soi chi mong manh
CHƯƠNG 1
Đã một giờ trôi qua và có lẽ là hơn nữa, thiếu tá An-đrây
Mi-rô-nốp miệng vẫn không rời điếu thuốc lá - hết điếu này anh lại châm ngay điếu
khác. Mi-rô-nốp đi đi, lại lại từ góc này sang góc kia trong căn phòng làm việc.
Anh đếm mười bốn bước đi, quay lại mười bốn bước, rồi lại đi mười bốn bước nữa.
"Đi bao nhiêu bước rồi: năm trăm, một ngàn, năm ngàn hay mười ngàn?"
- ý nghĩ đó thoáng đến rồi vụt biến đi vì nó có nghĩa lý gì đâu.
Mi-rô-nốp dừng lại bên cửa sổ, anh mở rộng hai cánh cửa.
Không khí mát mẻ mùa thu ùa vào căn phòng. Những làn khói thuốc lá đang luẩn quẩn
quanh bàn, xao động và tan dần. Tỳ tay vào khung cửa, Mi-rô-nốp nhìn ra đường.
Trước mắt anh là những khung cảnh quen thuộc: bên phải là đường phố hẹp mang
tên Đgiéc-gin-xki * ngược về phía trước, đường hơi dốc thoai thoải. Về buổi chiều,
đường phố náo nhiệt hẳn lên với những ô tô du lịch, tơ-rô-lây-buýt ** và xe
khách loại lớn. Bên trái, trông rõ một phần quảng trường Đgiéc-gin-xki với cửa
hàng bách hóa "Thế giới thiếu nhi" đang tấp nập người ra vào. Từ trên
tầng năm của tòa nhà Ủy ban an ninh nhà nước, có thể trông rõ dòng người vô tận
trên các vỉa hè, đường rẽ...
Mi-rô-nốp trầm ngâm ngắm nhìn cảnh người, xe tấp nập, nhộn
nhịp. Nhưng khung cảnh gần gũi và quen thuộc thường ngày ấy hôm nay đối với anh
không thể gợi lên được một niềm vui nào như mọi hôm. Anh đang bận tâm suy nghĩ
một vấn đề quan trọng.
Mi-rô-nốp thở dài, đóng cửa sổ lại và quay về bàn làm việc.
Ngồi xuống chiếc ghế mềm, Mi-rô-nốp lại kéo cặp tài liệu và dở tập " Hồ sơ
số..."
Bìa tập hồ sơ màu nâu mỏng dính. Trong đó chỉ có mười đến
hai mươi trang. Chính những vấn đề trong cặp hồ sơ ít ỏi đó đã làm cho người
thiếu tá an ninh mất ăn mất ngủ suốt ba hôm nay. Anh mở cặp giấy và lại một lần
nữa, không hiểu là lần thứ mấy rồi, chăm chú đọc hết trang này sang trang khác.
Nhưng tất cả đều vô ích, vì không có gì sáng sủa hơn. Càng đọc bao nhiêu anh
càng thấy bế tắc bấy nhiêu (và quả là Mi-rô-nốp hầu như đã gần thuộc lòng) anh
không làm sao lần ra đầu mối của cuốn chỉ để theo đó có thể tiến hành cuộc điều
tra. Còn nhiều điều chưa rõ ràng, chưa được xác minh.
Phải tập trung chú ý ai trước? Phải nghiên cứu ai trước?
Mi-rô-nốp suy nghĩ. Xa-môi-lốp-xcai-a ư? Điều này chẳng cần phải nói vì chính
là đã bắt đầu từ mụ ta, tuy nhiên Mi-rô-nốp cũng tin là Xa-môi-lốp-xcai-a chỉ
là một con cờ ngẫu nhiên không đáng được các cơ quan an ninh nhà nước chú ý.
Trê-nhi-a-ép chăng? Rất mơ hồ. Quả thật nếu như tin vào lời
khai của Xa-môi-lốp-xcai-a (nhưng có nên tin mụ ta không?) thì trường hợp của
Trê-nhi-a-ép quả là lạ lùng thật. Tại sao ông ta, một con người sống phong lưu,
dư dật lại phải đi bán những quần áo phụ nữ nhập cảng. Nếu quả như vậy thì dù
chỉ là một giả thuyết tồi nhất: điều đó có khác gì một kẻ đầu cơ. Bản thân
Trê-nhi-a-ép lại là một đảng viên, từng tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại,
một trung tá kỹ sư, một người đã được thưởng nhiều huân chương, một nhà xây dựng
cỡ lớn. Không thể nào ông ta lại giống một kẻ có thể gây nên những tội lỗi chống
Tổ quốc, chống Nhà nước xô-viết.
Vậy thì là ai bây giờ? Tác giả của mẩu thư còn sót lại
chăng? Cũng có thể lắm. Nhưng, nên bắt đầu với anh ta như thế nào nếu như chưa
biết rõ anh ta, hay đúng hơn là cô ta, là ai? Phải tìm tác giả bức thư đó ở
đâu? Tìm như thế nào? Nếu như trong tay Mi-rô-nốp đã có được một mối chỉ nào đấy
thì nó cũng rất mỏng manh, rất rời rạc...
Mi-rô-nốp gấp cặp hồ sơ lại và hình dung toàn bộ quá trình sự
việc.
Câu chuyện bắt đầu từ hôm người ta bắt giữ Xa-môi-lốp-xcai-a
- một mụ buôn lậu khét tiếng, từ lâu cơ quan công an đã quen mặt. Tại một cửa
hàng ở Mát-xcơ-va, mụ ta đã bị bắt quả tang trong lúc đang bán một số áo khoác
bằng ni-lông của phụ nữ theo giá đầu cơ. Khi khám chiếc túi xách căng phồng của
mụ Xa-môi-lốp-xcai-a, công an còn phát hiện một số quần áo phụ nữ sản xuất ở nước
ngoài (Mỹ, Tây Đức, Pháp) và một số đồ trang sức phụ nữ, theo như các chuyên
viên xác minh cho biết thì đó là các loại đồ trang sức cổ rất quý giá.
Nhân viên công an chẳng khó khăn gì lắm đã xác minh được tất
cả những đồ vật mà Xa-môi-lốp-xcai-a bán đều là những loại hàng không có trong
màng lưới thương nghiệp Liên-xô. Một điều làm cho người ta phải suy nghĩ là phần
lớn những quần áo đó đều hoàn toàn mới, chưa hề mặt lần nào. Lại thêm những đồ
trang sức quý giá kia càng làm cho vấn đề trở lên bí ẩn và đáng nghi ngờ.
Hơn nữa, khi khám xét kỹ các đồ vật tịch thu của Xa-môi-lốp-xcai-a
người ta còn phát hiện ở trong lần lót của một chiếc áo khoác (cũng cần phải
nói thêm là chiếc áo này đã được dùng vài ba lần) có một mẩu giấy bị lộn xuống
góc gấu áo, qua lần vải túi bị thủng. Mẩu giấy ấy là phần còn lại của một bức
thư hay là một trang nhật ký nào đó. Nó không có đoạn đầu, không có đoạn cuối,
cũng không có một câu nào hoàn chỉnh. Chỉ còn sót lại những dòng vô nghĩa với một
nét chữ phụ nữ nguệch ngoạc:
...người Nga không biết và sẽ không biết...
...ấy... giữ mình cho cẩn thận. Rằng...
...hoàn thành nhiệm vụ đã...
...trở thành kẻ phản bội...
Xa-môi-lốp-xcai-a có biết mẩu giấy này không? Những đồ vật
kia và nhất là cái áo đáng ngờ đó đến tay mụ ta bằng cách nào?
Trong các cuộc hỏi cung ở cơ quan công an, mụ đã khai nhiều
điều mâu thuẫn với nhau. Lúc đầu mụ khai rằng những đồ vật (trong đó có chiếc
áo đáng ngờ) là do mụ bắt được ở ngoài phố, bắt được một cách bình thường. Mụ
đang đi và bỗng thấy một gói gì đấy. Xung quanh chả có ai. Mụ mở ra và thấy
trong đó có nhiều quần áo. Làm thế nào với món hàng này nhỉ! Và thế là mụ quyết
định đem bán. Chả lẽ như vậy là phạm tội ư? Tuy nhiên khi các nhân viên hỏi
cung bảo mụ nói rõ địa điểm và thời gian nhặt được gói đồ, thì họ thấy Xa-môi-lốp-xcai-a
lúng túng hơn. Cuối cùng mụ phản cung lại, mụ lại đưa ra một khẩu cung mới:
không, quả là mụ không nhặt được gói đồ đó, mà nó do một trong những người quen
mụ đưa nhờ bán hộ. Người đó là Trê-nhi-a-ép, Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích
Trê-nhi-a-ép.
Trê-nhi-a-ép là ai? Xa-môi-lốp-xcai-a không khẳng định dứt
khoát được: ông ta là quân nhân, có lẽ là đại tá. Ông ta sống ở thành phố
Crai-xcơ, - ông ta làm gì? Thủ trưởng, một thủ trưởng lớn, có xe riêng. Ngoài
ra Xa-môi-lốp-xcai-a không biết gì hơn về Trê-nhi-a-ép nữa.
Cơ quan công an xác minh lời khai của mụ; họ điện hỏi
Crai-xcơ xem có ai tên là Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê-nhi-a-ép mang quân
hàm đại tá không? Và họ chả phải chờ đợi lâu. Có một người như vậy sống ở đấy:
kỹ sư, trung tá dự bị Trê-nhi-a-ép, hiện đang làm việc tại một công trường xây
dựng quân sự đặc biệt ở Crai-xcơ.
Khi các nhân viên điều tra đã thu thập đầy đủ các tài liệu
như lý lịch tự khai, giấy nhận xét công tác, và các giấy tờ cần thiết, thì đường
đời của người trung tá kỹ sư này không có gì đáng nghi ngờ. Trê-nhi-a-ép sinh
năm 1915 tại một làng hẻo lánh ở Xi-bê-ri. Sau khi tốt nghiệp trường làng ra tỉnh
làm ăn. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp lớp trung cấp kỹ thuật buổi tối, sau đi
Mát-xco-va và học tại Học viện xây dựng quân sự. Trong thời gian chiến tranh
chiến đấu ở mặt trận. Ban đầu công tác ở một đơn vị công binh, sau đấy chiến đấu
trong hàng ngũ du kích. Bị thương rồi khỏi, lại ra mặt trận và một lần nữa về
đơn vị công binh. Đã được thưởng nhiều huân chương và bằng khen của Chính phủ.
Sống độc thân. Sau chiến tranh đi hết công trường này đến công trường khác. Mới
đây vừa giải ngũ về ngành dự bị. Ở Crai-xcơ đã gần hai năm và là một trong những
nhà lãnh đạo một công trường lớn xây dựng các công trình đặc biệt. Trong các bản
nhận xét về đạo đức và tư cách đều nhấn mạnh: trung tá kỹ sư Trê-nhi-a-ép là một
người có đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp của Đảng, rất cố gắng trong
công tác và luôn luôn trau dồi trình độ tư tưởng, chính trị của mình, có tinh
thần trách nhiệm trong mọi công tác.
Thật ra, đọc những dòng nhận xét khô khan trong các bản lý lịch
có đóng dấu thì khó mà hình dung được hình dáng, bộ mặt của một người mà người
ta chỉ biết được một phần nào về tư cách, đạo đức, sở thích và khuynh hướng.
Nhưng, ở đây cuộc đời của Trê-nhi-a-ép hiện lên khá đẹp đẽ. Không có một dấu vết
đáng nghi ngờ nào cả. Khó mà hiểu được một người như vậy mà lại quen với
Xa-môi-lốp-xcai-a, và ông ta đã lấy các quần áo phụ nữ ấy ở đâu? Tại sao lại phải
bán đi một cách rất khó hiểu: bán ở một thành phố khác qua tay mụ buôn lậu
chuyên nghiệp?
Mặt khác, liệu có thể tin rằng, Xa-môi-lốp-xcai-a đang có âm
mưu nấp sau lưng một người như trung tá kỹ sư này chăng? Các cơ quan công an đã
gửi tất cả tang vật có kèm theo mảnh giấy đáng ngờ đó về Ủy ban an ninh nhà nước.
Chuyện đã xảy ra từ ba hôm trước. Từ hôm ấy đến nay, chiếc cặp
bìa nâu với đầy đủ các tài liệu đó nằm trên bàn làm việc của thiếu tá Mi-rô-nốp.
Trong chiếc cặp còn có lá thư viết tay của cục trưởng thiếu tướng Va-xi-li-ép gửi
Mi-rô-nốp:
"Đồng chí Mi-rô-nốp! Hãy nghiên cứu kỹ các tài liệu
trong hồ sơ. Hỏi kỹ kẻ bị bắt và báo cáo cho tôi biết ý kiến riêng của đồng
chí".
Quả là quá dễ dàng khi nói: "Báo cáo cho biết ý kiến
riêng của đồng chí!" Còn làm thế nào mà báo cáo được nếu như những ý kiến
sơ bộ, cho đến nay vẫn chưa có được. Báo cáo cái gì bây giờ? Đã ba ngày qua,
Mi-rô-nốp nghiền ngẫm tập hồ sơ nhưng chưa hề thấy có một tý ánh sáng nào. Anh
đã trực tiếp hỏi cung Xa-môi-lốp-xcai-a. Nhưng, những lần hỏi cung đó chưa mang
lại cho anh điều gì mới mẻ, hấp dẫn. Nhìn toàn bộ vấn đề, thì sự quen biết giữa
Xa-môi-lốp-xcai-a với Trê-nhi-a-ép chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Mụ vẫn chỉ nói đi
nói lại mãi về Trê-nhi-a-ép như là đã khai trong những lần trước"đại
tá", "một thủ trưởng lớn". Ngoài ra Xa-môi-lốp-xcai-a không cung
cấp được điều gì mới hơn.
Qua lời khai của Xa-môi-lốp-xcai-a thì mụ đã đến Crai-xcơ để
thăm những người quen. Ở đó, mụ tình cờ gặp Trê-nhi-a-ép mà trước đây mụ có
quen biết. Hình như Trê-nhi-a-ép có mời mụ ta về nhà chơi, rồi đề nghị mụ ta
bán hộ những đồ trang sức ở Mát-xco-va. Còn những đồ vật đó là của ai và làm
sao Trê-nhi-a-ép lại có thì mụ không biết rõ. Trê-nhi-a-ép không nói gì về điều
này và Xa-môi-lốp-xcai-a cũng không cần hỏi. Đối với mụ ta, điều đó chả có gì cần
thiết.
Trong khi hỏi cung Mi-rô-nốp giả vờ như vô tình hướng câu hỏi
vào chiếc áo khoác mà họ đã tìm thấy mảnh giấy bí mật. Chiếc áo đó cũng do
Trê-nhi-a-ép đưa cho phải không? Xa-môi-lốp-xcai-a có xem kỹ nó không? Có tìm
thấy gì trong túi áo không?
-Trong túi à? Mụ buôn lậu ngạc nhiên hỏi.- Ồ, ngài thủ trưởng,
các túi đều rỗng tuếch. Chẳng có gì trong ấy cả! Không có lấy một chút gì đâu.
Tôi đã xem kỹ mà...
Đúng: Xa-môi-lốp-xcai-a không lục soát kỹ chiếc áo nên mụ ta
không phát hiện ra mảnh giấy bị xé. Điểm này, có thể tin ở mụ ta được, nhưng
còn những điểm khác...
Phải bắt đầu điều tra ở Crai-xcơ thôi! Rõ ràng là phải như vậy
- Mi-rô-nốp dự kiến. Như thế, tức là phải đi tới đấy. Có thể là sẽ phát hiện bổ
sung được điều gì đó tại chỗ. Và, cũng có thể sẽ giúp cho việc điều tra bắt nguồn
từ ở đây. Tuy vậy, trước khi đi cũng cần phải báo cáo với Xê-men Pha-đê-ê-vích
đã (tức là thiếu tướng Va-xi-li-ép). Phải thảo luận và để đồng chí ấy cho chỉ
thị. Đồng chí ấy sẽ quyết định có nên đi Crai-xcơ hay không. Sự sáng suốt của
thiếu tướng, những kinh nghiệm lớn trong công tác an ninh của ông, cũng như óc
xét đoán ông có thể nhìn nhận rõ từng chi tiết quan trọng và đáng kể ở chính những
điểm mà người khác nếu như không phải là một cán bộ lão luyện trong công tác phản
gián thì không làm sao thấy được. Nhiều lần ông làm cho An-đrây Mi-rô-nốp ngạc
nhiên.
Hồi chuông điện thoại cắt đứt luồng suy nghĩ của anh.
- Đồng chí Mi-rô-nốp đấy phải không? Giọng thiếu tướng vang
lên trong máy nói.- Mời đồng chí...
Nếu có một người nào không biết nghề nghiệp của Xê-men
Pha-đê-ê-vích, gặp ông ngoài phố, trong nhà hát hay chỗ hội họp công cộng thì
không chắc đã nghĩ rằng đấy là một cán bộ an ninh có nhiều kinh nghiệm. Trông
thiếu tướng thật hiền từ, bình thường. Khuôn mặt ông mang đặc điểm của người
trí thức Nga - hiền lành và thông minh. Ông luôn bận thường phục. Bộ quần áo
hơi rộng so với thân hình của ông. Bộ tóc đã điểm bạc nhưng vẫn còn dày và cong
cong một cách tự nhiên. Đôi mắt ông dường như sâu thêm sau cặp kính dày. Do vậy,
nên đôi khi người ta cảm thấy cái nhìn của ông có vẻ khe khắt, khô khan.
Cuộc đời của thiếu tướng cũng không phẳng lặng lắm. Ngay từ
hồi thanh niên, ông đã được Đoàn thanh niên cộng sản cử sang làm công tác an
ninh. Ông từng có dịp may mắn thi hành những nhiệm vụ của Đgiéc-gin-xki và đã
có lần được gặp riêng Phê-lích Ê-mun-đô-vích. Ông đã làm việc dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Men-gin-xki, Tơ-ri-lít-xe và các cán bộ an ninh Bôn-sê-vích lỗi lạc
khác. Trong những năm ba mươi, vì có những thay đổi trong cơ quan an ninh nên
Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép chuyển khỏi cơ quan trung ương. Ông đi công
tác ở một vùng biên giới hẻo lánh và ông đã lăn lộn ở các vùng biên giới gần
hai chục năm ròng. Mãi đến những năm năm mươi ông mới lại được cử về Ủy ban an
ninh nhà nước. Từ đó Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép trở thành thủ trưởng trực
tiếp của thiếu tá Mi-rô-nốp. Đọc xong tập tài liệu, để nó sang một bên, thiếu
tướng dựa lưng vào thành ghế, bảo:
- Nào, An-đrây I-va-nô-vích, kể lại nghe nào.
Ông với tay lấy chiếc cặp bìa màu nâu. Thiếu tướng dở từng tờ
hồ sơ. Ông đọc lướt và lắng nghe Mi-rô-nốp báo cáo.
Thiếu tá báo cáo rành rọt, vắn tắt như đã lựa từng lời từng
ý một. Trong khi anh đang báo cáo lại tình hình vụ án thì thiếu tướng đã kịp đọc
lướt các trang giấy trong cặp. Ông gạt nó sang một bên, tay trái chống cằm, ông
nhìn thẳng vào mặt Mi-rô-nốp. Kết luận của thiếu tá về mối liên quan giữa tác
giả mẩu giấy bí mật với một con người như Trê-nhi-a-ép còn rất mơ hồ. Thiếu tướng
bỗng đặt tay phải lên bàn,mấy ngón tay gõ khe khẽ xuống bàn. Nhịp gõ mỗi lúc một
nhanh. Mi-rô-nốp hoang mang: mọi cán bộ trong Cục đều đã biết thói quen ấy của
thiếu tướng. Nếu thiếu tướng gõ nhịp tay liên hồi như vậy lên mặt bàn tức là
ông đang lo ngại hoặc đang bực mình về điều gì đấy.
-- Xin lỗi nhé.-- Thiếu tướng bỗng ngắt lời Mi-rô-nốp.-- Anh
đã biết rõ là trung tá kỹ sư Trê-nhi-a-ép làm gì chưa?
-- Hình như là...-- Mi-rô-nốp rụt rè đáp-- Tôi đã đọc và biết
được đầy đủ tất cả những điều ghi trong hồ sơ lý lịch. Trê-nhi-a-ép là một
trong những người lãnh đạo một công trường lớn ở Crai-xcơ.
-- Ừ, nhưng là công trường nào?
-- Theo chỗ tôi được biết thì đó là một công trường bí mật.
Một công trình quốc phòng đặc biệt.
-- Ấy chính thế đấy: công trình quốc phòng đặc biệt -- Thiếu
tướng nói và giơ ngón tay trỏ lên. Tôi sẽ không kể cho anh tỷ mỉ, điều đó không
cần thiết. Nhưng phải biết rằng, đấy là một công trình quốc phòng loại đặc biệt
tối mật. Anh đã biết bọn tình báo nước ngoài đang rất chú ý đến các loại công
trình này. Hơn thế, trong tay tôi đã có những tin tức cho hay: cơ quan tình báo
của một nước tư bản đã chú ý đến công trường ở Crai-xcơ. Từ chuyện này, ta thấy
có thể có một điều gì đây đặc biệt liên quan đến Trê-nhi-a-ép. Anh có cảm thấy
thế không nào?
-- Thực lòng mà nói,-- Mi-rô-nốp ngập ngừng,-- tôi chưa hoàn
toàn cảm thấy như vậy. Chúng ta đều biết là, những người được đưa vào làm ở các
công trường này đều đã qua sự kiểm tra rất tỷ mỉ, kỹ càng. Nên Trê-nhi-a-ép
thì...
-- Sao lại dính Trê-nhi-a-ép vào đấy?-- Thiếu tướng hơi cau
mày, tay lại gõ gõ xuống bàn -- Chả lẽ lại cứ phải dính dáng đến Trê-nhi-a-ép.
Nhưng, dĩ nhiên cũng có thể có một âm mưu gì đấy đã xảy ra quanh ông ta, nấp
sau lưng ông ta. Ông ta là cái bình phong, và chả riêng gì mình ông ta đâu.
Chúng ta không nên khẳng định một điều gì sớm nhưng cần phải nghĩ tới điều có
thể xảy ra sau này. Nhìn chung thì Trê-nhi-a-ép cũng không đến nỗi hấp dẫn với
chúng ta lắm, mặc dù chứng cớ cho thấy rằng đây là một chuyện xấu, bán các thứ
hàng ngoại qua tay một mụ buôn lậu. Nhưng làm sao mà ông ta có thể có những loại
hàng này? Thật không đẹp đẽ gì! Phải rút ra kết luận gì ở đây? Có thể loại trừ
trường hợp là một bộ máy tình báo ngoại quốc nào đó đã thu thập được những tin
tức về Trê-nhi-a-ép, dò la được những mặt yếu của ông ta và đang định mon men tới
gần ông ta chăng? Tôi nhắc lại rằng: tất cả những điều này chỉ là giả định. Cần
phải kiểm tra thật kỹ càng! Tại sao lại có giả định như vậy? Điều đó đòi hỏi
chúng ta phải phân tích. Hình như mảnh giấy lạ lùng tìm thấy ở lần lót chiếc áo
khoác là do phụ nữ viết, phải không?
Mi-rô-nốp lặng lẽ gật đầu.
-- Và mụ Xa-môi-lốp-xcai-a đã nhận chiếc áo đó từ tay
Trê-nhi-a-ép. Đúng không? Thế tức là, quanh quẩn bên Trê-nhi-a-ép hiện nay có
thể có một phụ nữ nào đó mà chúng ta cần phải hết sức chú ý. Phải tìm cho ra
người phụ nữ -- tác giả của mẩu giấy bí mật đó. Hơn nữa, điều này cũng không thể
loại trừ: có thể Trê-nhi-a-ép đã bị lọt vào "tầm mắt" của bọn tình
báo nước ngoài. Cần phải quan tâm bảo đảm an ninh và điều kiện công tác, sinh
hoạt cho ông ta. Để làm việc đó, cần phải nghiên cứu kỹ càng những người chung
quanh. Theo dõi cách làm việc, sinh hoạt của ông ta và những người gần gũi. Cuối
cùng, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải tìm hiểu nguồn gốc của những món
hàng nước ngoài và các đồ trang sức cổ quý giá kia. Tóm lại, đó là nhiệm vụ của
anh. Chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ đó ở ngay Crai-xcơ. Anh phải chuẩn bị
đi đến đấy. Tôi đã gọi điện báo cho đồng chí Xcơ-vô-re-xki -- đại tá Cục trưởng
cục an ninh Crai-xcơ biết là anh sẽ đến. Hình như đồng chí đại tá có quen biết
anh phải không?
-- Vâng, thưa đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích, -- Mi-rô-nốp trả
lời.-- Còn hơn cả sự quen biết thông thường nữa ạ.
-- À, à. Tôi nhớ ra rồi. Dạo chiến tranh phải không?
Xcơ-vô-re-xki phụ trách mọi vấn đề, đồng chí ấy sẽ giúp anh. Nếu như có điều gì
không rõ, cứ gọi điện cho tôi, đừng ngại. Có lẽ như thế là hết rồi đấy. Hỏi gì
nữa không?
-- Không, đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích, tất cả đã rõ.--
An-đrây đứng dậy.-- Bao giờ đồng chí cho tôi lên đường?
-- Tôi giữ anh làm gì?-- Thiếu tướng hỏi lại, thay cho câu
trả lời. -- Cố thu xếp đi ngay hôm nay! Thôi chúc anh thành công!
Ngay tối hôm đó Mi-rô-nốp đi Crai-xcơ.
CHƯƠNG 2
Chuyến đi Crai-xcơ làm Mi-rô-nốp hồi hộp không những chỉ do
tính chất phức tạp và nghiêm túc trong nhiệm vụ của anh; mà còn là do nơi đó
anh rất thích. Một thành phố phương Nam ấm áp và vui vẻ. Đã mấy năm rồi An-đrây
không đến Crai-xcơ nên anh càng mong sao cho chóng tới thành phố như mong gặp
người thân cũ lâu ngày xa cách.
...Gần trưa, sau cửa sổ toa tàu đã thấp thoáng hiện ra mái
các nhà máy, các dàn giáo công trường và những tháp nhọn của cần trục. Tàu hỏa
đã đến Crai-xcơ.
Tòa nhà màu trắng rộng lớn của khu ga rực lên dưới ánh nắng
phương Nam chói chang. Mi-rô-nốp thấy nhiều khu nhà mới xây. Trước đây, khi anh
tới Crai-xcơ, nhà ga lớn lộng lẫy này cũng chưa có. Quảng trường nhà ga đã thay
đổi: nó được mở rộng hơn và rải nhựa bóng loáng.
Từ quảng trường, đường phố rộng chạy tỏa ra khắp hướng như rẻ
quạt với các hàng cây bồ đề, cây dẻ mọc thẳng tắp dọc trên vỉa hè. Xe con, xe lớn
xuôi ngược vội vã, hoàn toàn giống như cảnh ở Mát-xcơ-va. Nhưng ở đây thưa thớt
hơn.
Chả khó khăn gì, anh đã tìm được tòa nhà của Cục an ninh nhà
nước trong thành phố. Mi-rô-nốp đi thẳng đến phòng khách của cục trưởng.
Đối với Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki, An-đrây Mi-rô-nốp
có những tình cảm phức tạp khác nhau. Đó là lòng biết ơn đối với mọi sự chăm
sóc thân tình mà Xcơ-vô-re-xki đã dành cho anh trước đây. Đó là lòng kính trọng
đối với những kinh nghiệm phong phú của người cán bộ phản gián. Anh khâm phục
công lao và uy tín của ông. Cuối cùng đó là những đức tính trong nếp sống,trong
phương pháp làm việc của một con người thuộc thế hệ đi trước mà Mi-rô-nốp nhiều
khi có cảm giác như tình cảm cha con.
An-đrây biết Xcơ-vô-re-xki từ nhiều năm trước: chiến tranh
đã khiến cho họ có dịp sống với nhau. Trước chiến tranh Ki-rin Pê-tơ-rô-vích
làm việc ở Ủy ban nội vụ tỉnh Xmô-len-xcơ, khi tỉnh này bị phát xít Đức chiếm
đóng thì ông đã lãnh đạo một trong những binh đoàn du kích chiến đấu ở khu Tây
- Nam tỉnh. Chính ở đây, đầu mùa đông năm 1942, cậu học sinh An-đrây Mi-rô-nốp
bị mồ côi cả cha lẫn mẹ trong thời kỳ quân Hít-le tràn qua, đã được dẫn đến với
đội du kích lớn này.
Ngay từ buổi đầu, Xcơ-vô-re-xki đã dự định, nếu có hoàn cảnh
thuận lợi là gửi ngay cậu bé này về "Đất lớn"-- hậu phương Xô-viết,
nhưng mãi vẫn không có dịp và khi có dịp thì những dự định cũ không hợp nữa:
An-đrây đã trở thành một người gắn bó với đơn vị. Chàng trai lanh lẹn, thông
minh và chín chắn trước tuổi đó, với lòng căm thù sâu sắc bọn Hít-le, lúc đầu
làm việc ở ban tham mưu, về sau dần dần trở thành một trong những tay quân báo
xuất sắc của du kích. So với những người lớn tuổi anh lọt vào dễ dàng hơn các
làng mạc, thành phố bị chiếm đóng, vào tận hang ổ của địch, duy trì sợi dây
liên lạc với những người hoạt động bí mật, khai thác nhiều tin tức tình báo có
giá trị.
Chính trong những năm hoạt động du kích đó, những đức tính cần
thiết của một người tình báo, một cán bộ phản gián tài giỏi đã dần dần hình
thành trong con người An-đrây Mi-rô-nốp.
Sau khi đuổi bọn phát xít khỏi các vùng Xmô-len-xcơ,
O-ri-ôn, Bri-an-xcơ, binh đoàn du kích do Xcơ-vô-re-xki lãnh đạo đã thay đổi
nhiệm vụ: người thì chuyển vào bộ đội thường trực, người thì bắt tay vào công
cuộc khôi phục trong hoàn cảnh hòa bình.
Theo nguyện vọng và với sự giúp đỡ của Xcơ-vô-re-xki,
An-đrây Mi-rô-nốp được cử đi học tại trường quân sự bộ đội biên phòng. Sau những
năm phục vụ ở biên giới, ở Trung Á và Viễn Đông, vào đầu những năm năm mươi,
Mi-rô-nốp được điều về công tác tại Ủy ban an ninh nhà nước ở Mát-xcơ-va...
Chia tay với Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki từ năm
1943,nhưng An-đrây vẫn không mất liên lạc với ông. Hai người ít khi gặp nhau
nhưng thỉnh thoảng anh vẫn viết thư cho ông... Mấy năm nay, anh chưa gặp lại
Xcơ-vô-re-xki nên giờ đây anh rất vui sướng trước cuộc gặp gỡ này.
Xcơ-vô-re-xki cũng không kém phần vui mừng khi thấy An-đrây.
--Chà, chà, lại gặp cậu ở đây. Nào, xem xem có gì biến đổi
không nào?-- Xcơ-vô-re-xki xúc động reo lên. Ông cầm tay An-đrây kéo vào phòng
và tò mò ngắm anh. Không,-- đại tá vừa nói vừa ấn vai An-đrây ngồi xuống chiếc
đi-văng và tự ông cũng ngồi xuống cạnh anh,-- cậu không thay đổi gì cả: khá lắm!--
Xcơ-vô-re-xki thực lòng ngạc nhiên, nhìn khuôn mặt rám nắng, kiên nghị của
An-đrây với đôi vai rộng và thân hình cân đối khỏe mạnh của anh, miệng cứ tấm tắc.--
Cậu hầu như không thay đổi gì cả, vẫn còn trẻ, trẻ lắm. Bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Đã ba mươi chưa?
-- Ồ, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích!-- An-đrây mỉm cười.-- Đồng chí
quá khen. Trên ba mươi từ lâu rồi đấy...
-- Chà, chà,-- Xcơ-vô-re-xki thở dài.-- Thời gian trôi nhanh
thật. Nhanh thật!... Thế, sống ra sao? Vẫn chưa lập lại gia đình chứ?
-- Chưa, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích ạ. Như người ta nói là: chỉ sợ
tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa thôi. Đồng chí cũng đã biết rồi đấy!-- Mi-rô-nốp
nói, vẻ không vui.
Xcơ-vô-re-xki hiểu. Những nằm đầu khi mới về Mát-xcơ-va,
Mi-rô-nốp đã làm quen với cô sinh viên Li-u-đa ở ga tàu thủy Him-ki. Li-u-đa có
vẻ thích anh. Và, anh cũng vậy, anh thấy có cảm tình với cô gái đó. Chả hiểu vì
sao? Từ xưa, An-đrây luôn có vẻ ngại ngùng đối với các cô gái, nhưng sau khi
quen biết Li-u-đa độ vài ba tuần thì anh chợt hiểu ra, anh đã yêu Li-u-đa, yêu
một cách nghiêm túc. Một tháng sau, mặc dầu bố mẹ Li-u-đa phản đối là con gái họ
còn trẻ chưa vội gì lấy chồng cả, nhưng họ vẫn cứ quyết định làm lễ cưới. Nhưng
về sau, sự việc lại diễn ra hoàn toàn khác hẳn với những điều mà Mi-rô-nốp đã
suy tính. Càng gần gũi vợ bao nhiêu, Mi-rô-nốp càng nhận thấy rõ cô ta là một
người quá được nuông chiều từ bé, một người nhẹ dạ và thậm chí rất bướng bỉnh.
Cuộc sống chung không được hòa thuận lắm.
Do điều kiện nhà ở còn khó khăn nên sau khi cưới, Mi-rô-nốp
và vợ vẫn phải ở nhờ căn phòng -- chung một nhà với gia đình khác. Điều đó làm
cho Li-u-đa không hài lòng. Cô ta đòi phải có nhà riêng. Ai chả biết là trong
những năm ấy, một gia đình hai vợ chồng son mà đòi ở riêng một nhà thì thực tế
hoàn toàn không cho phép. Mi-rô-nốp coi những đòi hỏi của Li-u-đa là lố bịch. Từ
đấy, sự bất hòa giữa hai người bắt đầu. Mâu thuẫn càng ngày càng nhiều và trở
nên sâu sắc hơn.Li-u-đa không thích chồng đi làm đêm, mãi đến gần sáng mới về
nhà. Cô không thích kiểu sống giản dị khiêm tốn của Mi-rô-nốp. Cô rất khó chịu
trước lòng căm ghét của anh đối với những ý nghĩ trống rỗng và cuộc sống vô
công rồi nghề.
Li-u-đa không thấy xấu hổ khi cô mắng chồng là giả dối với
cô. "Tôi, -- cô ta nói,-- tôi cứ nghĩ rằng công tác phản gián của anh phải
là một công việc hết sức hấp dẫn, lãng mạn, phải là một cuộc sống sôi nổi và rộng
rãi. Còn anh thì sao? Anh chỉ mài mòn đũng quần suốt ngày, suốt đêm như một
nhân viên bàn giấy hạng quèn. Không, anh cũng chưa được như một nhân viên bàn
giấy nữa -- còn tồi tệ hơn loại ấy. Anh nhân viên bàn giấy còn có lúc rảnh rang
nghỉ ngơi chiều tối với vợ. Chứ anh thì làm gì có!" Tất nhiên Mi-rô-nốp
không thể nói cho cô ta biết là anh đã "mài mòn đũng quần" như thế
nào. Tuy nhiên, anh biết công tác phản gián của anh luôn luôn đòi hỏi cả hai điều
-- sự kiên nhẫn và sự " mài mòn" đũng quần.
An-đrây ngày càng hiểu rõ là anh đã sai lầm rất lớn khi cưới
Li-u-đa làm vợ và không thể tiếp tục mãi cuộc sống với cô ta được. Anh đau khổ
chịu đựng những điều xảy ra. Tất cả những việc đó đã mấy năm nay, nhưng vết
thương lòng của anh vẫn chưa hàn gắn được...
Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki cũng biết chuyện vợ con của
Mi-rô-nốp. Ông hiểu tâm trạng của anh và nghĩ, tốt hơn hết là đừng hỏi gì thêm.
Ông đi thẳng vào công việc.
-- Nào An-đrây, báo cáo đi, anh đến đây làm gì? Những nét đại
thể thì tôi biết rồi. Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép đã nói với tôi qua điện
thoại. Nhân viên của tôi cũng đã báo cáo. Nhưng tôi muốn biết tỷ mỷ hơn.
An-đrây kể lại cặn kẽ việc bắt giữ Xa-môi-lốp-xcai-a, về những
khẩu cung của mụ và những tang vật khám thấy trong xắc. Nhưng khi anh vừa nói đến
mẩu giấy bí mật và những dòng chữ ghi trên đó thì Xcơ-vô-re-xki bỗng cắt ngang:
-- Khoan! Chờ một lát. Đấy, căn cứ theo lời anh thì rõ ràng
là ở Mát-xcơ-va, các anh đã nghĩ nát óc về tờ giấy kia ở đâu ra? Ai viết những
câu đó và nó có nghĩa gì? Mẩu giấy này theo tôi nghĩ, có lẽ là do vợ
Trê-nhi-a-ép viết. Đúng! Tất cả đều chứng tỏ, mẩu giấy đó là của cô ta.
Mi-rô-nốp sửng sốt hỏi:
-- Xin lỗi, xin lỗi cho tôi hỏi đã, đồng chí Ki-rin
Pê-tơ-rô-vích! Vợ nào? Trê-nhi-a-ép là người độc thân cơ mà.
-- Độc thân à? Ai bảo anh vậy. Không phải đâu. Ông ấy đã có
vợ. Tuy nhiên... tuy nhiên hiện nay, có thể coi như kẻ độc thân thật...
-- Đồng chí nói gì vậy, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, đồng chí không
đùa đấy chứ? Khi thì đã có vợ, lúc thì lại là kẻ độc thân. Thật lạ lùng! Tôi đã
đọc kỹ toàn bộ hồ sơ của ông ấy, và biết rõ: ông ấy là người độc thân, chưa bao
giờ cưới vợ cả. Hồ sơ mới nhất mà tôi có, làm cách đây hai năm trước khi
Trê-nhi-a-ép được cử đến công trường ở Crai-xcơ. Khi đến làm việc ở Crai-xcơ
ông ấy không hề có điều gì bổ sung vào hồ sơ của mình cả. Ở Crai-xcơ cũng không
có điều gì bổ sung thêm. Ở phòng địa chỉ cũng vậy...
-- Thế mà ông ta,-- Xcơ-vô-re-xki nói xen ngang, -- lại cưới
vợ cách đây gần hai năm,trước lúc về Crai-xcơ.
-- Trước khi về Crai-xcơ? Như vậy mọi sự giờ đã rõ hơn.
Nhưng sao đồng chí lại nói: ông ta là kẻ độc thân, trong khi theo như lời đồng
chí vừa nói, thì ông ta đã có vợ từ hai năm nay? Thế là thế nào?
-- Ồ, người anh em ạ, đây là cả một câu chuyện dài. Tôi vừa
được biết từ hôm qua thôi. Vợ Trê-nhi-a-ép đã bỏ chồng. Cô ta bỏ đi. Có thể đã
được ba bốn tháng nay rồi. Đây là một việc chả tốt đẹp gì, một sự dối trá. Cô
ta bỏ đi vội vã đến nỗi chả kịp mang theo đồ đạc gì. Trê-nhi-a-ép chờ đợi, chờ
mãi cho đến lúc không thể chờ được nữa. Ông ta đành chịu đựng một mình. Nhưng
còn có những đồ vật để lại, ông ta quyết định phải đoạn tuyệt với nó. Trong lúc
đó thì Xa-môi-lốp-xcai-a xuất hiện... Phần còn lại của câu chuyện thì anh đã
rõ. Do đó, tôi nghĩ rằng: có phải chính chiếc áo khoác nữ kia là của người vợ
Trê-nhi-a-ép không? Kể cả mẩu giấy nữa? Anh nghĩ sao?
An-đrây vẫn chăm chú nghe Xcơ-vô-re-xki, chưa vội trả lời.
Giờ đây anh đang nghĩ tới điều khác.
-- Đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích,-- anh hỏi,-- cho tôi hỏi một
điều có được không? Làm sao đồng chí biết được câu chuyện: bỏ trốn, lừa dối? Những
câu chuyện loại này người ta không thích đưa ra bàn tán. Mà Trê-nhi-a-ép, xét kỹ
ra, thì không phải là người ba hoa.
Xcơ-vô-re-xki hơi phân vân, đưa tay xoa xoa chiếc đầu hói
bóng, ông bối rối nói:
-- Anh hiểu chứ, ở đây có một chi tiết khác.
-- Chi tiết gì vậy? -- Mi-rô-nốp hỏi, hồi hộp. -- Chi tiết
gì nữa?
-- Anh hiểu không, khi Cục công an Crai-xcơ nhận được tin về
việc bắt giữ mụ Xa-môi-lốp-xcai-a, và việc mụ ta vu khống Trê-nhi-a-ép thì mấy
cậu phụ trách điều tra hình sự đã mời ngay Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích
Trê-nhi-a-ép đến hỏi. Sau khi ông ta gặp họ, tôi mới được hay biết. Do đó,
chúng tôi biết được những chuyện rắc rối về gia đình của ông ta. Mặt khác, ông
ta cũng biết việc Xa-môi-lốp-xcai-a bị bắt và nguồn gốc lần điều tra này. Quả
thật là ngốc nghếch vô cùng, nhưng bây giờ cậu nghĩ xem, nên làm gì? Giờ thì phải
tính đến các chứng cớ. Trong cuộc nói chuyện ấy có một cán bộ của tôi dự, cậu
Lu-ga-nốp. Nhưng cậu ta cũng không biết gì nhiều lắm. Đúng là chuyện "hỏi
han" này xảy ra thật bất ngờ.
-- Thế còn mẩu giấy, và những dòng chữ bí mật kia, họ cũng nói
với Trê-nhi-a-ép à? -- Mi-rô-nốp hồi hộp hỏi.
-- Không,--_Xcơ-vô-re-xki nói, giọng nói làm cho anh yên
tâm, -- về mảnh giấy đó thì cơ quan công an chúng tôi chưa hề biết đến. Chính
tôi cũng vừa được Xê-men Pha-đê-ê-vích cho biết mới đây thôi.
An-đrây không muốn để lộ sự bất bình của mình về lối làm ăn
hấp tấp, non nớt của cơ quan công an địa phương. Thật là họ không biết cách điều
tra nên bắt đầu từ đâu, nhưng họ cũng hiểu là việc điều tra sẽ đụng chạm đến một
con người cụ thể tham dự vào sự kiện. Thật tai hại. Nhưng về một mặt nào đó thì
Xcơ-vô-re-xki cũng có cái đúng: cái gì phải xảy ra thì nó tất yếu sẽ đến, không
thể bỏ qua các chứng cớ được.
Theo ý kiến của Xcơ-vô-re-xki, An-đrây quyết định tiếp tục
cuộc điều tra cùng với đại úy Lu-ga-nốp -- cán bộ của Cục an ninh nhà nước tỉnh
Crai-xcơ, người đã dự vào cuộc nói chuyện với Trê-nhi-a-ép ở sở công an. Anh hẹn
với đại tá là đến chiều hoặc có thể là muộn hơn -- anh sẽ gặp đại tá tại nhà
riêng, An-đrây chia tay với ông và đến phòng Lu-ga-nốp.
Phút đầu gặp gỡ, đại úy lu-ga-nốp không gợi cho Mi-rô-nốp một
cảm giác gì đặc biệt: vóc người hơi thấp, nhưng mập và khỏe. Khuôn mặt vào khoảng
bốn mươi. Anh tiếp An-đrây vẻ chậm chạp, khô khan. Nhưng chỉ một lát sau,
An-đrây hiểu, cảm giác ban đầu đã đánh lừa anh. Đại úy không phải là con người
khô khan như anh tưởng, trái lại, sau vài phút bỡ ngỡ, anh đã tỏ ra lanh lẹn, mặc
dù anh không có ý bắt người cùng nói chuyện phải thay đổi ý nghĩ ban đầu của
mình. Nói chung, qua thái độ, giọng nói, Mi-rô-nốp thấy anh ta có một tính cách
nghiêm nghị. Đặc biệt, Mi-rô-nốp rất hài lòng khi nghe Lu-ga-nốp, cố nén vẻ bực
tức nhưng đầy mỉa mai, kể lại những việc làm của cơ quan công an Crai-xcơ. Họ
đã hấp tấp cho gọi Trê-nhi-a-ép đến hỏi. Có một cán bộ công an nào đó, như
Lu-ga-nốp cho biết, đã can ngăn và cho rằng gọi như vậy là quá sớm. ( Bản thân
Lu-ga-nốp cũng ủng hộ quan điểm này). Nhưng ý kiến đó đã không được xét đến.
Làm sao được! Trê-nhi-a-ép -- một nhân vật nổi tiếng ở Crai-xcơ! Ông ta có điều
gì bí mật? Một con mụ buôn lậu nào đó đã vu khống, đã đổ tiếng xấu cho ông ta.
Tất nhiên là cần phải hỏi. Ông ta sẽ nói hết, sẽ trình bày rõ ràng.
--Nhưng theo ý kiến cá nhân thì anh có nhận xét gì về
Trê-nhi-a-ép?
-- Ý kiến gì được, đồng chí thiếu tá? -- Lu-ga-nốp hỏi lại với
vẻ hết sức chân thực. -- Tôi cũng chỉ là một người dự buổi nói chuyện lâu không
quá một giờ đó. Tôi có thể nói gì về ông ấy? Cảm giác chung nhất là ông ta có vẻ
đường hoàng, tự tin. Tôi không muốn kêt luận một cách vội vã về bất cứ ai.
Chúng tôi cũng chưa có những tài liệu cần thiết về ông ta, do đó tôi thấy cần
phải phân tích thêm đã.
Câu trả lời đó của Lu-ga-nốp đã làm cho An-đrây rất thích.
Anh không ưa những con người ba hoa như ông Khôn-xơ * (mà quả là trong đời vẫn
hay gặp những người như vậy). Họ thường tự phụ, khoe khoang là " họ biết
đánh giá con người ngay từ cái nhìn đầu tiên".
Lu-ga-nốp không biết được gì thêm so với những điều mà
Mi-rô-nốp đã có, những điều anh đã nghiên cứu trong tập hồ sơ bìa nâu, nếu như
không kể đến một số chi tiết bổ sung thêm về hoàn cảnh gia đình Trê-nhi-a-ép.
Nói chuyện với Lu-ga-nốp, Mi-rô-nốp biết thêm được một số
chi tiết để bổ sung cho những điều mà Xcơ-vô-re-xki đã nói. Thế là,
Trê-nhi-a-ép -- con người độc thân từ lâu,đã lấy vợ một cách tình cờ, đột ngột
chỉ một vài ngày sau khi quen biết một phụ nữ: cô ấy đã trở thành vợ của ông
ta. Họ của người phụ nữ đó là Vê-lít-cô, tên là Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na.
Cuộc sống của gia đình Trê-nhi-a-ép có thể nói là đầm ấm,
tươi sáng. Bỗng nhiên, khoảng năm tháng trước đây, ông biết rằng, vợ ông đã lừa
dối ông. Tiếp đó, cô ta bỏ đi đâu không một ai biết. Chờ mãi không thấy Ôn-ga
quay về lấy đồ dùng, quần áo, Trê-nhi-a-ép liền quyết định tống táng đi cho khuất
mắt. Do đó, đồ đạc mới rơi vào tay mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Đấy là tóm tắt tất cả
những gì Trê-nhi-a-ép đã nói ở sở công an.
Còn những dòng chữ bí mật trên mảnh giấy bị xé dở quả là
hoàn toàn bất ngờ đối với Lu-ga-nốp. Anh vân vê mãi mẩu giấy, chăm chú đọc những
dòng chữ khó hiểu, cắn môi, suy nghĩ.
-- Hừ, -- anh bật ra một tiếng rồi đưa trả An-đrây mẩu giấy,
-- điều này đã thay đổi toàn bộ vấn đề. Chúng ta sẽ làm gì bây giờ?
Bây giờ phải làm gì? Bắt đầu điều tra từ đâu? Tất cả những
việc đó Mi-rô-nốp đều đã có ý định: trước hết, cần phải tìm cách xác minh được
nét chữ thường ngày của Ôn-ga Vê-lít-cô và so sánh nó với nét chữ trên mẩu giấy
này. An-đrây nghĩ, có thể Ki-rin Pê-tơ-rô-vích đã nói đúng: "đó là nét chữ
do chính tay cô ta viết". Nếu quả là như vậy thì công việc sẽ dễ dàng hơn.
Trước lúc áp dụng những biện pháp khẩn trương nhất để tìm cho ra người phụ nữ bỏ
trốn kia thì việc dò lại mặt chữ phải là điều rất cần thiết. Và nếu như việc kiểm
tra đó chứng tỏ đúng là nét chữ của cô ta thì công việc sẽ trở nên thuận lợi
hơn. Khi tìm thấy người phụ nữ bỏ trốn, thì nhiều vấn đề lúc đó sẽ được xác
minh.
-- Xin lỗi đồng chí Lu-ga-nốp, -- Mi-rô-nốp bỗng nói. -- Tên
thường gọi của đồng chí là gì?
-- Va-xi-li Nhi-cô-lai-ê-vích, đồng chí thiếu tá ạ.
-- Còn mình tên là An-đrây I-va-nô-vích. Vậy cậu có thể cho
biết thêm là trong lúc nói chuyện Trê-nhi-a-ép có nói rõ chi tiết nào để xác định
được là cô vợ của ông ta đi đâu không? Cô ta đã mua những loại quần áo đắt tiền
kia ở đâu?
-- Không, đồng chí thiếu tá ạ, quên xin lỗi, không, An-đrây
I-va-nô-vích ạ. Chi tiết nào ở đây nhỉ? Ông ta đã được báo cho biết về việc mụ
Xa-môi-lốp-xcai-a. Chính ông ta cũng xác minh là ông ta đã đưa những đồ dùng đó
cho mụ ấy. Tóm lại, ông ta chỉ kể rất vắn tắt mấy câu về hoàn cảnh lấy vợ và việc
cô vợ bỏ trốn, để giải thích lý do ông ta đã nhờ bán quần áo của vợ. Thế rồi
chúng tôi chia tay. Chả ai hỏi thêm được điều gì. Còn về phần tôi, như anh biết
đấy, tôi không tiện can thiệp vào câu chuyện của mấy cậu công an hình sự. Nói
đúng ra, thì việc tôi có mặt lúc nói chuyện cũng không phải là do chủ ý từ trước.
-- Này, cậu nghĩ xem, -- sau một phút suy nghĩ Mi-rô-nốp
nói, -- ta có nên mời Trê-nhi-a-ép đến hỏi lần nữa không? Cứ mời ông ta đến sở
công an vì ông ta cho rằng cậu là người của cơ quan công an hình sự. Với lý do
là để xác minh thêm vài việc có liên quan đến mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Một hay hai
lần gọi thì cũng chả có gì khác nhau, chả có gì là xấu cả. Nhưng cậu cứ nghĩ
xem: có thể có những chi tiết quan trọng sẽ lộ ra trong cuộc nói chuyện lần
này. Còn về mẩu giấy khó hiểu kia, thì đừng đả động đến.
Sau một lát suy nghĩ, Lu-ga-nốp đồng ý. Họ vạch kế hoạch cho
cuộc nói chuyện và thống nhất rằng, để cho Trê-nhi-a-ép khỏi lo lắng thì
Lu-ga-nốp sẽ giới thiệu Mi-rô-nốp là người giúp việc của anh.
Lu-ga-nốp nhận trách nhiệm tìm cách để lấy được nét chữ của
vợ Trê-nhi-a-ép.
Còn An-đrây chịu trách nhiệm nghiên cứu những người công tác
gần gũi với Trê-nhi-a-ép và bố trí việc bí mật bảo vệ ông.
--- ------ ------ ------ ------ ------ ------ -------
* Khôn-xơ -- nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm trinh
thám của nhà văn Anh A.Cô-nan Đôi-lơ (1859 - 1930).
Soi Chi Mong Manh
1001 truyện trinh thám tuyệt hay
Gồm “Chiếc Nhẫn Tình Cờ-Những Người Thích Đùa-Pháo Đài Số- Sherlock homes-Điệp Vụ Bí Ẩn-Chinh Đông Chinh Tây-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân-Xâu Chuỗi Ngọc Trai-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-Chuến Tàu 16 Giờ 50-Trại Giam Địa Ngục-Nnghinf Lẻ Một Đêm-Rừng Thẳm Tuyết Dày-Nam Tước Phôn gôn Rinh-xâu chuôi ngoc trai cái kính chiếc khuy đong soi chi mong manh
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
TRUYEN TRINH THÁM
“Chiếc Nhẫn Tình Cờ
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
Soi chi mong manh
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
Soi chi mong manh
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]