Chiêc khuy đong
Chương 5: Bên Nấm Mộ Mình
Tại sao An-cốp-xcai-a lại giết chết tình nhân của nó? Vì
ghen tuông? Vì trừng phạt? Vì tiền tài? Suốt đêm tôi loay hoay đặt ra hết giả
thuyết này đến giả thuyết nọ nhưng rốt cuộc vẫn không tìm ra được một lời giải nào.
Trời đã hửng sáng. Lại một buổi sáng nặng nề, nhàn rỗi, chờ
đợi... Thật là tai bay vạ gió bỗng dưng phải đội lốt tên gián điệp Anh theo lệnh
của người đàn bà vừa là hung thủ đã giết tôi vừa là ân nhân cứu mạng cho tôi.
Bây giờ hoàn cảnh tôi có hai mặt. Một mặt bọn Đức không mảy
may nghi tôi là sĩ quan Hồng quân. Đó là một thuận lợi lớn. Mặt khác tôi đang bị
lẻ loi cô độc. Mà hành động cô độc thì bao giờ cũng nguy hiểm, khó khăn. Vậy
nên làm gì để có thể đạt được mong ước của mình? Tốt nhất là liên lạc với tổ chức
bí mật của ta ở Ri-ga. Một hôm tôi đã liều mạng mò ra phố tìm đến nhà người chủ
cũ trước đây là đồng chí Xe-plít. Sau một lúc đi loanh quanh các ngõ hẻm tôi rẽ
vào chỗ ở cũ và hồi hộp gõ cửa. Một người đàn bà ăn vận sạch sẽ hé cửa ló đầu
ra.
-- Xin lỗi bà. Hình như đây là nhà của ông Xe-plít?
-- Xe-plít à? -- Bà ta nhìn tôi ngờ vực và lắc đầu nguây nguẩy
-- Tôi không biết Xe-plít nào cả. Tôi mới dọn đến đây thôi. Tốt hơn hết là ông
đến hỏi sở cảnh sát -- Bà ta ngập ngừng nói thêm -- hình như ông ta bị cảnh sát
mời đi rồi.
Xong, người đàn bà lắc đầu một lần chót và vội vàng đóng sầm
cửa lại. Mối hi vọng duy nhất ấp ủ lòng tôi bấy lâu nay thế là tan vỡ. Tôi thất
thểu bước trở ra đường phố như kẻ mất hồn, trong bụng đinh ninh là Xe-plít đã bị
treo cổ rồi. Thế là phải nén lòng chờ đợi một thời gian nữa.
Lại một ngày đằng đằng bắt đầu. Tôi uể oải vươn vai ngồi dậy
cạo râu, rửa mặt, nuốt qua loa mấy miếng quà sáng, rồi sang phòng giấy lấy một
quyển truyện lật lật vài trang... Chán ngấy, tôi lại quẳng vào một xó, ngồi đợi
bọn bạn gái đến chơi. Nhưng cũng chả thấy mống nào. Mãi tới 11giờ An-cốp-xcai-a
mới lò mò đến, mặt mày hớn hở. Ả mặc chiếc áo dài nâu mới nguyên, đội mũ, đi
găng ni lông y như đào xi nê.
-- Ổn cả chứ?
Tôi nhún vai:
-- Nếu cô cho sự nhàn hạ của tôi là ổn thì ổn thật...
-- Thế thì tôi đến phá sự yên ổn của anh đây -- Ả lại gần
bàn giấy -- Chúng mình làm việc một chốc anh nhé.
-- Tôi chả hiểu cô định gọi cái gì là công việc?
-- Tất cả đều là công việc -- Ả làm lành -- Anh có đợi cô
nàng nào không?
-- Có lẽ có. Tôi chẳng hẹn ngày giờ nào hết. Nếu ai cần thì
cứ đến.
Ả cười nhạo báng:
-- Anh nhầm rồi. Họ có ngày có giờ nhất định cả đấy. Danh
sách các cô ấy đâu?
Tôi ngơ ngác:
-- Danh sách gì?
-- Ồ, thế chả trách: Anh tưởng Blây là một kẻ cẩu thả lắm chắc.
Không, ngược lại. Sổ điện thoại của anh đâu nhỉ?
Rồi ả tự mình lục trong đống báo cũ lôi ra một quyển vở nhỏ.
Trong đó ghi rất thứ tự họ tên, địa chỉ và số điện thoại có lẽ là của bạn bè và
những người mà Blây giao thiệp. Ả trỏ cho tôi bản danh sách:
-- Các tiên nữ của anh đây.
Có thể phân biệt ra họ ngay trong số những địa chỉ khác, bởi
vì bên cạnh mỗi họ đều kèm theo một biệt hiệu hay bí danh: Mai, Ly, Hồng,
Cúc... Rồi mới đến chỗ ở, nơi làm việc...
Bất cứ ai khi nhìn vào đây cũng có thể tìm ngay ra được các
nữ do thám của đại úy Blây. Nhưng vì hắn chọn toàn là những thiếu nữ kiều diễm
nên người khác cũng có thể tưởng lầm rằng đó là danh sách các tình nhân của họa
sĩ Béc-din.
An-cốp-xcai-a hỏi tôi:
-- Trong đám này cô nào hay đến đây nhất?
Tôi suy nghĩ một lát:
-- Có lẽ... là cô tóc vàng hoe... Nếu tôi không nhầm thì cô
ta làm nghề uốn tóc.
-- Anh thử nhớ xem cô ta đến đây vào những lúc nào?
Tôi nhíu mày:
-- Hình như là hai lần một tuần thì phải... đúng rồi. Một tuần
hai lần vào buổi sáng. Cô ta tên là Éc-na.
An-cốp-xcai-a dặn tôi:
-- Anh nên chú ý hơn nữa. Cần phải đếm xem họ đến đây mấy lần
và ghi lại những thứ đã tặng họ.
Tôi cười mỉa:
-- Vậy tôi phải thuê một nhân viên kế toán nữa sao?
Ả điềm nhiên lắc đầu:
-- Không, không cần thế. Nhưng anh nên ghi chép cẩn thận thì
tốt hơn là dùng trí nhớ.
Tôi thở dài. Thực ra thì tôi đã đếm các vị nữ khách của tôi
rất chính xác. Trong phòng ngủ tôi có mấy cái hộp đựng khuy áo. Ví dụ, bảy cái
khuy xanh có nghĩa là cô Éc-na đã đến bảy lần. Năm chiếc khuy đen là cô In-ga
đã đến năm lần. Nhưng tôi không muốn cho An-cốp-xcai-a biết điều đó. Ả nói tiếp:
-- Ngoài bọn thiếu nữ ra có ai đến đây nữa không?
-- Có, một lão chủ hiệu bán củi.
-- Hắn đến làm gì?
-- Hắn nài tôi mua củi nếu tôi định thôi dùng khí than để
đun nấu.
An-cốp-xcai-a xoi mói nhìn tôi:
-- Chỉ có thế thôi ư?
Tôi gật đầu. Mà đúng như vậy, người khách lạ này không nói
thêm nữa, tuy nhiên trong suốt buổi nói chuyện hắn cứ mân mê trong tay chiếc
bưu ảnh mà trên đó có in một cành hoa. Và tôi còn nhận thấy tên lái buôn này có
vẻ kỳ dị khác người, hình như hắn thầm chờ đợi ở tôi điều gì không tiện nói ra.
Tôi quả quyết rằng nếu tôi mà biết mật khẩu của Blây thì sẽ nắm được tên này tức
khắc và nhờ đó có thể lần ra đầu mối bí mật của tên sĩ quan tình báo Anh. Nhưng
tôi cũng giấu kín điều này không cho An-cốp-xcai-a biết. Ả nghiêm nghị bảo tôi:
-- Dù sao anh cũng phải ghi chép lại cẩn thận những người đến
thăm anh. Nếu anh quan tâm đến công việc này anh sẽ thấy cuộc đời đáng sống
hơn. -- Ả xoay sang chuyện khác -- Hôm qua Ê-din-ghe bảo gì anh vậy?
-- Hắn mời tôi đến chơi.
-- Thật ư?
-- Thật. Hắn bảo là hai bên cần gặp nhau và mời tôi đến sở mật
thám.
-- Vậy anh định bao giờ đến chơi hắn?
-- Thong thả đã, chả việc gì mà vội.
-- Ấy, không nên. Phải đi ngay nội trong ngày hôm nay. Hiện
giờ hắn là một trong những tên tai to mặt lớn ở đây. Việc giao hảo với hắn là một
đảm bảo an toàn cho anh.
Cho ả nói có lý nên tôi vội vàng tuân theo.
Ê-din-ghe chiếm cứ một tòa công thự nguy nga sáu tầng. Trong
phòng thường trực lố nhố những hiến binh. Chúng nhìn tôi khinh khỉnh tựa hồ như
tôi là kẻ phạm tội bị gọi đến đây. Tôi đến chỗ cấp giấy ra vào trình hộ chiếu:
-- Tôi cần gặp ông Ê-din-ghe.
-- Quan chánh không tiếp dân Lét-tô-ni chúng mày. Cút đi! --
Một tên mặt non choẹt vênh váo quát.
Tôi chắc là bọn này chưa được Ê-din-ghe báo cho biết trước về
tôi. Sau khi khẩn khoản mãi chúng mới cho phép tôi gọi dây nói. Tôi xin nói
chuyện với Ê-din-ghe. Tên thư ký riêng của hắn vừa nghe tôi xưng tên đã vội
vâng dạ rối rít.
Mấy phút sau chính tên lính hỗn xược ban nãy từ trong phòng
hớt hải chạy tọt ra đứng nghiêm giơ tay chào, rồi lễ phép dẫn tôi đến văn phòng
Ê-din-ghe. Chúng tôi lên thang máy và đi dọc theo hành lang. Chợt tôi thấy từ đằng
kia đi lại hai sĩ quan SS với một tên tùy tùng cũng mặc quân phục hiến binh màu
đen nhưng không đeo lon, cánh tay lại mang dấu hiệu "sọ người trên hai
xương bắt chéo".
Tôi ngờ ngợ là đã gặp hắn ở đâu nên cứ nhìn chòng chọc. Cuối
cùng sực nhớ ra... đúng là tên Gát-ca trong nhà thương dạo nọ. Hắn lẽo đẽo theo
hai tên sĩ quan, nách cắp một gói gì đen đen dáng bộ trịnh trọng, đăm chiêu,
không hề lưu ý đến xung quanh, có vẻ một tên tay sai trung thành ra mặt.
Tôi vẫn tò mò nhìn Gát-ca xem thử có nhận ra mình không,
nhưng hắn chỉ thản nhiên đi qua cạnh tôi như hai người trước đây không hề mảy
may quen biết.
Đến phòng khách, tên dẫn đường thì thầm với viên thư ký và lập
tức tôi được mời vào phòng giấy Ê-din-ghe.
Nhìn mái tóc hung hung chải mượt và bộ ria đen nhánh của hắn
vẫn thấy ngộ nghĩnh hơn là đáng sợ, mặc dù dân chúng trong thành phố ai cũng đồn
đại rằng hắn tự tay tra tấn phạm nhân và thân chinh đi tiễu trừ cộng sản.
Hôm nay hắn rất nhã nhặn.
-- Xin mời ông -- Hắn đưa tay chỉ chiếc ghế bành và vui vẻ
nói -- Tôi vừa đọc xong cuốn sách của đức quốc trưởng kính mến. Trời, thật là
tuyệt bút!
Tôi cho là hắn tán láo nhưng nhìn lên bàn thì quả thực thấy
cuốn "Đời chiến đấu" của Hít-le hãy còn nằm đó.
Thoạt tiên hắn đóng trò quảng cáo thuốc cao ngoài chợ: khoe
khoang công cán của đảng Quốc xã và khoác lác về tương lai nước Đức...
Nhưng sau một lát đưa tôi lên mây xanh, hắn liền quay lại với
cái giọng trịnh trọng hàng ngày:
-- Ông cho phép... -- Hắn hơi lúng túng một chút -- Ông cho
phép chúng tôi miễn chơi cờ với ông chứ?
Tôi cũng nghiêm trang:
-- Rất mong như vậy... Chính tôi cũng tha thiết mong đợi một
sự thành thực hoàn toàn...
-- Ông Blây ạ, đối với gián điệp Đức thì không có gì là bí mật
hết.
Tôi giả vờ nhíu mày làm bộ bị chạm lòng tự ái để tránh nghi
ngờ. Ê-din-ghe cười ha hả vỗ vai tôi:
-- Không sao, không sao, ông chớ phật lòng. Mắt chúng tôi có
thể nhìn thấu ruột quả đất được cơ mà.
Tôi mỉm cười lễ phép:
-- Vâng, đó chính là niềm kiêu hãnh của nước Đức.
-- Phải, ông Blây đáng yêu ơi. Chúng tôi vốn biết ông từ thuở
Un-ma-nít còn tung hoành ở Lét-tô-ni, để ý đến ông từ ngày bọn đỏ lên múa may ở
đây, và như ông biết đấy, chúng tôi đã tìm ra ông ngay sau khi Lét-tô-ni trở
thành một tỉnh của nước Đức. Vậy chớ nên lấy vải thưa che mắt thánh.
Lần này tôi không cười mà trái lại tôi thu hết luồng mặt lạnh
như băng để nhìn vào mặt kẻ tiếp chuyện mình:
-- Thưa, ngài định nói gì cơ ạ? Cứ cho là các ngài đã biết
tôi đi, nhưng rồi sao nữa?
Ê-din-ghe đã hơi nhụt giọng:
-- Chỉ biết rằng ông đang ở trong tay chúng tôi. Khi một người
lính đã bị bắt làm tù binh thì bất cứ tiếng nước nào cũng gọi đó là một cuộc bại
trận.
Tôi vẫn lạnh lùng và nhã nhặn:
-- Thất bại của một cá nhân sĩ quan không nên coi là chiến bại
của cả quốc gia. Ông chớ quên tôi là một điệp viên. Mà người điệp viên thì bao
giờ cũng sẵn sàng đợi chết! Nghề của chúng tôi là: đánh gục kẻ thù và, ngược lại,
luôn luôn sẵn sàng đo ván.
Giọng nói cứng rắn của tôi không phải là vô tác dụng. Thoạt
nghe xong, Ê-din-ghe gật gù có vẻ hài lòng lắm:
-- Rất mừng là ông đã hiểu vậy... Thế thì bây giờ chúng ta
nên mặc cả đi.
Tôi ngồi thẳng người lên:
-- Tôi đã bán mình đâu, thưa quan chánh?
Hắn hỏi tôi một cách bóng bẩy:
-- Ông không sợ chết hay sao? Nghĩ lại xem, chết thật là uổng!
-- Thưa ngài, người sĩ quan Anh quốc chỉ sợ có đức Anh hoàng
và đức Chúa trời. Còn tôi với ngài chỉ là đồng nghiệp.
-- Chính thế, chính thế! Chính vì tôi coi ông là đồng nghiệp
cho nên không những chúng tôi muốn bảo vệ tính mạng cho ông mà còn muốn giúp
ông tiếp tục sự nghiệp!
Tôi nheo mắt lại:
-- Thế thì ngài muốn gì tôi kia ạ?
-- Mong ông trở thành điệp viên của chúng tôi.
Dĩ nhiên là tôi đã đoán trước được yêu cầu của Ê-din-ghe...
Không thể khác được. Một gián điệp lâm nguy chỉ có cách hoặc bán mình hoặc là
chịu chết. Tên buôn người này cũng thừa biết vậy, mà hắn còn biết trước câu tôi
sắp trả lời nữa. Bây giờ câu chuyện chỉ xoay quanh vấn đề giá cả. Ê-din-ghe vốn
hay suy bụng ta ra bụng người. Vì chính hắn mà lâm vào cảnh này thì hắn cũng lập
tức bán rẻ lương tâm để đổi lấy tính mạng mà thôi. Tôi thấy cần phải tỏ rõ thái
độ bảo vệ danh tiết của một sĩ quan Anh.
-- Thưa quan chánh, ngài nên hiểu tôi hơn. Tôi không nỡ lòng
nào làm hại Tổ quốc...
-- Thì chúng tôi có đòi hỏi ông làm thế đâu. Chúng tôi chỉ cần
một sĩ quan Anh thông minh hiểu rằng người Anh không cùng chung một con đường với
bọn đỏ và bọn Do Thái. Chúng tôi đủ khả năng ném ông trở về Luân Đôn và sẽ làm
cho bên ấy tưởng nhầm là ông đã đơn thương độc mã vượt vòng vây của chúng tôi
chạy về Tổ quốc. Sau đó ông sẽ tiếp tục hoạt động và cung cấp tin tức cho chúng
tôi.
Một sĩ quan Liên Xô đội lốt gián điệp Anh lại được gián điệp
Đức tin dùng! Thật là oái oăm mà cũng thật là bở. Tôi có thể giúp ích được nhiều
cho Hồng quân. Nhưng khốn thay, hiện nay tôi chưa lần ra mối liên lạc với các tổ
chức của ta. Chỉ còn một cách là giả vờ đóng vai Blây thật khéo léo làm cho bọn
chúng tưởng nhầm mình đang lưỡng lự rồi ngấm ngầm đợi dịp tốt thu lượm một ít
tin tức, tài liệu, vượt qua chiến tuyến để trở về đơn vị.
Ê-din-ghe giục tôi:
-- Ông Blây, tôi đợi ông... Đừng bắt tôi phải nhắc lại nhiều.
-- Nhưng việc này quá đột ngột. Tôi cần phải cân nhắc đã.
-- Đấy, một bên là ô tô, nhà lầu, vợ đẹp, con khôn; một bên
là chết nhừ xương trong trại tập trung, ông còn phải chần chừ, cân nhắc gì nữa.
Tôi vẫn khăng khăng nhắc lại:
-- Dù sao tôi cũng cần suy nghĩ -- và nghĩ bụng: "Hãy để
cho tên này thấy rằng mua chuộc được một sĩ quan Anh không phải là chuyện dễ".
Ê-din-ghe nhìn tôi với cặp mắt lươn ti hí. Tôi nghiêm nghị hỏi:
-- Việc thay thầy đổi chủ này sẽ mang lại cho tôi những gì?
Và tôi sẽ sống ra sao?
Ê-din-ghe liền vênh mặt đáp:
-- Chúng tôi chưa hề bị ai chê trách là keo kiệt cả. Chúng
tôi sẽ thường xuyên cấp đủ tiền nong cho ông trong khi hoạt động.
Tôi trơ trẽn hỏi:
-- Tính theo tiền nước nào?
-- Tất nhiên là theo đồng Mác, vì đồng Mác chả kém lắm đâu.
-- Nhưng cũng chả đắt gì. Ngày nay đồng Mác đã bị phá giá...
-- Thì bằng đồng Xtéc-linh hay Đô-la vậy -- hắn vội vàng nói
thêm -- Sau khi chiến tranh chấm dứt, chính phủ Anh thân Đức sẽ mời ông giữ một
ghế quan trọng.
Hắn nói có vẻ chắc mẩm rằng nhất định tôi không còn đường
nào để từ chối nữa. Nhưng tôi nghĩ càng kéo dài việc mặc cả càng có lợi, và như
thế hắn sẽ vị nể cái địa vị Blây của tôi hơn và càng khó đánh hơi ra thiếu tá
Ma-ca-rốp.
Tôi bèn khẩn khoản:
-- Rất tha thiết mong quan chánh thư thả cho tôi một ít lâu.
Ê-din-ghe đứng dậy, kiểu cách nói:
-- Xin vui lòng cho ông một tuần nữa. Nhưng mong ông nhớ cho
là không có ông, việc của chúng tôi vẫn trôi chảy, còn ông mà không có chúng
tôi thì gay go lắm đấy.
Hắn tiễn chân tôi ra tận ngoài cửa phòng.
An-cốp-xcai-a đang sốt ruột đợi tôi ở nhà. Ả coi cuộc hội kiến
giữa tôi với tên chánh mật thám Giét-ta-pô như một sự kiện cực kỳ quan trọng. Vừa
thấy mặt tôi, ả đã hỏi dồn:
-- Thế nào? Thế nào?
-- Hắn gạ tôi làm gián điệp cho Đức và hứa sẽ ném tôi trở về
Luân Đôn.
-- Rồi sao nữa?
-- Tôi xin hạn một tuần sẽ trả lời.
-- Nên đồng ý đi thôi.
-- Sang Luân Đôn à? Bên ấy làm gì có đất để đại úy Blây này
dụng võ.
-- Anh vẫn có thể lưu lại đây. Bọn Đức sẽ bằng lòng cho mà
xem.
-- Nhưng ở đây thì tôi làm được trò trống gì cho chúng nó?
Chúng có thể "làm cỏ" dân Lét-tô-ni mà không cần tôi.
-- Chúng giữ anh lại đây cốt để lần ra đầu mối lưới điệp
viên bí mật của anh.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
-- Bọn thiếu nữ ấy ư?
-- Cái then chốt không phải là ở mấy con ranh ấy. Anh không
hiểu rằng chúng chỉ là một thứ mạng để che mắt thiên hạ đó sao? Còn lưới điệp
viên thực thụ của Blây gồm toàn những tay già đời và bao giờ cũng được giấu
kín. Có giời hay thổ công họa chăng mới biết được. Ấy, chính mọi nước cờ đang
xoay quanh quân tướng đó.
-- Thế bọn tay chân thực thụ ấy là ai?
-- Như tôi là một. Nhưng ngoài tôi ra còn rất nhiều những kẻ
khác lợi hại hơn tôi nữa kia.
-- Hiện chúng trú ở đâu?
-- Giá mà tôi biết được thì còn phải bàn. Đối với tôi, Blây
không hề hở ra điều đó. Chớ quên hắn là sĩ quan mật thám Anh. Không có Blây thật
hay Blây giả thì đừng hòng moi ra bọn điệp viên bí mật này.
Bọn Giét-ta-pô và Hắc-long ¹ rất thích mở rộng lưới gián điệp
của chúng. Còn bọn Intelligence service thì trái lại. Chúng dùng rất ít điệp
viên, nhưng chọn lọc rất kỹ và che giấu rất cẩn thận. Những điều An-cốp-xcai-a
vừa thốt ra thật vô cùng quan trọng. Không những ả xác nhận thêm điều dự đoán của
tôi mà còn có thể giúp tôi tìm ra tông tích bọn tay chân của Blây ở rải rác
quanh vùng Ban-tích này. Để dò xem An-cốp-xcai-a có còn nghi ngờ tôi về việc trốn
đi hay liên lạc với du kích không, tôi liền hỏi thẳng ả:
-- Cô nghĩ sao mà dám tin rằng sau khi phát hiện ra lưới điệp
viên của Intelligence service tôi lại không giao nộp bọn chúng cho tình báo
Liên Xô?
Ả dằn từng tiếng:
-- Vì anh muốn sống. Vì anh chưa kịp mở mồm ra nói với các đồng
chí của anh một lời nào thì đầu anh đã rời khỏi cổ rồi.
-- Sao? Chả nhẽ tôi mang tin tức đó về mà họ lại giết tôi...
-- Nhưng anh đã chết rồi cơ mà. Hóa ra anh không hiểu gì ư?
-- Không, không hiểu thật. Tôi chả cần cấu vào tai cũng biết
chắc là mình không ngủ mê.
-- Được, tôi sẽ cấu vào tai hộ anh. Đi theo tôi!
An-cốp-xcai-a cầm lấy tay tôi lôi ra khỏi phòng. Ả bảo tôi
lên ô tô và lái thẳng đến nghĩa trang.
Xưa nay nghĩa trang của thành phố Ri-ga vẫn được coi là một
thắng cảnh. Công trình kiến trúc ở đây công phu và tráng lệ như một viện bảo
tàng. Khắp nơi nhan nhản những bia kỷ niệm, những tượng đá cao... Đây là nơi
yên nghỉ cuối cùng của bao thế hệ...
Một lối đi rải sỏi thẳng tắp, hai bên hoa cỏ xanh tươi. Theo
đường đó An-cốp-xcai-a dắt tôi qua những ngôi mộ xinh xắn xây bằng cẩm thạch
hay đá hoa cương, qua những thập tự trắng xóa và dừng lại trước một ngôi mộ mới,
sơ sài.
-- Trông đấy!
Tôi thản nhiên nhìn nấm đất vuông vắn, cỏ xanh chưa phủ kín,
ngắm tấm bia bằng cương thạch màu hồng, những bông hoa dại mọc chen dưới chân
bia rồi nhún vai. Ả cáu tiết lườm tôi:
-- Ủa, anh này như người rừng ấy! Đọc dòng chữ này xem.
Tôi cúi xuống đọc dòng chữ khắc trên bia: "THIẾU TÁ
AN-ĐRÂY SE-MEN-NÔ-VÍT MA-CA-RỐP 23-1-1912 -- 22-5-1941".
Ồ hay, lạ chửa... Té ra tôi đang đứng bên mộ mình. Tôi lạnh
toát người, đầu óc choáng váng, tim đau nhói như bị ai đâm...
Nét mặt An-cốp-xcai-a vẫn lạnh lùng:
-- Chắc bây giờ anh mới chịu tin rằng thiếu tá Ma-ca-rốp đã
yên giấc ngàn thu. Người kỵ mã đã bị hất ngã khỏi yên ngựa. Nhưng hắn còn sống.
Do đó hắn cần phải tìm con ngựa khác. Trên đời này không còn bóng dáng thiếu tá
Ma-ca-rốp nữa mà chỉ còn đại úy Blây. Cho nên anh hãy cam chịu số trời vậy.
Tôi cau mày:
-- Nhưng nếu Blây muốn hiện nguyên hình thành Ma-ca-rốp.
-- Thì người ta sẽ chôn hắn lần thứ hai. Anh chỉ cần đặt
chân về đến hàng ngũ Hồng quân thì lập tức chúng tôi sẽ tung tin rằng anh chính
là Blây chứ không phải Ma-ca-rốp. Chúng tôi sẽ cho họ biết Blây đã giết Ma-ca-rốp
và đội lốt Ma-ca-rốp để hoạt động gián điệp. Họ chẳng ngần ngại gì mà không xử
tử anh ngay. Thời buổi chiến tranh bận rộn này ai hơi đâu mà điều tra lôi thôi
dềnh dàng.
Chà, bọn gián điệp của các nước tư bản tính toán xảo trá,
chi li thật. Tuy nhiên chúng còn nhầm một điều: chúng không hiểu nổi con người
mà chúng âm mưu hãm hại... Cần phải lợi dụng chỗ sơ hở đó.
Tôi thơ thẩn cúi đầu, rời khỏi nấm mộ mình. An-cốp-xcai-a lặng
lẽ bước theo.
Khi ô tô đỗ trước cửa nhà, ả đặt nhẹ bàn tay lên tay tôi, dịu
dàng an ủi:
-- Không sao đâu Béc-din ạ. Cuộc sống đã hất anh ra khỏi yên
cương, nhưng anh là con người sắt đá, rồi anh tất tìm ra địa vị mới của mình
trong xã hội. Thua keo này bày keo khác, lo gì.
An-cốp-xcai-a không khỏi mừng thầm là đã cho tôi đo ván. Tôi
không muốn làm ả cụt hứng nên chỉ đáp lại cộc lốc:
-- Mặc xác tôi. Xin bà để cho tôi yên.
Ả gật đầu và lái xe đi thẳng. Tôi vào nhà ngồi yên, moi óc để
tìm cách bắt liên lạc với ta.
Nhưng ai biết được nhiều việc đột ngột đang chờ tôi...
--------------------------------------------------------------
¹ Cơ quan tình báo của nước Nhật.
Chương trước Chương sau
chiếc khuy đong
chiếc khuy đong
1001 truyện trinh thám tuyệt hay
Gồm “Chiếc Nhẫn Tình Cờ-Những Người Thích Đùa-Pháo Đài Số- Sherlock homes-Điệp Vụ Bí Ẩn-Chinh Đông Chinh Tây-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân-Xâu Chuỗi Ngọc Trai-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-Chuến Tàu 16 Giờ 50-Trại Giam Địa Ngục-Nnghinf Lẻ Một Đêm-Rừng Thẳm Tuyết Dày-Nam Tước Phôn gôn Rinh-xâu chuôi ngoc trai cái kính chiếc khuy đong
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
VV…” https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
TRUYEN TRINH THÁM
“Chiếc Nhẫn Tình Cờ
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Pháo Đài Số
nhưng điêp vu bi ân
nhưng ngươi yhichs đùa
chinh tây
an mang đêm cuoi năm
-Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân
-Xâu Chuỗi Ngọc Trai
-Sự Thật Đàng Sau Cái Chết
-Vụ giết Người Trên Sân Gôn-
Chuến Tàu 16 Giờ 50
-Trại Giam Địa Ngục1
-Nnghinf Lẻ Một Đêm
nghin le mot đêm 1-10
-Rừng Thẳm Tuyết Dày
-Nam Tước Phôn gôn Rinh
xâu chuôi ngoc trai
Chuyến tàu 16 giờ 50
chiếc khuy đong
cái kính
VV…”
https://nhathongnguyen.blogspot.com/2019/01/truyen-trinh-tham.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]