55 rời ga về hướng London, một nhân viên đường sắt có kiểm tra vé của Alfred Crackenthorpe.

Chánh thanh tra Craddock đặt bản báo cáo xuống bàn, lẩm bẩm:

- Alfred… Chẳng lẽ lại là anh ta?

Viên trung sĩ hùa theo:

- Rõ ràng y có mặt tại nơi xảy ra vụ án.

Craddock thầm nghĩ. Rất có thể Alfred đã đáp chuyến tàu 16h33 từ London đi Brackhampton, gây án mạng, rồi đáp xe buýt đến quán Belles Briques, ngồi đây cho đến 20h30. Sau đó anh ta mới đến Rutherford Hall, đem thi thể nạn nhân đến đó, giấu trong cỗ quan tài cổ ở ngôi nhà bảo tàng, rồi ra ga Brackhampton lên chuyến tàu cuối cùng trong ngày về London.

Nghe tiếng tranh luận sôi nổi trong phòng đọc sách vọng ra đến bếp, Lucy bèn rót một bình đầy rượu pha, đi về phía đó để nghe cho rõ.

Trong phòng đọc sách, mấy anh em đang xúm vào mắng Emma về tội đưa lá thư và bức điện của Martine cho cảnh sát, khiến bây giờ tất cả bọn họ bị cảnh sát nghi ngờ.

Đúng lúc đó, một tiếng động nhẹ khiến cô ngoái đầu nhìn: bác sĩ Quimper vừa trong phòng cụ Crackenthorpe đi ra. Viên bác sĩ nhìn bình rượu trong tay cô gái:

- Cô định tiếp họ bằng thứ này à?

Lucy hất đầu về phía phòng đọc sách, nói nhỏ:

- Đang cãi lộn nhau dữ dội!

- Đổ vấy tội lên đầu nhau đấy mà.

- Họ thi nhau đổ hết lên đầu cô Emma!

- Sao lại Emma? - viên bác sĩ lộ vẻ bực tức.

Rồi không nói thêm một lời, ông ta giằng lấy bình rượu, bước vào phòng đọc sách.

- Chào các vị!

Harold là người đầu tiên lên tiếng:

- Bác sĩ đến đúng lúc! Tôi xin hỏi, tại sao ông dính vào việc gia đình chúng tôi? Khuyên cô em tôi báo với cục điều tra về chuyện Martine?

- Tiểu thư Emma hỏi ý kiến tôi và tôi chỉ nói rằng tiểu thư thấy nên làm thế nào thì cứ làm như thế, không phải đắn đo gì hết và đừng nghe ai khuyên này khuyên nọ.

Harold hét lên:

- Sao ông dám nói thế với cô em tôi?

Đứng ngoài hành lang, Lucy chưa kịp nghe thấy gì thêm thì có tiếng người sau lưng:

- Chà! Cô đấy ư?

Lucy giật mình ngoái đầu lại, thấy cụ Crackenthorpe đang đứng trong phòng giấy nhỏ nhìn ra về phía cô.

Cụ già hỏi:

- Tối nay cô định cho ăn thứ gì đấy? Không cần suy tính cho mất công. Tôi thích món nấu cà-ri. Cô nấu món ấy rất khéo, vậy mà lâu nay không thấy cô làm.

- Mấy ông trẻ không thích món ấy.

- Bọn chúng sắp đi khỏi đây rồi. Đỡ ầm ĩ! Vậy tối nay cô cứ nấu món ấy và nấu cho thật ngon vào.

- Vâng, thưa cụ chủ!

- Cô hãy nghe tôi, cô chịu khó chiều tôi, tôi sẽ… lo mọi thứ cho cô!

Quay về bếp, Lucy đang chuẩn bị các thứ phụ gia để nấu bữa tối thì thấy tiếng cửa phòng ăn mở. Lucy nhìn ra cửa sổ thấy bác sĩ Quimper vẻ mặt giận dữ, đi nhanh ra xe ôtô của ông ta.

Lát sau, Lucy nhặt nấm, chốc chốc lại thở dài. Từ khi hai đứa trẻ đi khỏi đây, cô thấy ngôi nhà buồn tẻ hẳn đi. Nhất là ông con rể Bryan Eastley cũng đi, cô thấy thiếu vắng thế nào ấy.

Mãi gần 3h sáng, bác sĩ Quimper mới về đến nhà, ông ta cho ôtô vào nhà để xe, đóng cửa rồi lên phòng, mệt rã rời. Nhìn đồng hồ đã 3h5, ông đã sắp lên giường thì có tiếng chuông điện thoại.

- Bác sĩ Quimper phải không?

- Vâng, tôi đây!

- Tôi là Lucy Eyelessbarrow gọi từ Rutherford Hall. Mời ông đến đây ngay! Hầu như tất cả mọi người đều bị đau bụng nặng.

- Triệu chứng thế nào?

Lucy kể các biểu hiện.

- Tôi đến ngay bây giờ, - viên bác sĩ nói. - Trong khi chờ đợi…

Bác sĩ căn dặn vài thứ phải tiến hành ngay. Rồi mặc quần áo, ông lấy vali thuốc, chạy xuống nhà.

Ba tiếng đồng hồ sau, bác sĩ và Lucy, cả hai đã phờ phạc, ngồi nghỉ trong bếp, nhấm nháp mỗi người một tách cà phê.

- May đấy, lúc này xem chừng họ đã dễ chịu ít nhiều. Nhưng tại sao lại xảy ra như thế được nhỉ? Thức ăn bị ngộ độc! Ai nấu ăn tối nay?

- Tôi, - Lucy trả lời không chút ngập ngừng.

- Cô cho họ ăn những món gì?

- Xúp nấm, gà nấu cà-ri và món tráng miệng.

- Xúp cô dùng nấm hộp phải không?

- Không. Tôi dùng nấm không đóng hộp.

- Vậy mà tất cả đều bảo tại nấm!

- Không phải đâu. Tôi ăn hai đĩa xúp nấm ấy mà có sao đâu?

- Ta kiểm tra tiếp. Sau món xúp nấm đến món gà nấu cà-ri. Cô có ăn món ấy không?

- Không! Đó là món mà người nấu không bao giờ muốn ăn, bởi trong lúc nấu đã phải ngửi mùi gia vị quá mạnh rồi.

- Có còn sót lại chút nào không?

- Còn trong nồi cả hai món, mỗi món một ít.

- Cô lấy mỗi thứ một ít bỏ vào một lọ nhỏ để tôi đem về xét nghiệm. Nhưng tôi phải vào xem các bệnh nhân đã. Lúc nào chị y tá đến thay chân tôi mới về được.

Lucy ngập ngừng rồi hỏi:

- Họ ngộ độc là do thức ăn hay do cái gì? Bác sĩ nghĩ sao?

- Trong những trường hợp như thế này, người thày thuốc không thể hồ đồ được. Tôi phải đem xét nghiệm chỗ thức ăn còn lại đã. Mà sau khi tôi đi, cô chú ý chăm sóc bệnh nhân nhé, chú ý những ai bị ngộ độc nặng nhất, đặc biệt là cô Emma…

Giọng viên bác sĩ chuyển sang thương cảm:

- Cô biết không, Emma chưa hề được sống thật sự! Trong khi cô ấy đáng được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn. Cho nên nếu cô ấy làm sao thì tội nghiệp quá. Mong cô hãy quan tâm đặc biệt đến Emma.

- Tôi xin hứa với ông!

- Người thứ hai là ông cụ, vì cụ là bệnh nhân của tôi. Tôi rất không muốn chỉ vì một sơ suất nào đó mà cụ làm sao, bởi tôi cảm thấy hình như người ta đang muốn loại bỏ cụ.

Nói đến đây, bác sĩ Quimper giật mình, ngoái đầu nhìn xem có ai nghe thấy không.

- Tôi lỡ lời. Đôi khi tôi vô ý như thế đấy, nói ra những điều lẽ ra không nên nói.

Thanh tra Bacon sửng sốt

- Arsenic?

- Đúng thế, - bác sĩ Quimper đáp. - Tôi đã tiến hành xét nghiệm chỗ thức ăn thừa của món gà nấu cà-ri. Nhưng phải để bác sĩ pháp y kiểm tra lại một lần nữa mới thật chính xác.

- Nghĩa là có kẻ âm mưu đầu độc?

- Chắc thế.

- Và tất cả đều bị nhiễm độc, trừ cô Lucy.

- Đúng thế.

- Lạ nhỉ! Nhưng cô ấy có lý do gì để đầu độc ai đâu? Thế nếu kẻ đầu độc là một người trong số bệnh nhân thì sao? Y cũng giả vờ đau bụng như mọi người để đánh lạc hướng.

- Tuy nhiên có một điều lạ là hung thủ dùng liều chất độc quá ít, chưa đủ làm chết người.

Đột nhiên chuông điện thoại trong phòng giấy của viên thanh tra vang lên. Bacon vội nhấc máy:

- Thanh tra Bacon nghe đây… Sao? Có, bác sĩ Quimper đang ở đây!

Viên bác sĩ đỡ lấy máy:

- Bác sĩ Quimper đây… Tôi hiểu… Hãy coi sóc kỹ những người khác… Tôi đến ngay bây giờ!

- Chuyện gì thế? - thanh tra Bacon hỏi.

- Alfred chết!

ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50
ﯓjﯓ♥ﯓﯓﻕjﻕ Chuyến tàu 16 giờ 50



Chương mười một- Chương mười hai- Chương mười ba
Chương mười bốn- Chương mười lăm- Chương mười sáu
Chương mười bảy- Chương mười tám- Chương mười chín
Chương hai mươi- Chương hai mươi mốt- Chương hai mươi hai
 Chương hai mươi ba- Chương hai mươi tư- Chương hai mươi lăm
Chương hai mươi sáu- Chương hai mươi bảy (hết)

Chuyến tàu 16 giờ 50

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

nhathongnguyen.blogspot 9.8 su10 nhathongnguyen.blogspot 90286 student

Receive All Updates Via Twitter