soi chi mong manh
CHƯƠNG 25
Những chuyến đi Mát-xcơ-va đối với
I-van Pê-tơ-rô-vích Xê-mê-nốp là công việc bình thường. Toa xe lửa mà hắn phụ
trách là toa xe luôn luôn được nối với đoàn tàu Mát-xcơ-va. Nhưng lần này
Xê-mê-nốp rời khỏi Crai-xcơ với tâm trạng không bình thường -- hắn lo lắng, cáu
kỉnh. Nguyên nhân của tình trạng đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hắn với
"Hoàng hậu" (Xê-mê-nốp biết Vôi-xê-khốp-xcai-a với bí danh này, ngoài
bí danh ra, hắn không biết gì hơn về cô ta)
Cuộc gặp gỡ đó đã gây cho hắn mối
lo ngại, hắn thấy phải thận trọng: "Hoàng hậu" đã lo lắng thật sự. Quả
thật cô ta cũng định dấu Xê-mê-nốp sự lo lắng của mình, nhưng hắn là một tay
lõi đời, đừng hòng lừa được hắn.
Nhưng sao, có chuyện gì vậy? Chuyện
gì đã làm cho "Hoàng hậu" mất bình tĩnh? Chuyện gì đã làm cô ta hoảng
sợ? Rõ ràng là cô ta đã linh cảm được điều gì đó và rất hoảng sợ. Thế còn đối với
với Xê-mê-nốp thì chuyện gì sẽ đến với hắn? Nếu có việc gì, để rồi xem hắn ta sẽ
xoay xở ra sao? Trong cái trò chơi mà hắn đã tham gia nhiều năm, một điều được
coi như nguyên tắc là: không được ăn thì đạp đổ. Người ta có thiết gì đến việc
giúp đỡ lẫn nhau, cái đó thì cần gì! Phải, cuộc sống... cuộc sống như thế nào?
Cuộc sống thật đáng nguyền rủa!
Cuộc sống đáng nguyền rủa làm sao?
Nhưng biết làm thế nào? Liệu có thể từ chối không làm những việc mà người ta đã
giao cho hắn, chẳng hạn như việc mà hắn đang phải thực hiện trong chuyến đi
Mát-xcơ-va lần này? Cứ thử buông ra xem! Rồi sẽ ra sao, nếu như từ chối thì
không từ chối được mà lại không hoàn thành nhiệm vụ. Người ta sẽ nghĩ thế nào về
hắn, khi bản thân hắn lại muốn trốn tránh nhiệm vụ. Không được. Người ta sẽ biết,
"chúng" đã biết tất cả về hắn -- về Xê-mê-nốp, và sẽ chẳng nể nang gì
hắn cả. Chỉ cần hắn ho he tí chút là chúng sẽ thẳng tay trừng trị không thương
tiếc. Chúng là những con người như vậy, như cái cô "Hoàng hậu" này chẳng
hạn. Hắn đã biết và đã nhìn thấy chúng rất rõ.
Còn bọn tình báo thì sao? Về họ
thì khỏi phải nói. Nếu đã rơi vào tay họ thì không thể thoát ra được! Chính
"Hoàng hậu" đã nói như vậy và cô ta cũng đã biết!..
Đúng, Xê-mê-nốp không có lối
thoát. Chỉ còn một cách là: phải sống như hắn đã sống trước đây, như hắn đã sống
trong những năm vừa qua. Sống trong tình trạng luôn luôn lo sợ, phải giật mình
mỗi khi nghe một tiếng kêu hay tiếng gõ cửa. Sống chỉ bám vào một niềm hy vọng,
và niềm hy vọng đó dù sao cũng sưởi ấm tâm hồn hắn: may ra sẽ thoát khỏi tai họa.
May ra "họ" sẽ nhớ lại những lời đã hứa với hắn, sẽ buông tha hắn ra
và cho phép hắn đi đến một đất nước mà trong ngân hàng ở đó có một khoản đô-la
dành riêng cho hắn. Với món tiền đó hắn có thể thực hiện được ước mơ lâu năm của
mình: mua một cái nhà với một mảnh vườn nhỏ và sống ở đấy cho cho đến hết cuộc
đời trong sự yên tĩnh.
Nhưng liệu "họ" có nhớ đến
những điều đã hứa không? Và có khoản tiền đô-la thật không? Xê-mê-nốp nhớ lại
quá khứ. Sự việc đã xảy ra như thế nào? Hắn, Xê-mê-nốp, đã sống bình thản,
không muốn và cũng không làm hại ai điều gì. Hắn đã sống ở Min-xcơ, công tác ở
đường sắt. Hắn có gia đình: có vợ và mấy đứa con... Rồi đột nhiên: chiến tranh,
chiến tranh đáng nguyền rủa! Tất nhiên là hắn cũng gia nhập quân đội như mọi
người. Hắn đã chiến đấu. Nhưng chiến đấu ra sao? Hắn cũng chiến đấu như mọi người:
trong mấy tháng đầu khi có chiến tranh, người ta tránh xe tăng của phát-xít Đức
và hắn cũng tránh; người ta ẩn nấp dưới đất và đánh giặc, hắn cũng đánh giặc;
người ta... bị bắt làm tù binh và hắn cũng bị bắt làm tù binh. Nhưng thật ra hắn
có giống như mọi người không? Hắn đã xoay xở như thế nào? Không, Xê-mê-nốp đã
không giống như mọi người. Hắn được trời phú cho một thân hình vạm vỡ, một sức
khỏe phi thường, nhưng hắn lại hèn nhát. Hắn sợ hãi trong lúc chiến đấu. Hắn sợ
hết vía khi bị bắt làm tù binh. Hơn nữa Xê-mê-nốp rất sợ đau đớn về thể xác, hắn
sợ đến kinh khủng. Tất cả có lẽ đã bắt đầu từ đó...
Thời kỳ đầu hắn gặp may mắn -- hắn
chưa bị thương lần nào, thậm chí cũng chưa bị xây xát một chút nào. Hắn bị bắt
làm tù binh vào mùa hè năm 1943, sau đó là trại giam, đói khát, tra tấn, đánh đập.
Chính trong hoàn cảnh này, hắn đã tỏ ra không giống như mọi người. Nếu như mọi
người, bề ngoài trông có vẻ yếu đuối nhưng đã tỏ ra dũng cảm không chịu cúi đầu
trước kẻ thù, thì hắn đã tỏ ra hèn nhát, và thật là hèn nhát! Chỉ cần được sống,
được sống với bất kỳ giá nào, chỉ cốt tránh được các trận đòn, chỉ cần được người
ta cho ăn uống, chỉ cần được đớp... Đớp! Khi hắn còn ở trong trại giam của bọn
Hít-le, tất cả ý nghĩ của hắn chỉ tập trung vào những cái đó.
Trong trại giam này lại có cả đồng
chí chính ủy trung đoàn của một đơn vị mà Xê-mê-nốp đã tham gia chiến đấu. Đồng
chí chính ủy bị bắt đã lâu, ngay từ thời gian đầu chiến tranh, đồng chí bị
thương và con người thay đổi rất nhiều, chỉ còn đôi mắt là vẫn như trước. Nhìn
đôi mắt và nghe giọng nói, Xê-mê-nốp mới có thể nhận ra được ông.
Chính ủy được xếp vào loại lính
thường. Vì vậy ông vẫn được an toàn. Nhưng chỉ có bọn chỉ huy trại giam coi ông
là lính thường, còn anh em tù binh thì nhận ông là người lãnh đạo của mình. Họ
nghe theo ý kiến của ông trong mọi trường hợp. Không để lỡ mất cơ hội, Xê-mê-nốp
liền báo cho tên chỉ huy trại giam biết "người lính thường" này là
ai. Hắn báo chỉ để kiếm thêm một miếng thịt hộp, kiếm thêm một xuất bánh mì vừa
ôi vừa khét.
Kết quả là: đồng chí chính ủy thì
biến mất, còn hắn, Xê-mê-nốp thì được bọn phát-xít Đức cho hưởng tí chút ân huệ.
Chẳng bao lâu chính hắn lại trở thành một tên phụ trách trại giam -- một tên
cai ngục. Bây giờ thì không phải người ta đánh hắn, mà là hắn đánh các tù nhân.
Hắn vừa sợ hãi, vừa đánh đập...
Ở miền Tây, bên kia bờ sông En-bơ,
có một trại giam mới. Bọn Mỹ đã tới trại giam này. Như vậy, đối với Xê-mê-nốp,
chiến tranh đã kết thúc. Nhưng thực ra chưa phải đã kết thúc: cuộc chiến tranh
này kết thúc, nhưng lại bắt đầu một cuộc chiến tranh bí mật khác. Mới đầu
Xê-mê-nốp ở trại giam những người tù nhân được trao trả, sau đó "họ"
("họ" là những ai -- Xê-mê-nốp cũng chẳng hiểu: những tay đầu sỏ nào
đó, có lẽ là người của cơ quan tình báo) đã gọi hắn đến, nhắc hắn nhớ lại chuyện
ông chính ủy và một số việc hắn đã làm trong các trại giam của bọn phát-xít
Hít-le, rồi đề nghị hắn làm việc cho chúng. Tất nhiên là hắn phải nhận lời...
vì còn biết trốn tránh vào đâu? Trong các trại giam, hắn mang số tù cũng như mọi
người khác: chỉ mang những số tù, không một ai trong các tù nhân biết tên thật
của hắn. Ở đất nước, I-van Pê-tơ-rô-vích Xê-mê-nốp có tên trong danh sách những
người bị mất tích. Nhưng "họ", "họ" đã biết tất cả về hắn.
Họ biết hết và đã tính toán tất cả mọi việc. Sau mấy tháng huấn luyện ở trường
tình báo, Xê-mê-nốp đến thành phố Crai-xcơ. Nhiệm vụ của hắn rất đơn giản: người
ta đến gặp hắn, nói cho hắn biết mất hiệu, sau đó hắn làm một số việc cho họ.
Những việc hắn phải làm có đủ loại, đôi khi cũng không phải là dễ dàng. Nhưng hắn
được người ta trả tiền, trả rất hậu, nhưng điều chủ yếu là họ hứa hẹn sẽ tổ chức
chạy trốn, sau đó thì hắn được yên thân với một khoản lớn đô-la ở ngân hàng...
Những người mang mật hiệu đến gặp
hắn thường thay đổi: lúc thì người này, lúc thì người khác. Có khi cách một vài
năm, người ta không động chạm gì đến hắn và Xê-mê-nốp mừng, tưởng rằng họ đã
quên hắn. Nhưng đã nửa năm nay "Hoàng hậu", cái con thiếu phụ xinh đẹp
ấy, chỉ huy hắn.
Nhưng nghĩ như vậy thì lợi ích gì?
Xê-mê-nốp bực tức đẩy mạnh cánh cửa toa tàu, hắn nhổ toẹt nước bọt vào bóng
đêm, khép cửa lại rồi đi về buồng mình, buồng dành cho nhân viên đường sắt. Ở
đây, trên tầng cao, anh nhân viên phụ việc đang say sưa ngáy khò khò, chẳng hay
biết gì đến sự đời.
Tàu đến Mát-xcơ-va đúng theo giờ
quy định. Xê-mê-nốp dọn dẹp trên toa và làm mấy việc vặt mất khoảng hai tiếng,
rồi mới bước xuống sân ga. Hắn chẳng vội vã đi đâu, vì thời gian đang còn nhiều.
Hắn bước đi thong thả và chăm chú nhìn quanh. Nhưng dù cho Xê-mê-nốp có sành sỏi
mưu mẹo bao nhiêu, dù hắn có chăm chú quan sát bao nhiêu, để xem có "cái
đuôi" nào dính theo hắn không, hắn vẫn không nhận thấy điều gì khả nghi cả.
Trong khi đó thì suốt dọc đường, các trinh sát viên đã bám sát hắn như trước
đây ở Crai-xcơ...Bây giờ ở Mát-xcơ-va các trinh sát viên của Crai-xcơ được thay
bằng An-đrây Mi-rô-nốp và hai nhân viên khác của cơ quan an ninh nhà nước được
phân công giúp việc anh.
Thoạt tiên Xê-mê-nốp dừng lại ở trạm
bán báo, sau đó hắn đến hàng bán thuốc lá và mua một bao "Ca-dơ-bếch"
rồi đi đến ga tàu điện ngầm. Hắn dừng lại bên cửa ra vào, châm thuốc và đứng đấy
vài phút, hút hết điếu thuốc, sau đó mới bước lên cầu thang. Hắn ngồi lên tàu,
chuyển tàu mấy lần, rồi xuống ga "Mai-a-cốp-xki". Hắn đi bộ đến quảng
trường Pu-skin rồi rẽ sang bên phải, đi sang đại lộ Tơ-ve-rơ-xcôi, rảo bước dọc
theo đại lộ đến cổng chào Nhi-kít-xki. Mi-rô-nốp và các trinh sát viên không rời
hắn một phút.
Đến cuối đại lộ, gần đài kỷ niệm
Ti-mi-ri-a-dép, Xê-mê-nốp quay ngoắt lại và đi ngược trở về quảng trường
Pu-skin. Giữa lúc ấy một trinh sát viên vội bước tới cạnh Mi-rô-nốp đứng gần
đó, hích vào cánh tay anh và khẽ hất đầu chỉ về phía chiếc ghế đá có mấy người
ngồi.
-- Gì thế? -- Mi-rô-nốp khẽ hỏi.
-- Đồng chí có thấy người ngồi
trên ghế đá, đội mũ xám và đang đọc báo "Sự thật" kia không? -- Anh
trinh sát nói thầm.
-- Có. -- An-đrây nói. -- Ai đấy?
-- Tôi cũng không biết, chỉ biết
là tay này cứ loanh quanh ở cửa hàng bán đồ cũ, chỗ Ma-ca-rốp đang làm việc ấy.
Lúc ấy tôi cũng ở đó và chú ý đến hắn. Hắn vào cửa hiệu hai lần.
-- Lạ nhỉ. Nhưng đồng chí có thấy
tay này chú ý đến sự xuất hiện của Xê-mê-nốp không?
-- Thật khó nói, -- anh trinh sát
trả lời. -- Tôi không nhìn thấy hắn ngay. Tôi chỉ thấy khi chúng ta đi đến đài
kỷ niệm Ti-mi-ri-a-dép, thì hắn ngồi ở đó, không đi găng tay, bây giờ thì lại
đi găng. Đồng chí thấy không, hắn ngồi đó và đi găng tay.
-- Này. -- Mi-rô-nốp quyết định.
-- Tôi ở lại đây và sẽ đến ngồi gần tên này. Nếu Xê-mê-nốp quay lại, thì đồng
chí phải cầm sẵn máy ảnh. Cần thiết thì chụp luôn.
Anh trinh sát im lặng gật đầu rồi
rảo bước, còn An-đrây thì quay trở lại, thong thả bước lại gần chiếc ghế đá,
lúc này ngoài người lạ mặt ra, không có ai ngồi trên ghế cả. An-đrây làm ra vẻ
rất mệt mỏi, ngồi phịch xuống ghế. Người lạ mặt ngồi ở đầu ghế bên này, còn
Mi-rô-nốp ngồi ở đầu ghế bên kia. Bất kỳ ai ở bên ngoài nhìn thấy hai người, đều
có thể cho rằng họ không có quan hệ gì với nhau. Nhưng thực ra không phải như vậy.
Mi-rô-nốp ngồi hơi xoay người về phía người lạ mặt, kín đáo nhìn quanh, không bỏ
sót một cử chỉ, một hành động nào của y. Trong khi đó thì Mi-rô-nốp cũng nhận
thấy ngay rằng người lạ mặt kia cũng nhìn trộm anh. Nhưng dáng điệu và vẻ mặt
Mi-rô-nốp tỏ ra không hề quan tâm đến mọi việc xung quanh, nên người lạ mặt vẫn
thấy yên tâm và tiếp tục chăm chú đọc báo.
Năm phút, mười phút trôi qua...
An-đrây vẫn ngồi yên, anh ngả người vào lưng ghế và lim dim ngủ gật. Người lạ mặt
cũng ngồi yên, lật dở các trang báo sột soạt. Bỗng y động đậy rồi cởi đôi găng
tay cho vào túi, sau đó lại tiếp tục đọc báo. Đúng lúc đó An-đrây liếc nhìn thấy
Xê-mê-nốp đang từ quảng trường Pu-skin đi lại.
"À ra thế, -- anh nghĩ, -- có
lẽ mình không nhầm. Bây giờ phải coi chừng!"
-- Xin lỗi, ông có thể ngồi chật một
chút được không? -- Xê-mê-nốp nói với người lạ mặt và tiến lại gần chiếc ghế
đá, định ngồi xuống cạnh tên lạ mặt đội mũ xám.
Người lạ mặt nói làu bàu điều gì
đó, nghe không rõ, và hơi nhích về phía bên để nhường chỗ. Xem ra, y không hề tỏ
ra quan tâm đến sự xuất hiện của Xê-mê-nốp.
Xê-mê-nốp im lặng ngồi xuống ghế rồi
lặng lẽ lấy trong túi ra bao thuốc lá "Ca-dơ-bếch", rút một điếu, rồi
lúng túng vân vê điếu thuốc trong lòng bàn tay. Người lạ mặt có vẻ tươi tỉnh hẳn
lên.
-- Ông, thưa ông, -- y nói với
Xê-mê-nốp. -- Ông có thể cho xin một điếu không? Tôi quên mất bao thuốc ở nhà.
-- Sao lại không, -- Xê-mê-nốp vừa
trả lời, vừa chìa bao thuốc cho người lạ mặt. -- Xin mời ông dùng.
Người lạ mặt cầm lấy bao thuốc,
rút một điếu rồi bỏ bao thuốc vào túi. Mi-rô-nốp nhìn thấy rõ là y bỏ bao thuốc
vào túi áo bên phải.
-- Thưa ông, bao thuốc... --
Xê-mê-nốp mỉm cười hỏi.
-- Ồ khỉ quá, thật là đãng trí, --
người lạ mặt nói với vẻ ân hận, rồi y rút bao thuốc lá "Ca-dơ-bếch" từ
túi áo bên trái ra và đưa cho Xê-mê-nốp.
"Đây rồi! -- Mi-rô-nốp bỗng cả
quyết. -- Đúng tủ rồi. Nên làm thế nào bây giờ?"
Trong lúc đó thì Xê-mê-nốp ra hiệu
hắn không có diêm và hắn đã dùng diêm của người lạ mặt. Sự việc trao đổi bao
diêm lại cũng diễn ra y hệt như bao thuốc lá: Xê-mê-nốp trả cho người lạ mặt
bao diêm, nhưng không phải bao diêm mà trước đây hắn đã bỏ vào túi áo.
Mi-rô-nốp không suy nghĩ gì thêm nữa:
lúc này mọi việc đều phải quyết định trong giây phút. Tên lạ mặt chưa kịp cho
bao diêm vào túi áo, bỗng bàn tay của y bị bẻ quặt ra sau lưng, và bao diêm lại
nằm trong tay Mi-rô-nốp.
-- Anh làm gì thế? -- Tên lạ mặt
giận dữ quay lại phía Mi-rô-nốp. -- Anh điên đấy à? Đồ lưu manh! Buông ra ngay.
Nhưng Mi-rô-nốp không buông hắn
ra. Anh lôi hắn bật dậy khỏi ghế, đặt hắn đứng giữa anh và Xê-mê-nốp rồi nói khẽ
nhưng rành rọt:
-- Này ông, tôi khuyên ông không
nên làm ồn. Ông nên thận trọng. Tôi cho rằng chuyện om xòm nơi công cộng rất
không có lợi cho ông. Mời ông đi về đồn công an, ở đó mọi việc sẽ rõ ràng.
-- Việc đếch gì phải về đồn! --
Người lạ mặt quát lên. -- Tôi không đi đâu cả. Anh không có quyền.
Tôi...tôi...là...
Mi-rô-nốp không trả lời. Anh bóp mạnh
bàn tay hắn đến nỗi y phải kêu lên vì đau. An-đrây không rời mắt khỏi Xê-mê-nốp,
để phòng trường hợp bất trắc. Nhưng Xê-mê-nốp không có ý định can thiệp. Hắn sợ
hãi so vai rụt cổ và lấm lét nhìn quanh. Hắn vội đứng dậy và định tháo thân.
Nhưng không kịp. Trước mặt hắn đã xuất hiện hai trinh sát viên, họ túm chặt lấy
hắn không cho nhúc nhích.
-- Hãy bình tĩnh. -- Một công an
viên nghiêm nghị nói. -- Hãy bình tĩnh. Đi theo chúng tôi!
Xê-mê-nốp co rúm người, trông người
hắn như thấp bé đi, hắn nhẫn nhục bước đi giữa hai người công an. Mi-rô-nốp bẻ
quặt tay tên lạ mặt đó ra đằng sau rồi khẽ đẩy vào lưng hắn, bắt hắn bước theo
sau Xê-mê-nốp và các trinh sát viên. Sự việc xảy ra nhanh chóng và khéo léo đến
nỗi không một ai trong số người đang đi trên đường phố biết được và có ý định
can thiệp.
Ở đồn công an, Xê-mê-nốp ngồi phịch
xuống ghế kê ở hành lang, mắt đờ đẫn nhìn xuống đất. Hắn im lặng trao cho
Mi-rô-nốp hộp thuốc lá "Ca-dơ-bếch" mà hắn nhận được của tên lạ mặt
đó: trong hộp, dưới một lớp thuốc lá có những tờ giấy bạc một trăm rúp. An-đrây
đếm: hai mươi lăm tờ, tổng cộng là hai nghìn năm trăm rúp.
Khác với Xê-mê-nốp, tên lạ mặt đó làm
ầm ĩ lên. Hắn theo sau Mi-rô-nốp vào phòng đồn trưởng công an, nhổ nước bọt trước
mặt An-đrây và quát tháo:
-- Các người có quyền gì, dựa trên
cơ sở gì? Các người có biết tôi là ai không? Tôi là người nước ngoài, các người
không được lộng quyền. Các người sẽ phải chịu trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm
về sự lộng quyền bất hợp pháp này...
-- Xin ông cứ yên tâm. Chúng tôi sẽ
tìm hiểu cặn kẽ, -- trưởng đồn công an bình tĩnh đáp. -- Nếu người ta đối xử với
ông không đúng mức, chúng tôi sẽ trừng trị những người có lỗi. Xin ông cho xem
giấy tờ.
Tên người nước ngoài ném lên bàn một
tập giấy chứng nhận. Y nói đúng. Những giấy tờ này cho thấy chủ nhân của chúng
là một người quốc tịch nước ngoài tên là Ri-tra-rơ-đơ B., đến Liên-xô với tư
cách là khách du lịch.
Mi-rô-nốp vội gọi điện thoại cho
tướng Va-xi-li-ép báo cáo ngắn gọn về sự việc vừa xảy ra.
-- Bao nhiêu? -- Thiếu tướng hỏi lại,
sau khi nghe Mi-rô-nốp báo cáo. -- Hai nghìn rưởi rúp đổi lấy một bao diêm à?
Khá đấy! Thế đồng chí đã xem kỹ bao diêm chưa?
-- Tất nhiên là tôi đã xem rất kỹ,
đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích ạ. Mới nhìn thì không thấy có gì khả nghi cả: một
bao diêm bình thường như các bao diêm khác, bên trong ngoài diêm ra không có gì
cả.
-- Được. -- Thiếu tướng quyết định.
-- Đồng chí lập biên bản, trong đó nêu rõ những chi tiết đổi hộp thuốc lá và
bao diêm giữa Xê-mê-nốp và tay du lịch ngoại quốc. Số tiền và bao diêm đồng chí
đem ngay lại chỗ tôi.
-- Tôi đã gửi đi rồi, đồng chí
Xê-men Pha-đê-ê-vích ạ. Một nhân viên trong tổ của tôi sẽ có mặt ở chỗ đồng chí
ngay bây giờ.
-- Tốt! Nếu vậy thì thế này nhé: đồng
chí lập xong biên bản và nói chuyện với tay du lịch ngoại quốc. Xin lỗi anh ta
và nói là đồng chí phải liên hệ với Bộ ngoại giao, với đại sứ quán, mà việc này
thì cần phải có thời gian... Rõ chưa?
-- Rõ rồi, đồng chí Xê-men
Pha-đê-ê-vích ạ. Mọi việc sẽ được chấp hành đúng.
Mi-rô-nốp lập biên bản về Xê-mê-nốp.
Hắn khúm núm nhìn anh, vội vàng kể lại tất cả các chi tiết, không dám dấu điều
gì.
-- Tôi là kẻ hèn mọn. -- Xê-mê-nốp
thỉnh thoảng nhắc lại câu đó. -- Tôi đã làm gì à? Người ta bảo tôi nhận thì tôi
nhận, người ta bảo chuyển, thì tôi chuyển. Tôi không hề biết có gì ở trong cái
hộp thuốc lá này và cũng không biết có tiền ở trong đó. Làm sao mà biết được?
Sau khi sơ bộ hỏi cung Xê-mê-nốp
và lấy chữ ký của hắn dưới tờ biên bản, Mi-rô-nốp trở về phòng làm việc.
-- Đấy, đồng chí xem, -- đồn trưởng
công an đứng dậy đón Mi-rô-nốp, -- ông này nói rằng ông ta là một nhân vật quan
trọng, một người du lịch nước ngoài, nhưng lại tỏ ra bất lịch sự, rất bất lịch
sự. Ông ta không thể chờ đợi được một phút!
-- "Một phút"! -- Tên B.
hằn học nói. -- Một phút đấy! Các người giữ tôi suốt gần một tiếng đồng hồ mà lại
còn trách móc nữa. Thật là quá quắt! Ngay cái việc tự dưng bắt tôi, phải, phải,
một sự bắt bớ ti tiện và đểu giả, không thể có trong một đất nước văn minh,
cũng đủ làm người ta phẫn nộ...
-- Yêu cầu ông nên lựa lời mà nói,
-- Mi-rô-nốp nói gay gắt, mặc dầu vẫn giữ thái độ đúng mức. -- Những lời ông
nói không những đã xúc phạm đến những người có trách nhiệm tìm hiểu vấn đề rắc
rối do ông gây ra, mà còn xúc phạm đến cả đất nước mà ông có vinh dự được đặt
chân tới, dù chỉ trong thời gian ngắn. Về thái độ của ông, chúng tôi buộc phải
báo cáo với Bộ ngoại giao Liên-xô...
-- Thế kia à! Người ta bắt tôi, lại
còn định báo với Bộ ngoại giao về tôi! Quyền gì? -- Tên B. phản ứng, nhưng giọng
nói đã dịu hơn.
-- Bắt ông thì quả thật chúng tôi
đã bắt, đúng như vậy, -- Mi-rô-nốp nhã nhặn nói, -- nhưng sao ông lại có quan hệ
với hạng người như vậy ngoài đường phố? Tiền ông trao cho hắn là tiền gì vậy, để
làm gì? Ai mà biết được ông là người như thế nào? Nếu như tôi có vi phạm điều
gì, thì đó là lỗi tại ông. Nhưng còn về hành động của tôi, thì tôi sẵn sàng xin
lỗi.
-- Ồ, nếu vậy thì chúng ta sẽ coi
câu chuyện đáng tiếc này là đã được giải quyết xong. Xin chào ông...-- y đứng dậy
và vội vã bước ra cửa.
-- Xin lỗi, -- Mi-rô-nốp giữ y lại.
-- Tôi rất lấy làm tiếc là chúng tôi chưa có thể thả ông ra được. Dẫu sao thì
cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa xác minh được điều gì cả.
-- Trời ơi! -- Tên B. lại bắt đầu
nổi nóng. -- Lại còn xác minh gì nữa? Chẳng lẽ ông không rõ rằng đã đến lúc phải
chấm dứt câu chuyện rắc rối đã xảy ra à? Đấy là tôi chưa muốn nói rằng theo giấy
tờ của tôi, ông có thể khẳng định tôi là người quốc tịch nước ngoài, một nhà du
lịch. Vì thế ông không có quyền giữ tôi lại.
-- Tất nhiên, tất nhiên, --
Mi-rô-nốp tán thành, -- chúng tôi không giữ những người nước ngoài. Nhưng làm
sao tôi có thể tin được rằng ông chính là ngài B., một người ngoại quốc, một
nhà du lịch? Còn số tiền, số tiền hai nghìn rưởi rúp nữa?
-- Tiền nào? -- Tên B. bỗng phát
khùng. -- Tôi không biết gì hết. Còn tôi là người quốc tịch nước ngoài thì giấy
tờ đã nói rõ.
-- Thôi được, về số tiền thì bây
giờ chúng ta sẽ không nói đến, nhưng về giấy tờ thì... Giấy tờ thì sao? Ai có
thể bảo đảm với tôi rằng những giấy tờ này quả thật là của ông, rằng ông chính
là ngài B., một nhà du lịch và là chủ nhân của những giấy tờ đó? Chẳng lẽ không
có trường hợp đánh cắp giấy tờ của người khác? Hơn nữa, theo giọng nói và phong
cách bên ngoài, thì ông có vẻ giống người gốc Mát-xcơ-va hơn là giống người nước
ngoài... Vì vậy ông cũng nên biết cho...-- Mi-rô-nốp xòe hai bàn tay ra.
-- Thế nghĩa là, -- tên ngoại quốc
nói, vẻ mặt suy nghĩ, -- ông cho rằng tôi không phải là B., người có quốc tịch
nước ngoài, mà chỉ là người đã đánh cắp giấy tờ và núp dưới danh hiệu B. phải
không? Thôi được, nghi ngờ đó là quyền của ông. Nhưng tốt nhất là ông cho tôi
máy điện thoại, tôi sẽ liên hệ với đại sứ quán, và người ta sẽ khẳng định ngay
với ông rằng tôi là tôi. Cuối cùng, nếu ông thấy như vậy vẫn còn chưa đủ, thì sẽ
có người trong số nhân viên đại sứ quán của chúng tôi tới đây ngay và sẽ chứng
nhận tôi.
-- Rất tiếc là chúng tôi không thể
làm như vậy được: chúng tôi không có quyền đưa máy điện thoại cho ông, cũng
không có quyền tự liên hệ với đại sứ quán. Tôi sẽ báo cáo sự việc xảy ra cho
ban lãnh đạo, ở đó người ta sẽ liên hệ với Bộ ngoại giao và sẽ làm các thủ tục
cần thiết. Hiện giờ tôi vẫn chưa nhận được chỉ thị của cấp trên, nên không thể
làm gì được. Nguyên tắc tổ chức như vậy. Xin ông thứ lỗi và mong ông kiên nhẫn
đợi chờ.
-- Nhưng như vậy là quan liêu, vô
lý! -- Tên B. phản đối. -- Đơn giản nhất là gọi điện cho đại sứ quán, nhưng ông
thì cứ trù trừ. Cứ thế này thì tôi sẽ ngồi ở đây đến một tuần.
-- Sao lại một tuần: chỉ một vài
giờ thôi, chứ không hơn. Còn nguyên tắc là nguyên tắc. Ở nước các ông có nguyên
tắc khác, ở chúng tôi có nguyên tắc khác. Ông cho phép chúng tôi giữ đúng
nguyên tắc hiện hành ở đất nước chúng tôi.
Tên B. giận dữ nói lầu bầu điều
gì, rồi ngồi phịch xuống ghế.
-- Thôi được, -- y nói, -- tôi sẽ
đợi, nhưng không được quá một tiếng...
-- Cần phải làm như vậy thôi, --
Mi-rô-nốp bình tĩnh nói. -- Nhân tiện, xin ông đọc cho tờ biên bản này và ký
vào đây.
-- Lại còn biên bản nào nữa? --
Tên B. lại giận dữ nói.
-- Đây, biên bản đây, -- Mi-rô-nốp
ôn tồn nói và đưa tờ biên bản cho tên B.. Trong biên bản tường thuật rõ tất cả
những chi tiết về việc tên B. trao cho Xê-mê-nốp hộp thuốc lá "Ca-dơ-bếch"
kèm theo tiền, và việc Xê-mê-nốp trao cho y bao diêm.
-- Không, -- tên B. lắc đầu nguây
nguẩy. -- Tôi không đọc, không muốn đọc. Và sẽ không ký. Thủ đoạn này đối với
tôi không xong đâu, đừng hòng. Đây là một sự khiêu khích.
-- Ô hay! -- Mi-rô-nốp tỏ vẻ trách
móc, anh hơi nhún vai. -- Như vậy mà đã gọi là khiêu khích à? Không được, ngài
B. ạ.
-- Thôi được rồi, -- tên B. giận dữ
nói, -- chúng ta sẽ không tranh cãi nữa, cái đó chẳng nghĩa lý gì. Các ông đi
liên hệ với ban lãnh đạo của mình và kết thúc tấn hài kịch này đi. Tôi chẳng việc
gì phải nói với ông nữa.
Mi-rô-nốp bật cười:
-- Ngài B. ạ, tôi cũng không yêu cầu
ngài tiếp chuyện tôi. Ông nên biết rằng nói chuyện với ông, tôi chẳng thích thú
gì, nhưng tôi cần xác minh những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm. Tôi mong rằng
ông đã rõ điều đó?
-- Rõ, rõ, -- tên B. tức giận nói,
-- thì ông cứ việc xác minh đi, nhưng phải để cho tôi được yên.
Đúng lúc đó chuông điện thoại vang
lên. Trưởng đồn công an, từ nãy đến giờ im lặng ngồi nghe đối thoại giữa
Mi-rô-nốp và tên B., liền cầm lấy ống nghe.
-- Vâng, -- ông nói. -- Tôi nghe
đây... đúng như vậy, thưa đồng chí thiếu tướng. Ở đây...xin tuân lệnh. -- Trưởng
đồn đưa ống nghe cho thiếu tá Mi-rô-nốp.
-- Đồng chí An-đrây I-va-nô-vích,
-- An-đrây nghe giọng nói của thiếu tướng Va-xi-li-ép vang lên vui vẻ. -- Xin
chúc mừng thắng lợi! Bao diêm của đồng chí thật là vô giá. Một kho tàng quý
giá! Thật là một kho tàng quý giá! Đồng chí đưa ngay anh chàng du lịch đến chỗ
tôi nhé. Đã cho xe đi đón rồi.
Tìm kiếm với từ khoá:
CHƯƠNG 26
Sợi chỉ mỏng manh - chuyện phản
gián của Liên Xô
Trong lúc Mi-rô-nốp bận rộn về sự
kiện Xê-mê-nốp và cái người mệnh danh là nhà du lịch, thì ở Crai-xcơ các sự kiện
diễn ra cũng không kém phần sôi nổi. Xa-vin từ Lát-vi-a trở về, lập tức đến gặp
Xcơ-vô-re-xki. Còn Xa-vê-li-ép thì ở lại Ven-xpin-xơ.
Mọi việc đều xong xuôi, - Xa-vin
báo cáo. - Tôi đã nói chuyện với ông lão chở thuyền. Nhưng thật ra... Không thực
hiện ngay được...
- Nghĩa là thế nào? - Đại tá sốt sắng
hỏi.
- Đồng chí biết không, câu chuyện
thật lý thú. Cũng may là đồng chí đã lo trước mọi việc. Nếu như không có
Xéc-gây (tôi muốn nói đến Xa-vê-li-ép)... Tóm lại là chúng tôi đã hành động
theo kế hoạch: tôi đến nhà ông lão chở thuyền một mình, còn Xéc-gây thì ở lại
Ven-xpin-xơ để liên hệ với các tình báo viên địa phương. Ông già đón tiếp tôi
không nhiệt tình lắm, nhưng cũng nghe tôi nói. Tôi nói với ông cụ tất cả những
điều Vôi-xê-khốp-xcai-a đã căn dặn là: chúng tôi được biết, trước đây cụ đã làm
một số việc và đã đi xa, vậy cụ có muốn kiếm nhiều tiền mà lại là ngoại tệ
không?..
Ông già tỏ ra sành sỏi:
"Sao lại không muốn có nhiều
tiền? - Ông cụ nói. - Nhưng sao? Cần làm gì? - Ông cụ hỏi". Tôi nói tiếp rằng:
việc này đơn giản thôi. Cụ đưa tôi và một người bạn gái nữa đi xa..."Được,
- ông cụ đồng ý, - nhưng bây giờ tôi phải đến thành phố đã, để xem nhiên liệu
ra sao. Chỗ tôi còn hơi ít nhiên liệu. Anh ngồi chờ tôi ở đây nhé".
Thế rồi hai tiếng, hai tiếng rưỡi
trôi qua, ông cụ trở về, nhưng không phải chỉ có một mình,mà về với... Xéc-gây,
với Xa-vê-li-ép. Ông cụ mỉm cười ngượng nghịu: "Thế nào cậu này tệ thật,
sao không nói ngay, cậu là ai? Cậu đã coi tôi là một tên đê tiện, một tên phản
bội à? Trước đây tôi cũng có tội lỗi. Điều gì có thật thì phải nói thật, nhưng chuyện
đó đã lâu rồi, khi tôi còn ngu ngốc.
Về việc này chính quyền đã biết -
tôi tự kể ra tất cả. Thế là suýt nữa thì xảy ra chuyện không hay. Nếu như tôi nện
cho cậu một trận... May mà đồng chí của cậu, - ông cụ hất hàm chỉ Xéc-gây, - đã
kể hết mọi điều với tôi. Vì tôi vừa đến Ủy ban an ninh nhà nước. Hừ, bây giờ
thì mọi việc đã rõ ràng. Tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ".
- Đồng chí biết không, - Xa-vin kết
luận, - công tác của các đồng chí, của những người tình báo, thật không đơn giản.
Một công tác nặng nhọc. Trước đây tôi cứ tưởng rằng trên đời này không có nghề
nào đòi hỏi thần kinh phải làm việc căng thẳng như là nghề lái máy bay. Thì ra,
tôi đã nhầm...
Ngay ngày hôm ấy, Xtê-pan đến
"báo cáo" với Vôi-xê-khốp-xcai-a. Anh nói với An-na Ca-di-mi-rốp-na rằng
anh phải khó khăn lắm mới thuyết phục được ông lão ngư dân, nhưng vấn đề chủ yếu
là tiền, nhất là lại hứa trả tiền ngoại tệ. Lần này Xa-vin làm ra vẻ như đã dứt
khoát với ý định chạy trốn.
Vôi-xê-khốp-xcai-a tỏ ra lạnh nhạt
và thận trọng. Cô ta thậm chí không khen ngợi Xa-vin đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
mà chỉ lạnh lùng nói ngắn gọn:
- Ngày kia chúng ta sẽ đi khỏi
đây. Này cầm lấy tiền. Anh chọn chỗ ngồi riêng, chúng ta sẽ không ngồi cùng một
chỗ. Ngày mai đem vé máy bay lại cho tôi. Không được đến gần tôi và không được
nói chuyện với tôi cả lúc trên sân bay và cả lúc ngồi trong máy bay. Giữ gìn
như vậy cho đến khi tới Ri-ga. Rõ chưa?
Cô ta khinh khỉnh nhún vai trả lời
câu hỏi của Xa-vin là tại sao không đi ngay ngày mai.
- Anh muốn người ta báo động và bắt
tôi ngay tại chỗ công tác à? Sao mà ngốc thế! Ngày mai tôi sẽ làm thủ tục xin
nghỉ phép một tuần. Tôi sẽ có cớ để xin nghỉ. Còn đến đó sẽ liệu. Mặc cho họ
tìm tôi ở đâu đó.
Buổi tối ba người họp với nhau:
Xcơ-vô-re-xki, Lu-ga-nốp và Xa-vin. Ba người lại thảo luận về kế hoạch đợt công
tác sắp tới, xác định mọi chi tiết của công việc. Chỉ còn một vấn đề chưa rõ
là: ai sẽ lãnh đạo công tác trong giai đoạn kết thúc. Thấy rõ được tầm quan trọng
của đợt công tác này, Lu-ga-nốp kiên quyết đề nghị gọi An-đrây Mi-rô-nốp ở
Mát-xcơ-va về... Đại tá đồng ý với đề nghị của anh. Nhưng đã hai ngày qua
Mi-rô-nốp không gọi điện, cũng không có tin tức gì cả.
Ki-rin Pê-tơ-rô-vích quyết định sẽ
thân chinh gọi điện cho Mát-xcơ-va.
Nhưng ông không liên lạc được ngay
với thiếu tướng Va-xi-li-ép được, vì thiếu tướng đang bận.
Mi-rô-nốp đang ở chỗ thiếu tướng,
nên không đến nghe điện thoại được.
"Lại có chuyện gì đây, -
Xcơ-vô-re-xki nghĩ, - không liên lạc được với thiếu tướng vì An-đrây đang ở chỗ
ông. Nhất định ở đó đang có chuyện rắc rối. Có lẽ đã có chuyện gì về tên
Xê-mê-nốp chăng?"
Ki-rin Pê-tơ-rô-vích đoán gần
đúng. Giữa lúc ông gọi điện thì tướng Va-xi-li-ép và Mi-rô-nốp đang nói chuyện
không phải với Xê-mê-nốp, mà là với người du lịch nước ngoài bị bắt ngoài đường
phố.
Xê-men Pha-đê-ê-vích tiếp đón tên
B. rất lịch sự. Ông hỏi thăm tên B. rằng y đến Liên-xô đã lâu chưa? ("Ồ,
ông đến đất nước chúng tôi không phải là lần đầu à?"). Y đã học tiếng Nga ở
đâu mà nói thông thạo như người Mát-xcơ-va vậy? Tuy nhiên, đôi khi An-đrây vẫn
bắt gặp cái nhìn sắc sảo, dò xét của thiếu tướng đang chăm chú theo dõi người
nói chuyện với mình.
Khi Mi-rô-nốp đề nghị tên B. đến Ủy
ban an ninh nhà nước thì hắn tỏ ra rất sợ hãi. Suốt dọc đường, ngồi cạnh tên B.
trên xe (Xê-mê-nốp đi xe khác), An-đrây nhận thấy hắn luôn luôn giật mình.
Nhưng lúc này, sau khi được thiếu tướng tiếp đón lịch sự, thì hắn trấn tĩnh lại
và tỏ ra suồng sã, trâng tráo.
Họ nói chuyện thoải mái khoảng nửa
giờ.
- Nào, chúng ta đi vào công việc,
- thiếu tướng đổi giọng, nghiêm khắc nói, - ông B., bây giờ ông hãy kể lại sự
việc xảy ra trên đường phố. Tôi mong rằng ông sẽ không nói sai điều gì.
Câu chuyện xoay chiều quá nhanh
chóng, làm cho tên B. thấy lúng túng. Hắn chớp chớp mắt.
- Tôi... tôi không hiểu, thưa
ngài...- Hắn bắt đầu ấp úng. - Không có gì đặc biệt xảy ra cả. Chỉ có chuyện vặt
thôi. Nhưng ông... ờ, ờ, ông này, - hắn chỉ tay về phía Mi-rô-nốp, - đã xin lỗi
rồi, và tôi cũng chẳng yêu cầu gì hơn...
- Nhưng chúng tôi lại có yêu cầu
khác, - thiếu tướng gay gắt ngắt lời y. - Trước hết xin ông hãy giải thích vì lẽ
gì, vì công trạng gì mà ông đã trao hai nghìn rưởi rúp cho người công dân
Liên-xô Xê-mê-nốp ngồi cạnh ông trên ghế đá? Tại sao hắn lại đến ngồi cạnh ông?
Để làm gì? Vì số tiền này chăng?
- Nhưng... nhưng... - Tên B. nói lắp
bắp. - Tôi không trao cho ai số tiền nào cả và tôi cũng chẳng hề biết Xê-mê-nốp
nào cả. Đây là... đây là... một sự khiêu khích...
- Sa...a...ao? - Thiếu tướng cười
mỉa mai. - Khiêu khích à? Nói lạ thật! Ông có thể vui lòng giải thích cho là ai
khiêu khích? Có phải chúng tôi không?
- Không, sao lại thế! - Tên B. ôn
tồn nói. - Xin lỗi ngài. Tôi không hề nói đến ngài.
- Vậy thì ai?
- Đấy, chính cái ông, tên gì nhỉ?
Cái người ngồi cạnh tôi trên ghế đá ấy.
- Ồ, Xê-mê-nốp ấy à? Ông nên biết
rằng ông nói hoàn toàn khác. Hắn đã tỏ ra khác ông.
- Nhưng hắn nói dối! - Tên B. nhỏm
dậy. - Hắn nói dối tất cả!..
- Lạ thật, - thiếu tướng mỉm cười.
- Nhưng hắn nói dối điều gì mới được chứ?
Tên B. hiểu rằng hắn đã lỡ lời:
- Đấy, về số tiền hai nghìn rưởi
rúp ấy. Tôi chẳng đưa cho hắn cái gì cả. Tất cả đều là nói dối, là vu khống.
- Như vậy nghĩa là, - thiếu tướng
nghiêm khắc nói, - ông khẳng định rằng ông không đưa cho hắn cái gì cả?
- Không, không đưa gì cả.
- Vậy ông sẽ nói như thế nào trong
trường hợp này? - Thiếu tướng vừa hỏi vừa đưa cho tên B. xem những chiếc ảnh chụp,
trong đó ghi lại những chi tiết trao đổi hộp thuốc lá và bao diêm giữa tên B.
và Xê-mê-nốp.
- Ồ, cái này ấy à? - Tên B. gượng
mỉm cười. - Cái này... Phải, tôi nhớ ra rồi... Hình như tôi có đưa cho người
này thuốc lá... Phải rồi, hộp thuốc lá... và dùng diêm của ông ta. Nhưng sao,
chẳng lẽ việc này bị ngăn cấm ở đất nước các ông hay sao?
- Không, sao lại thế? Hoàn toàn
không ngăn cấm. Nhưng đây lại trả hai nghìn rưởi rúp để lấy một bao diêm...
- Nhưng tôi không trả tiền, không
trả gì cho ai cả - đó là điều bịa đặt, hoàn toàn bịa đặt!..
- Ông cứ khăng khăng như vậy à?
Nhưng người ngồi cạnh ông trên ghế, chính anh chàng Xê-mê-nốp ấy lại thú nhận
ngay. Có cần cho ông biết những lời khai của hắn không?
- Để làm gì? - Tên B. ngoan cố
nói. - Hắn nói dối.
- Thế còn biên bản này? - Thiếu tướng
hỏi và đưa cho tên B. tờ biên bản mà Mi-rô-nốp đã viết ở đồn công an. - Cái gì
đây? Cũng là bịa đặt hay sao?
- Bịa đặt, - tên B. nói vẻ dứt
khoát.
- Còn dấu ngón tay ông trên những
tờ giấy bạc?
Tên B. cắn môi và không trả lời.
- Vậy thì, - thiếu tướng cương quyết
nhắc lại câu hỏi ban đầu. - Tại sao ông lại trả hai nghìn rưởi rúp để lấy một
bao diêm?
- Xin lỗi, thưa ngài thiếu tướng.
- Tên B. tỏ ra hết sức thành thật, hắn để tay lên ngực. - Nhưng tôi quả thật
không hiểu ngài! Tiền nào? Tôi không biết. Ngài nói gì vậy? Tôi xin thề với
ngài là tôi có đưa cho một người nào đó ở ngoài đường một bao diêm rất bình thường.
Rất bình thường. Ngoài diêm ra, trong bao diêm không hề có gì cả.
- Tôi cũng tin như vậy. Trong bao
diêm ấy, - thiếu tướng nhấn mạnh chữ "ấy", - cái bao mà ông đưa cho
người ta, thì không có gì thật. Nhưng người ngồi cạnh ông lại trả cho ông bao
diêm khác, không phải bao diêm ông đã đưa cho anh ta, và bao diêm này thì hoàn
toàn không bình thường. Trong bao, ngoài diêm ra, còn có cái khác nữa. Chẳng thế
mà ông đã trả số tiền lớn để lấy bao diêm. Vậy không biết có nên đề nghị ông
cho biết ông định tìm cái gì trong bao diêm này không? Ông không muốn biết? Vậy
thì tôi xin nói. Trên mặt bao diêm mà ông gọi là bình thường đó, dưới nhãn hiệu
của nhà máy có dán những tấm phim mỏng ghi bản mật mã. Phải, phải, phim mỏng có
bản mật mã. À, ông có thể cho chúng tôi chìa khóa để tìm hiểu bản mật mã đó được
không? Không à? Thôi chẳng cần. Chúng tôi sẽ tự tìm hiểu. Chúng tôi làm việc
này không phải là lần đầu. Trên một tấm phim có ghi những dòng chữ, nhưng không
phải mật mã. Những dòng chữ này người ta đã đọc được...
- Trời ơi! Mật mã, những dòng chữ!
- Tên B. bẻ ngón tay. - Nhưng tôi không hề biết gì cả... Thật quả tôi không biết.
- Tôi tin là như vậy, - thiếu tướng
bình tĩnh nói. - Nội dung của những dòng chữ cũng như bản mật mã, tất nhiên là
ông không biết. Hơn nữa, tôi có thể dám chắc với ông là, từ nay về sau ông cũng
sẽ không thể biết được. Còn về những chuyện khác thì cái người trao cho ông bao
diêm, chính tên Xê-mê-nốp, người đã ngồi cạnh ông ngoài đường ấy, đã kể lại tất
cả. Tôi xin nhắc lại là hẵm đã tỏ ra chân thật hơn ông. Hơn nữa, dấu vết những
ngón tay vẫn còn in rõ trên những tờ giấy bạc và trên cả các bao diêm nữa. Bây
giờ thì đã rõ vì sao ông trả tiền. Ông thấy đấy, ông đã bị vạch trần. Tôi
khuyên ông không nên ngoan cố vô ích mà nên nói tất cả sự thật. Như vậy sẽ tốt
hơn. Tốt hơn trước hết là đối với ông.
Tên B. im lặng.
- Tùy ông đấy, - thiếu tướng nhún
vai và bấm nút chuông. - Dẫn đi...
Khi cánh cửa khép lại sau lưng tên
B., thiếu tướng quay sang Mi-rô-nốp:
- Sao, An-đrây I-va-nô-vích, đồng
chí nóng lòng muốn biết lắm à? Thực ra tôi cũng muốn sớm được biết nội dung bản
mật mã; cái này không đơn giản, bản mật mã rất phức tạp. Cục chuyên gia cho biết
là phải có thời gian nghiên cứu. Còn những dòng chữ thường, thì đây. Những dòng
chữ này cũng không dễ hiểu gì.
Thiếu tướng cầm tờ giấy trên bàn
và đưa cho Mi-rô-nốp, trong đó có ghi:
VUA ĐÃ BỊ BẮT. HOÀNG HẬU ĐANG BỊ
CHIẾU CẦN PHẢI LÙI CHÉO THEO NƯỚC CỜ THỨ HAI.
- Thế nào, đồng chí có ý kiến gì
không? - Thiếu tướng hỏi, chăm chú nhìn An-đrây đang vò mạnh món tóc trên đầu.
- Giống như một bài bói cờ, đồng chí thấy không?
- Hừ, bài bói cờ, - Mi-rô-nốp kéo
dài giọng, - bài bói cờ... bài bói cờ... Chúng ta đã từng đoán ra các bài bói cờ...
đã đoán ra...nhiều lần... Về "Hoàng hậu" thì vấn đề đã rõ ràng:
"Hoàng hậu" là Vôi-xê-khốp-xcai-a. Khi tôi hỏi cung Xê-mê-nốp ở đồn
công an, hắn cũng nói rằng hắn đã nhận bao diêm của một người phụ nữ mà hắn chỉ
biết bí danh cô ta là"Hoàng hậu". Ngoài ra, hình như hắn không biết
gì hơn về cô ta. Nhưng chúng ta biết người đã đưa cho hắn bao diêm là Vôi-xê-khốp-xcai-a.
Cô ta chính là "Hoàng hậu". Tôi cho là như vậy. Còn "lùi
chéo" - cũng dễ hiểu thôi. Cái này cũng liên quan đến Vôi-xê-khốp-xcai-a.
Dấu hiệu đó báo cho biết là cô ta đang định chạy ra nước ngoài. Và điều này
chúng ta đã biết. Thế còn "Vua đã bị bắt"..."Vua" nào?
- An-đrây I-va-nô-vích, thế đồng
chí không nghĩ rằng "Vua" là Trê-nhi-a-ép ư? Nói đúng hơn là cái người
tự xưng là Trê-nhi-a-ép? - Thiếu tướng hỏi.
- Thú thực là tôi cũng đã nghĩ như
vậy. - Mi-rô-nốp thở dài. - Nếu quả thật như vậy thì mọi việc đều rõ ràng,
nhưng liệu có phải thế không?
- Tôi cho là như thế đấy. - Thiếu
tướng khẳng định nói. - Còn ai khác được? Chính tên mang danh Trê-nhi-a-ép đã bị
bắt. Không, bản thân lô-gich sự việc cho thấy rằng "Vua" là
Trê-nhi-a-ép.
Mi-rô-nốp lại thở dài.
- Đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích ạ,
nói chung tôi đồng ý với đồng chí. Lô-gich ủng hộ đồng chí, cái đó thì không có
gì phải bàn. Nhưng còn bằng chứng, bằng chứng... Ồ, hiện nay còn ít bằng chứng
quá, còn thiếu nhiều bằng chứng quá!..
Thiếu tướng cười:
- Này, nếu đồng chí đồng ý với tôi
về những nét chung thì như vậy cũng đáng cảm ơn rồi. Còn bằng chứng? Tất nhiên
bằng chứng là tất cả. Nếu không có bằng chứng thì không thể đặt giả thuyết được.
Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ, thì bằng chứng không đến nỗi quá ít đâu. Dầu
sao chúng ta cũng đã tiến từ không đến có, đã thấy được mối quan hệ nào đó giữa
Vôi-xê-khốp-xcai-a và Trê-nhi-a-ép. Đồng chí An-đrây I-va-nô-vích này, đồng chí
phải nắm lấy tên Xê-mê-nốp. Cần thấy rằng hắn có thể cung khai thêm điều gì nữa
đấy! Chỉ động đến là hắn sẽ khai cả Trê-nhi-a-ép nữa. Xem ra bây giờ hắn đang
"rụng rời". Vì thế đừng để mất thời gian. Có gì mới thì báo cáo ngay
cho tôi biết.
Sau khi Mi-rô-nốp đi khỏi, thiếu
tướng bắt liên lạc với Crai-xcơ và thuật lại tỉ mỉ các sự kiện vừa qua cho
Xcơ-vô-re-xki biết. Sau khi kết thúc câu chuyện, thiếu tướng hỏi có gì mới
không, Vôi-xê-khốp-xcai-a hiện nay như thế nào? Xcơ-vô-re-xki báo cáo rằng
Xa-vin đã trở về, báo cáo lại kết quả chuyến đi thành phố Ven-xpin-xơ và ý định
của Vôi-xê-khốp-xcai-a đi Lát-vi-a vào ngày kia.
- Công việc của Mi-rô-nốp đến đâu
rồi? - Xcơ-vô-re-xki hỏi sau khi báo cáo xong. - Chúng tôi thấy rằng nên để thiếu
tá Mi-rô-nốp phụ trách giai đoạn cuối của đợt công tác này. Nhưng muốn thế thì
đồng chí ấy phải có mặt ở đây, ở Crai-xcơ, ngay trong buổi sáng ngày mai. Nếu
không thì sẽ không kịp.
Thiếu tướng suy nghĩ một phút.
- Được, - cuối cùng ông nói. -
Chúng tôi để Mi-rô-nốp đi và sẽ tự giải quyết lấy công việc ở đây...
Trong lúc đó An-đrây ngồi ở phòng
đồng chí phụ việc của anh. Đồng chí này đang hỏi cung Xê-mê-nốp. An-đrây xem
qua mấy trang biên bản hỏi cung. Mới đầu có thể tưởng rằng Xê-mê-nốp đang
"rụng rời" như thiếu tướng nghĩ: hắn kể lại một cách tỉ mỉ và tự nguyện
về hoàn cảnh hắn được bọn Đức và sau đó là tổ chức tình báo Mỹ, tuyển dụng hắn
như thế nào. Hắn kể ra những việc hắn đã làm và tả lại tỷ mỉ những đặc điểm về
hình dáng bên ngoài của những người đã giao nhiệm vụ cho hắn. Nhưng Mi-rô-nốp
càng nghe hỏi cung bao nhiêu (mới đầu anh không tham gia vào cuộc hỏi cung) anh
càng thấy rõ là Xê-mê-nốp không thành thật như hắn đã cố tình làm ra vẻ thành
thật. Sự thực là: Xê-mê-nốp nói rất ít về bản thân hắn, về những tội lỗi của hắn.
Mà nếu có nói thì hắn luôn nhấn mạnh rằng hắn là một kẻ hèn mọn, rằng người ta
không giao cho hắn việc gì quan trọng cả: chỉ có việc chuyển đưa, đem đi và đem
đến, chứ không làm gì hơn! Còn đem cái gì và chuyển cái gì thì Xê-mê-nốp cũng
không biết. Người ta yêu cầu hắn làm rất ít...
- Tôi muốn hỏi mấy câu để xác minh
một vài điều. Đồng chí không phản đối chứ? - Thiếu tá nói với người phụ việc của
mình. - Này Xê-mê-nốp, tôi đã đọc những lời khai của ông về hoàn cảnh bọn Đức
tuyển dụng ông. Tôi chưa được rõ lắm. Tôi không thể hiểu tại sao bọn Đức lại lựa
chọn đúng ông, chúng thích ông về điểm gì? Ông hãy thuật lại một lần nữa, ông
đã bước vào con đường phản bội như thế nào? Nên kể thật tỷ mỉ.
Xê-mê-nốp so vai rụt cổ như người
vừa bị đánh. Bàn tay hắn nhớp nháp mồ hôi. Hắn lật đật chùi tay vào đầu gối.
- Thưa thủ trưởng, tôi đã kể tất cả
rồi còn gì. Người ta gọi tôi đến trại giam, vào cái trại giam của bọn Đức ấy,
và tất nhiên lúc đầu chúng đánh tôi. Sau đó chúng dúi cho tôi một tờ giấy và
nói "ký vào đây!" Tôi cũng không biết là trong tờ giấy viết gì, vì
người ta không cho tôi đọc, nhưng ký thì tôi phải ký. Không ký sao được? Chúng
sẽ đánh đến chết thì thôi. Đúng là như vậy. Thế rồi khi tôi ký xong, họ nói:
"bây giờ thì mày phải báo cho chúng tao biết, ai nguyền rủa quân Đức, ai
có ý định chạy trốn..."
- Thế rồi sao? - Mi-rô-nốp ngắt lời.
- Ông đã báo với chúng?
- Không, thưa thủ trưởng, tôi
không báo. Mới đầu tôi nói rằng tôi chẳng nghe thấy gì, chẳng hay biết gì cả, rồi
chẳng bao lâu họ chuyển tôi đến một trại giam khác. Sau đó thì bọn Mỹ đến. Chỉ
có thế thôi.
- Có thể là như vậy, mặc dầu những
chuyện đó xem ra còn khó tin lắm. Thế rồi sau đó ra sao?
- Sau đó? Sau đó một tên chỉ huy Mỹ
đã gọi tôi đến và ném cho một tờ giấy: "này đọc đi!" - hắn nói. Hắn
đưa cho tôi đọc và không thúc giục gì cả. Tôi đọc, thì ra là tờ giấy cam kết.
Trong đó viết rằng tôi là người như thế này thế khác, tôi cam kết cộng tác với
trại giam của bọn Đức, báo cho chúng biết về những tù nhân có tư tưởng chống đối
bọn Đức. Và dưới là chữ ký. Chữ ký của tôi. Ông hiểu chứ?
- Tôi hiểu, - Mi-rô-nốp gật đầu. -
Kể tiếp đi.
- Còn kể tiếp gì nữa? - Xê-mê-nốp
có vẻ mạnh dạn hơn. - Tôi đã nói tất cả với ông dự thẩm, nói tất cả rồi. Tên chỉ
huy người Mỹ ra lệnh cho tôi viết một bản cam kết khác, một bản cam kết với
chúng, với bọn Mỹ. Mới đầu tôi định từ chối, nhưng hắn đe dọa: chúng tao sẽ
giao mày cho bọn Nga cùng với tờ cam kết của mày với bọn Đức, họ sẽ treo cổ
mày. Và tôi sợ bị treo cổ thật. Ông thấy thế nào? Biết làm thế nào được? Đành
phải ký với bọn Mỹ, chúng không buông tha đâu. Sau đó chúng đưa tôi về đất nước
xô-viết, và tôi đến thành phố Crai-xcơ theo chỉ thị của chúng.
- Ai chỉ thị?
- Lại vẫn cái tên chỉ huy người Mỹ
ấy.
- Ông đã làm gì ở Crai-xcơ?
- Ở Crai-xcơ ấy à? Ở Crai-xcơ tôi
làm nhân viên đường sắt như hồi trước chiến tranh. Đó là nghề cũ của tôi. Tôi sống
một mình. Mới đầu không ai động đến tôi cả. Tôi đã nghĩ là họ đã quên rồi, và
thấy yên tâm. Cũng có lúc tôi định đi khai tất cả, nhưng lại sợ. Tôi nghĩ là
người ta sẽ bỏ tù. Thế là tôi cứ tiếp tục sống và không làm hại ai cả. Rồi khoảng
ba năm sau, có một người đến gặp tôi và nói: "Ông Giêm-xơ gửi lời
chào". Đó là mật hiệu. Tất nhiên là tôi rất hoảng sợ, nhưng biết làm thế
nào? Bây giờ mà đi khai báo thì muộn quá rồi. Người đó đưa cho tôi một vật - đó
là bao thuốc lá và bảo tôi đem đi Mát-xcơ-va, chuyển cho một người khác. Hắn tả
hình dáng người này và cho biết chỗ gặp nhau. Thế là bắt đầu từ đấy: khi thì
đem đi cái này, khi thì đem đến cái khác...
- Thế có nhiều người như vậy đem mật
hiệu đến gặp ông để trao nhiệm vụ không?
- Biết nói với ông thế nào, thưa
thủ trưởng? Cũng không nhiều lắm, nhưng cũng có. Đấy, chính cái cô có biệt hiệu
"Hoàng hậu" ấy, cô ta có lẽ là người thứ tư thì phải. Đúng, đúng, là
người thứ tư. Trước cô ta có ba người nữa. Đúng, tất cả đều là đàn ông.
- Ông có thể cho biết gì về họ?
- Chẳng có gì cả, thưa thủ trưởng,
ngoài hình thức bề ngoài ra. Thậm chí không một ai trong số họ nói tên thật cho
tôi biết. Tất cả đều có biệt hiệu...
- Có thể là như vậy. Nếu thế thì
ông có thể cho biết biệt hiệu của những người đã giao nhiệm vụ cho ông.
- Thưa thủ trưởng, tôi làm sao mà
kể ra hết được, - Xê-mê-nốp khẩn khoản nói. - Làm sao mà nhớ được họ? Đã bao
lâu rồi...
- Xin lỗi, xin lỗi, - Mi-rô-nốp ngắt
lời, - ông nói rằng "Hoàng hậu" là người thứ tư. Tất cả có bốn người.
Trước cô ta là ba người khác. Và ông muốn cam đoan với chúng tôi là ông đã quên
ba biệt hiệu đó, tất cả ba biệt hiệu? Lần này thì không thể tin ông được...
- Thưa thủ trưởng, tôi xin thề trước
Chúa là tôi đã quên rồi. Mà tôi cần nhớ làm gì những biệt hiệu đó? Tôi cũng chẳng
cần nghĩ gì đến chúng. Tôi làm xong việc và chẳng cần nhớ gì cả. Chỉ có một điều:
mong họ để cho tôi được yên thân...
Trong công việc này có lẽ Xê-mê-nốp
đã nói đúng. Thật ra hắn cần gì phải dấu biệt hiệu của những người đã giao nhiệm
vụ cho hắn. Hắn khai ra các biệt hiệu, hoặc không khai, thì có gì là khác nhau?
Có thể là như thế, xong Mi-rô-nốp vẫn không nhượng bộ:
- Thế nghĩa là, ông khẳng định rằng
ông không nhớ một biệt hiệu nào khác, ngoài "Hoàng hậu" ra phải
không?
- Vâng, tôi không nhớ.
- Thế người đến trước "Hoàng
hậu" tên là gì? Cả người đó ông cũng không nhớ à?
- Tôi không nhớ, thưa thủ trưởng,
quả thật là không nhớ.
- Ông cố gắng nhớ lại xem.
Chăm chú nhìn Xê-mê-nốp và theo
dõi nét mặt của hắn, Mi-rô-nốp nhận thấy những câu hỏi cuối cùng của anh làm
cho hắn lo lắng. Sao, nếu như Xê-mê-nốp có ý định che giấu những người mà hắn
đã gặp trước Vôi-xê-khốp-xcai-a, và dấu biệt hiệu của họ?
Mi-rô-nốp thoáng nảy ra một ý.
- Ông Xê-mê-nốp này, - anh đột
nhiên hỏi. - Ông có biết chơi cờ tướng không?
- Cờ tướng à? - Hắn ngạc nhiên
nhìn An-đrây. - Không, tôi không biết chơi. Tôi chỉ biết chơi cờ nhảy thôi...
Và tôi chơi "đô-mi-nô" khá hơn...
- Thế ông có biết tên các quân cờ
tướng không?
- Những quân cờ nào ạ?
- Chẳng hạn như "Hoàng hậu"
là thế nào nhỉ?
- "Hoàng hậu" à? Làm sao
mà tôi biết được? Cái cô ấy có biệt hiệu như vậy, tôi chỉ biết thế. "Hoàng
hậu" là Hoàng hậu. Tôi cần gì phải biết hơn?
- Có thể như vậy. Thế còn
"con xe", "con mã", "con tốt", ông có biết chứ?
Xê-mê-nốp cười toét miệng:
- Tất nhiên là tôi biết những con
đó. Sao lại không biết? Tôi đã nhìn thấy trong vườn bách thú, trong phim ảnh...
Và còn ở đâu nữa, tôi không nhớ. Thủ trưởng nói đùa đấy à?
- Thế còn "Vua", ừ,
"Vua"? Ông biết gì về "Vua"? - Mi-rô-nốp nghiêm nghị hỏi và
nhìn thẳng vào mắt Xê-mê-nốp.
Xê-mê-nốp vội nhìn đi chỗ khác.
- "Vua" à? - Xê-mê-nốp
nhắc lại, giọng hơi run run, hắn bỗng thè lưỡi liếm đôi môi khô nẻ. - Ờ,
"Vua"! Tôi nhớ ra rồi, thủ trưởng ạ, tôi nhớ ra rồi. Ông vừa nói đến
là tôi nhớ ra ngay."Vua" là biệt hiệu của cái người đến trước
"Hoàng hậu". Đúng thế...
- Tên họ là gì? - Họ, tên đệm và
tên? - Mi-rô-nốp hỏi nhát gừng.
- Họ của ai? Của tôi ấy à? Xê-mê-nốp...
- Không phải họ của ông, mà của
cái người ấy... của "Vua" ấy!
- Thế thì tôi không biết, thưa thủ
trưởng, tôi không biết. Làm sao mà tôi biết được?..
- Ông không biết à? Thế hình dáng
bên ngoài? Ông có thể tả lại hình dáng được không? Nhưng phải tả thật tỷ mỉ và
chính xác.
Xê-mê-nốp bắt đầu miêu tả hình
dáng của "Vua", nhưng hắn nói không rõ ràng nên không thể hiểu được
gì cả. Lúc này Mi-rô-nốp lục lọi trên bàn và lấy ra tập ảnh mà anh đã đem đến
nhà Su-mi-lốp. Trong đó có ảnh của tên giả danh Trê-nhi-a-ép. Mi-rô-nốp bày ra
trước mặt Xê-mê-nốp và hỏi hắn có biết ai trong số những người có ảnh ở đây
không? Xê-mê-nốp xem các tấm ảnh với vẻ sợ sệt. Hắn xem đến tấm ảnh có hình của
tên giả danh Trê-nhi-a-ép thì sợ hãi liếc nhìn Mi-rô-nốp và cố gắng trấn tĩnh
nói:
- Đây là "Vua".
- À, thế là "Vua" đấy! -
Mi-rô-nốp vui mừng thốt lên. - Vậy ông có thể cho biết những gì về hắn ta?
- Người này đến đây chưa lâu, mới
một năm. Cũng có thể là hơn một năm. - Xê-mê-nốp hồi hộp nói. - Tôi chỉ gặp ông
ta có ba, bốn lần. Ông ta cũng giao cho tôi nhiều đồ vật, và tôi chuyển đi.
Cũng có khi tôi đem đến cho ông ta những cái người ta giao cho. Cũng như với những
người khác...
- Có thế thôi à? Không còn gì nữa
chứ?
- Không, không còn gì nữa.
- Thế nghĩa là, - Mi-rô-nốp nói
như kết luận, - ông không làm gì hơn, ngoài việc đem đi và đem đến những vật
người ta giao cho? Ông nên nói thật đi.
Xê-mê-nốp chăm chú nghe, hắn lại
chùi tay vào đầu gối rồi nói với vẻ chắc chắn:
- Tùy ông đấy, thưa ông thủ trưởng,
nhưng ngoài những việc ấy ra tôi chẳng làm gì cả.
- Vậy ông có thuận dùng tay trái
không? - Mi-rô-nốp đột nhiên hỏi.
Xê-mê-nốp ngạc nhiên nhìn anh:
- Tôi thuận tay trái, thưa thủ trưởng.
Tôi thuận tay trái từ lúc còn nhỏ. Nhưng sao cơ?
- Không, không có gì đặc biệt cả.
À, ông có hay dùng dao găm không? Thường ông cầm dao thì cầm tay trái hay tay
phải?
Xê-mê-nốp bỗng tái mặt:
- Dao găm nà...ào cơ? - Hắn lắp bắp
hỏi. - Tôi... tôi không hiểu ông nói gì. Tôi không hề có dao găm nào cả. Ông đừng
có thêu dệt thêm cho tôi điều gì nữa!
- Không có à? Thế thì thôi vậy!
Không có thì thôi...
Càng chăm chú nhìn Xê-mê-nốp và
nghe giọng nói của hắn, Mi-rô-nốp càng thấy rõ là Xê-mê-nốp có nói thật thì
cũng không phải hắn đã nói hết. Đặc biệt đáng nghi ngờ về việc bọn Đức tuyển dụng
hắn và những việc hắn đã làm sau khi ở trại tù binh về. Hơn nữa những lời khai
về "Vua" cũng không phải đúng tất cả. Khi nghe nói đến dao găm, mặt
Xê-mê-nốp lộ rõ vẻ sợ hãi. Nhưng bây giờ thì Mi-rô-nốp không muốn tập trung chú
ý vào quá khứ của Xê-mê-nốp. Vẫn còn kịp tìm hiểu sau này. Bây giờ An-đrây cần
tên B., trước tiên là tên B.. Anh chuyển sang câu hỏi về "nhà du lịch":
Xê-mê-nốp đã biết y lâu chưa, có hay gặp y không, đã hẹn hò gặp gỡ như thế nào,
Xê-mê-nốp còn biết gì về tên B.?
Có lẽ cuộc hỏi cung xoay chiều như
vậy làm cho Xê-mê-nốp đỡ lúng túng hơn: hắn bắt đầu nói năng thoải mái, và kể tỷ
mỉ hơn. Người ngồi cạnh hắn trên ghế đá mà hắn đã phải đưa cho bao diêm ấy à?
Sao hắn lại không biết! Hắn đã gặp y ba lần, đều ở đó, trên đại lộ
Tơ-ve-rơ-xcôi, gần đài kỷ niệm Ti-mi-ri-a-dép. Xê-mê-nốp chuyển cho y nhiều vật
khác nhau: bao diêm, bao thuốc lá. Và hắn cũng nhận được của y một số thứ, cũng
đại loại như vậy. Có một lần hắn nhận một hộp kẹo,hắn đem về Crai-xcơ. Ở đấy có
những người tự đến nhận, không phải báo trước. Hắn gặp tên này không thường
xuyên, trước tên này là một tên khác. Với tên kia cũng như vậy. Sau khi nhận được
ở Crai-xcơ "gói quà", Xê-mê-nốp liền báo cho người có tên là Ma-ca-rốp
biết về chuyến đi của hắn trong một bức điện đã quy ước. Ma-ca-rốp là ai,hắn
không biết. Nội dung bức điện không phải tự hắn viết, mà hắn nhận của những người
giao nhiệm vụ cho hắn. Nhưng hắn có trách nhiệm phải gửi những bức điện đi.
Còn người ngồi cạnh hắn trên ghế
đá là người như thế nào, họ tên là gì, làm việc ở đâu? Cái đó hắn không biết. Hắn
không biết gì về y cả, thậm chí biệt hiệu cũng không biết. Trong trường hợp này
không cần biệt hiệu. Tên này là người nghiêm nghị, hắn không bao giờ nói chuyện
với Xê-mê-nốp. Không nói một lời. Hắn im lặng nhận, rồi im lặng đưa, và chỉ như
vậy. Hắn không chịu mở mồm. Sau đó hắn ngồi lại trên ghế, còn Xê-mê-nốp thì đi.
Ngay từ đầu đã quy định như vậy.
À, xuýt nữa thì quên! Với người
này hắn có quy ước như sau: khi Xê-mê-nốp xuất hiện thì y ngồi ở đó không đi
găng tay. Xê-mê-nốp đi đến đài kỷ niệm Ti-mi-ri-a-dép và quay trở lại thì y đã
đeo găng tay vào. Như vậy nghĩa là mọi việc đều ổn thỏa. Nếu y vẫn không đi
găng thì Xê-mê-nốp phải tránh đi và cuộc gặp gỡ không thành. Nhưng chưa xảy ra
như thế bao giờ. Xê-mê-nốp trở lại quảng trường Pu-skin rồi quay lại. Tên kia lại
không đi găng tay. Như vậy là ổn. Xê-mê-nốp ngồi lại gần, chuyển cho y vật hắn
đem đến, rồi nhận vật của y chuyển cho. Với những tên khác cũng có dấu hiệu,
nhưng mỗi tên có những dấu hiệu khác nhau.
Mi-rô-nốp có cảm giác là trong việc
này Xê-mê-nốp đã nói thật và nói hết những điều hắn biết.
Sau khi giao cho người giúp việc của
mình tiếp tục hỏi cung, An-đrây đến gặp thiếu tướng để báo cáo.
- Tốt thôi, - Xê-men Pha-đê-ê-vích
nói, sau khi nghe Mi-rô-nốp. - Tên B. bây giờ sẽ khó xoay xở. Về
"Vua" đã rõ ràng hơn. An-đrây I-va-nô-vích này, anh hãy lập biên bản
về tất cả mọi việc liên quan đến tên B.. Lập một biên bản riêng và kết thúc cuộc
hỏi cung. Xê-mê-nốp thì đưa vào nhà giam. Vấn đề là ngay sáng mai anh phải đến
Crai-xcơ.
- Sao, đến Crai-xcơ ạ? - An-đrây
ngạc nhiên. - Thế còn Xê-mê-nốp, tên B., ai sẽ làm việc với chúng? Hay là...
hay là... ở đấy đang có chuyện gì mới? Xa-vin đã về chưa?
- Đấy, chính vì vậy, Xa-vin đã về
và ngày kia sẽ cùng với Vôi-xê-khốp-xcai-a lên đường đi Lát-vi-a. Vì vậy chúng
ta phải bắt đầu giai đoạn thứ hai của đợt hành động. Anh cần có mặt tại chỗ. Về
Xê-mê-nốp và tên B. thì anh cứ yên tâm.
Sáng hôm sau Mi-rô-nốp đã ở
Crai-xcơ, anh đi thẳng từ sân bay đến gặp Xcơ-vô-re-xki. Đại tá dồn dập hỏi
An-đrây: ở Mát-xcơ-va đã xác minh được điều gì về Trê-nhi-a-ép? Thì ra
Trê-nhi-a-ép lại không phải là Trê-nhi-a-ép. Vậy hắn là ai? Thế còn "nhà
du lịch" là ai vậy?
Để tranh thủ thời gian, Mi-rô-nốp
tóm tắt kể những nét chính về các sự việc xảy ra ở Mát-xcơ-va trong mấy ngày vừa
qua: anh đã gặp đại tá về hưu Su-mi-lốp và Vô-rôn-xô-va, anh đã gặp Xê-mê-nốp
và người du lịch nước ngoài tên là B. trên đại lộ Tơ-ve-rơ-xcôi, anh kể về bao
diêm và hai nghìn rưởi rúp.
Lu-ga-nốp đã có mặt ngay từ lúc đầu,
nên An-đrây không phải nhắc lại câu chuyện.
An-đrây nói xong, đến lượt Xcơ-vô-re-xki
và Lu-ga-nốp: hai người báo cho Mi-rô-nốp biết về kết quả chuyến đi Lát-vi-a của
Xa-vin. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki kể nhiều hơn; ông nói vắn tắt, thỉnh
thoảng liếc nhìn đồng hồ.
- Anh và Lu-ga-nốp phải đi Ri-ga
ngay hôm nay, - đại tá nói, - phải đến trước Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin một
ngày để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt. Từ giờ đến lúc lên đường không còn nhiều thời
gian nữa: chỉ còn gần hai tiếng. Xa-vin hiện giờ đang ở nhà tôi. Sáng nay cậu ấy
đã đến gặp Vôi-xê-khốp-xcai-a. Cậu ấy đã đưa vé máy bay cho cô ta và nghe những
lời căn dặn cuối cùng. Các đồng chí đến nhà tôi, chúng ta sẽ cùng với Xa-vin thảo
luận. Trong công tác sắp tới, cậu ấy sẽ đóng một vai trò quan trọng.
- Đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, -
Mi-rô-nốp mỉm cười. - Nhưng nếu Xa-vin lại giơ nắm đấm nện tôi thì sao?
- Không sao, chúng tôi sẽ can
ngăn, - Xcơ-vô-re-xki trả lời, - hơn nữa Xa-vin bây giờ không như trước. Vừa
qua cậu ấy đã được thử thách nhiều. Các anh về phòng chuẩn bị đi. Tôi sẽ đợi.
Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đi ra khỏi
phòng. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích thu dọn các giấy tờ trên bàn, cất vào tủ, rồi khoác
áo ấm vào người. Lúc đó cánh cửa hé mở và người thư ký bước vào. Nhìn thấy cục
trưởng đang mặc áo, anh ta ngập ngừng nói:
- Thưa đồng chí đại tá, có thông
báo. Có lẽ về việc Ba-lan. Thông báo khẩn cấp.
- Về việc Ba-lan à? Đưa đây.
Bản thông báo dài mấy trang, viết
đầy đủ, tỷ mỉ. Xcơ-vô-re-xki càng đọc, nét mặt ông càng sa sầm lại.
- Này, - Xcơ-vô-re-xki nói với người
thư ký, mắt vẫn không rời khỏi trang giấy. - Cho tôi nói chuyện với Mát-xcơ-va,
tướng Va-xi-li-ép. Nhanh lên nhé.
Xcơ-vô-re-xki đọc đến hết bản
thông báo. Một đôi chỗ ông phải đọc lại vài lần, sau đó ông đi đi lại lại trong
phòng, vẻ đăm chiêu.
Cuối cùng chuông điện thoại vang
lên. Tướng Va-xi-li-ép đã đứng bên máy.
- Chào đồng chí Xê-men
Pha-đê-ê-vích. Xcơ-vô-re-xki xin báo cáo. Tôi vừa mới nhận được bản thông báo từ
Ba-lan gửi tới. Bản thông báo nói về Vôi-xê-khốp-xcai-a. Những giả thuyết của
chúng ta đã được khẳng định: cô ta không phải là Vôi-xê-khốp-xcai-a, cũng không
phải là người U-crai-na. Các đồng chí Ba-lan đã tìm kiếm những người tham gia tổ
chức bí mật theo chủ nghĩa quốc gia trong thời kỳ chiến tranh, và đưa cho họ
xem ảnh. Họ đã nhận ra ảnh của An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a, con gái tên địa
chủ Ba-lan Ca-di-mi-rơ Pơ-sê-glôn-xki, một trong những người thân cận của
Pin-xút-xki. Gia đình Pơ-sê-glôn-xki trong những ngày đầu sau khi quân Đức tấn
công Ba-lan đã chạy trốn sang Luân-đôn. Ca-di-mi-rơ Pơ-sê-glôn-xki đóng một vai
trò quan trọng trong số kiều dân Ba-lan ở Luân-đôn. Y gần gũi với các nhóm phản
động người Anh, và có quan hệ với bọn Mỹ. Tóm lại, đây là một bản nhận xét về đạo
đức tư cách, không cần đòi hỏi gì hơn nữa.
Cô con gái An-nhê-li-a
Pơ-sê-glôn-xcai-a cũng không khác gì bố. Vào những năm 1942 - 1943, cô ta hoạt
động rất tích cực ở Luân-đôn. Năm 1944, An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a từ Anh trở
về Ba-lan, cô ta thuộc nhóm người thân cận của tướng Bu-rơ Cô-mô-rốp-xki. Cô ta
ở trong nhóm này cho đến khi cuộc khởi nghĩa Vác-sa-va bùng nổ. Sau đó cô ta biến
mất. Các đồng chí Ba-lan cho rằng cô ta lọt vào tổ chức thanh niên cộng sản
Vác-sa-va là do bàn tay của các kiều dân Ba-lan ở Luân-đôn hoặc do tướng Bu-rơ
Cô-mô-rốp-xki bố trí. À, còn việc này nữa: trong thời gian ở Luân-đôn,
Pơ-sê-glôn-xcai-a có quan hệ thân cận với tên Giêm-xơ - thiếu tá tình báo Mỹ.
Tôi thấy cần phải báo cáo ngay những bằng chứng này, vì Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp
sắp đi Ri-ga để chuẩn bị cho giai đoạn kết thúc. Vậy bây giờ nên như thế nào,
khi có thêm những tài liệu mới này?
- Này, đồng chí Ki-rin
Pê-tơ-rô-vích, - giọng thiếu tướng vang lên trong ống nghe. - Đồng chí thấy thế
nào? Ý kiến của đồng chí ra sao?
- Theo tôi thì cứ hành động theo kế
hoạch đã định. Có lẽ cũng nên căn dặn các đồng chí ấy phải hết sức thận trọng và
cảnh giác. Bởi vì việc này không phải chuyện đùa.
Thiếu tướng im lặng một lát rồi
nói:
- Hay là không cần tiến hành bước
hành động mới nữa, mà bắt nó ngay ở Crai-xcơ?
- Không nên, đồng chí thiếu tướng ạ.
Cơ sở để bắt cô ta, tất nhiên là có đủ rồi. Nhưng chúng ta sẽ làm gì sau khi cô
ta bị bắt? Lấy gì để buộc tội? Chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian! Không, theo
tôi không nên bỏ giai đoạn này. Nhưng, xin đồng chí cứ chỉ thị...
- Thôi được, đồng chí Ki-rin
Pê-tơ-rô-vích ạ, - thiếu tướng tán thành. - Các đồng chí cứ hành động theo dự
kiến. Nhưng đồng chí nên căn dặn những người tham gia đợt công tác này phải hết
sức thận trọng. À, còn một ý kiến nữa về giai đoạn kết thúc này.
Sau khi nghe thiếu tướng nói,
Xcơ-vô-re-xki trả lời: "Xin tuân lệnh, tôi sẽ truyền đạt cho Mi-rô-nốp",
- ông chào từ biệt và thở dài, đặt ống nghe xuống."Mình đã biết trước mà,
- ông nghĩ thầm. - Mình tin rằng sự việc sẽ kết thúc như thế này".
Khi Ki-rin Pê-tơ-rô-vích xuống
nhà, đi ra cửa, thì Lu-ga-nốp và Mi-rô-nốp nhìn ông, vẻ thắc mắc. An-đrây cố ý
nhìn đồng hồ và gõ ngón tay vào mặt kính.
- Đồng chí mặc áo hơi lâu đấy, đồng
chí thủ trưởng ạ, - anh nói vẻ châm biếm, - hơi lâu. Có lẽ lại có việc...
- Lại có việc đấy, người anh em ạ,
- Xcơ-vô-re-xki trả lời. - Suýt nữa thì hỏng cả.
- Sao thế, - Mi-rô-nốp lo lắng hỏi,
vì thấy thái độ Ki-rin Pê-tơ-rô-vích không có vẻ gì đùa cả. - Chuyện gì vậy?
- Chuyện như thế này. Các anh lại
đây... - Xcơ-vô-re-xki kể lại cho Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp nghe về bản thông báo
mới nhận được từ Ba-lan gửi sang và quyết định của thiếu tướng.
- Thế đấy, - đại tá kết luận, -
các anh đang đi bắt một con thú lớn, việc này cần phải mặt đối mặt. Đợt công
tác này phải tiến hành thật nhanh chóng và kiên quyết, nhưng phải hết sức thận
trọng. Hết sức thận trọng... - Ki-rin Pê-tơ-rô-vích nhấn mạnh những chữ này.
Trên đường đến nhà đại tá, họ im lặng.
Ki-rin Pê-tơ-rô-vích bước ra khỏi xe đầu tiên, và bảo anh lái xe đợi. Ông đi
lên trước dẫn đường. Ông mở cửa bằng chìa khóa riêng rồi mời Mi-rô-nốp và
Lu-ga-nốp vào nhà. Sau khi họ cởi áo ngoài, đại tá dẫn hai người vào phòng làm
việc. Xa-vin ngồi trên một góc đi-văng đang lật dở một tạp chí dày. Anh đứng dậy
vui vẻ đón đại tá. Nhưng vừa thấy Mi-rô-nốp, Xa-vin bỗng giật mình, nụ cười biến
mất trên khuôn mặt anh. Anh hơi nheo mắt, tiến một bước lên phía trước.
- Đồng chí đại tá, - anh nói giọng
đột nhiên hơi khàn khàn. - Đây chính là...
- Biết rồi, - Xcơ-vô-re-xki ngắt lời
anh, - cậu muốn nói rằng đây chính là cái người đã ở khách sạn
"Đa-ri-an" chứ gì?
Xa-vin im lặng gật đầu.
- Phải đấy, - Xcơ-vô-re-xki tiếp,
- cậu đã không nhầm. Chính anh ấy đã cùng đến khách sạn "Đa-ri-an" với
Vôi-xê-khốp-xcai-a. Anh ấy đến đấy vì... vì cần phải đến và đã làm cái việc cần
phải làm. Nhưng thôi, hãy làm quen với nhau đi: đây là thiếu tá Mi-rô-nốp,
An-đrây I-va-nô-vích Mi-rô-nốp, cán bộ Ủy ban an ninh nhà nước. Từ Mát-xcơ-va tới.
Cậu sẽ công tác dưới quyền anh ấy.
- Đồng chí Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích,
như thế là chúng mình sẽ làm việc với nhau nhỉ! - An-đrây nói, thân mật mỉm cười
và chủ động bắt tay Xa-vin.
Xa-vin bắt tay vội vã, rồi tránh
sang một bên và chăm chú nhìn An-đrây. Sau đó anh lại nhìn Xcơ-vô-re-xki.
- Đồng chí đại tá, - anh ngập ngừng
nói với Xcơ-vô-re-xki, - đồng chí cho phép hỏi chứ?
- Hỏi à? Được thôi. Nhưng hỏi
nhanh lên, chúng ta sắp hết thời gian rồi.
- Như thế là, nếu tôi không nhầm
thì đồng chí thiếu tá có quan hệ với Vôi-xê-khốp-xcai-a trước khi tôi báo cáo với
đồng chí? Thì ra... Không có tôi, các đồng chí cũng đã biết rằng cô ta là gián
điệp?
- Gián điệp? - Xcơ-vô-re-xki nhắc
lại. - Này, cậu ạ,không phải đâu. Cái gì người ta không biết thì chúng tôi cũng
không biết. Nhưng tất nhiên chúng tôi cũng đoán được một số vấn đề. Thế cậu
nghĩ sao?..
Lần này mọi người lại họp mặt gần
đông đủ (chỉ thiếu Xa-vê-li-ép). Họ thảo luận kỹ kế hoạch đợt công tác sắp tới,
xác định tất cả các chi tiết và nhất trí hành động. Thấy Mi-rô-nốp luôn liếc
nhìn đồng hồ, Xcơ-vô-re-xki kết luận:
- Thôi, bây giờ có lẽ đã xong
xuôi. Đã đến giờ đồng chí và Lu-ga-nốp lên đường, - ông nói và đứng dậy. - Lấy
xe của tôi và đi thẳng ra sân bay. Tôi và đồng chí thượng úy ở lại đây, chúng
tôi sẽ đi sau.
- Thượng úy à? - Xa-vin nhăn mặt mỉm
cười. - Đồng chí đại tá, đồng chí muốn nói là cựu thượng úy phải không?
- Sao lại cựu thượng úy? À quên...
- Xcơ-vô-re-xki nhìn Xtê-pan. - Tôi quên không nói là: sáng nay tôi vừa nhận được
bản sao chỉ thị của Bộ chỉ huy các lực lượng không quân. Trong ấy viết gì nhỉ?
Có lẽ là thế này: "Xét thấy đồng chí Xa-vin Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích đã nhận
thức sâu sắc khuyết điểm của mình và chân thành hối cải, nay hủy bỏ quyết định
số bao nhiêu đó, ngày bao nhiêu đó về việc tước bỏ danh hiệu sĩ quan và thanh
trừ đồng chí Xa-vin ra khỏi quân đội. Phục hồi danh hiệu thượng úy cho đồng chí
Xa-vin Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích. Thượng úy Xa-vin sẽ được nghỉ phép hai tuần, sau
đó sẽ nhận nhiệm vụ..." Cậu thấy không, thế là thời gian nghỉ phép lại
dành cho công việc của chúng ta. Như vậy hiện nay cậu chính thức là thượng úy,
chứ không phải cựu thượng úy đâu...
- Đồng chí đại tá, - đôi môi Xa-vin
mấp máy, nước mắt vòng quanh. - Đồng chí đại tá... tôi...tôi...Bác...
Anh đứng ngây người, hai tay buông
thõng và cất tiếng nói lanh lảnh, ngắt quãng:
- Vì Liên bang xô-viết, phục vụ! *
Chú thích
* Một lời thề trong điều lệnh quân
đội Liên-xô.
Tìm kiếm với từ khoá:
Soi Chi Mong Manh
1001 truyện trinh thám tuyệt hay
Gồm “Chiếc Nhẫn Tình Cờ-Những Người Thích Đùa-Pháo Đài Số- Sherlock homes-Điệp Vụ Bí Ẩn-Chinh Đông Chinh Tây-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân-Xâu Chuỗi Ngọc Trai-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-Chuến Tàu 16 Giờ 50-Trại Giam Địa Ngục-Nnghinf Lẻ Một Đêm-Rừng Thẳm Tuyết Dày-Nam Tước Phôn gôn Rinh-xâu chuôi ngoc trai cái kính chiếc khuy đong soi chi mong manh
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
TRUYEN TRINH THÁM
“Chiếc Nhẫn Tình Cờ
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
Soi chi mong manh
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
Soi chi mong manh
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]